Nếu tổ tiên của bạn là những người ăn chay mà bạn ăn thịt, bạn có thể có nhiều khả năng bị mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

05 Tháng Tư 201618:04(Xem: 5429)

NẾU TỔ TIÊN CỦA BẠN LÀ NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY
MÀ BẠN ĂN THỊT, BẠN CÓ THỂ CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG
BỊ MẮC BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TIM MẠCH
Nicole Morley for Metro.co.uk | Tường Anh chuyển ngữ

an chayNhững người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.

Nghiên cứu này cung cấp công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tiến hoá đã phát hiện ra tần suất biến đổi gen cao hơn (trong cơ thể) trong một vùng dân số mà chủ yếu là người ăn chay tại thành phố Pune, Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh nhóm những người ăn chay trường ở Pune, Ấn Độ với những người Mỹ ăn thịt ở Kansas. Bằng cách dùng dữ liệu từ 1000 Dự Án Bộ Gen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện chứng cứ rằng chế độ ăn chay qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến tần suất biến đổi gen cao hơn trong cộng đồng dân cư (ăn chay) ở Ấn Độ.

Sự đột biến thay đổi trong chất liệu di truyền ADN của một tế bào (gọi là rs66698963 và được tìm thấy trong gen FADS2) là việc chèn thêm vào hoặc xóa đi trình tự của ADN mà điều chỉnh sự hiển thị của hai gen FADS1 và FADS2. 

Hai gen này là những gen chủ yếu trong việc tạo các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (long chain polyunsaturated fats).

Trong số các chất béo chuỗi dài, acid arachidonic là mục tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp dược vì nó là thủ phạm chính cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại tràng và nhiều bệnh trạng khác liên quan đến viêm nhiễm.

Điều trị cho những người theo dữ kiện họ có mang 0, 1 hay 2 bản sao chèn thêm vào có thể là một xem xét quan trọng trong việc cho thuốc kê toa và dinh dưỡng.

Biến đổi chèn thêm (trình tự của ADN) này có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư chủ yếu ăn các thực phẩm chay và có thể là dân cư không có các chế độ ăn giàu chất béo không no đa nguyên polyunsaturated fats như cá béo.

Lý thú là việc xóa (trình tự của ADN) có thể thích nghi trong cộng đồng dân cư dựa trên chế độ ăn đồ biển như người ở Greenland, người Inuit.

Điều đó có nghĩa là gì?

Nói đơn giản, các chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không có thịt qua một số thế hệ sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến việc ăn thịt (như bệnh tim mạch và ung thư). Nhưng ngay khi bạn bắt đầu dùng sản phẩm động vật, bạn phá hỏng công việc khó khăn mà tổ tiên bạn đã làm để bảo vệ sức khỏe của bạn. 

Các tác giả nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi thêm dân cư trên khắp thế giới để hiểu thêm về các biến đổi và các gen này như là các tác nhân tạo ra di truyền về nguy cơ bệnh tật.

Tiến sỹ Tom Brenna và Tiến sỹ Kumar Kothapalli, hai người chỉ đạo nghiên cứu đã phát biểu: ‘Với một ít thực phẩm động vật trong chế độ ăn, các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (the long chain polyunsaturated fatty acids) phải được chuyển hóa từ các tiền thân PUFA từ thực vật.

Nhu cầu acid arachidonic, cũng như EPA và DHA omega-3 về mặt sinh lý học ở những người ăn chay có khả năng có các di truyền có lợi trong việc hỗ trợ việc tổng hợp các chất chuyển hóa thiết yếu này có hiệu quả.  

“Những thay đổi về cân bằng omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn có thể góp phần vào việc gia tăng bệnh mãn tính được thấy tại một số nước đang phát triển.’

Một người chỉ đạo khác về nghiên cứu, Tiến Sỹ Alon Keinan đã phát biểu đó là một trường hợp rất đáng chú ý về sự thích nghi cục bộ.

Ông nói: ‘Vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự điều chỉnh gần đây trong lĩnh vực này về bộ gen. Phân tích của chúng tôi chỉ cho thấy cả hai nghiên cứu trước đây và các kết quả của chúng tôi hướng đến bởi việc cùng chèn thêm vào một mảnh nhỏ ADN, một việc chèn vào có một chức năng như đã biết.

‘Chúng tôi đã chỉ cho thấy việc chèn vào này là thích nghi, vì lý do tần suất cao, ở Ấn Độ và một số cư dân Châu Phi, là những người ăn chay.

‘Tuy nhiên, khi nó đến với người Inut ở Greenland, nơi có chế độ ăn đồ biển, nó trở nên thích nghi không tốt.

Nghiên cứu đã được công bố trên nhật báo Sinh Học Phân Tử và Tiến Hóa (Molecular Biology and Evolution)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11274)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5474)
Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8349)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 5685)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế "Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới" vừa được tổ chức tại TP HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 8808)
Bạn muốn cắt bỏ cà phê mỗi buổi sáng? Một ly nước nóng với nước cốt chanh tươi là một sự thay thế lý tưởng mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng uống mỗi ngày - và nó không chỉ vì hương thơm của chanh! Dưới đây là bốn lý do đáng thuyết phục:
22 Tháng Tư 2015(Xem: 11699)
Bản tin cho những người ăn chay: Cuối năm 2014, người dân tỉnh Long An xôn xao bàn tán về việc nông dân rủ nhau trồng nấm bằng bông gòn phế thải thay cho trồng nấm bằng rơm để tăng thu nhập gia đình. “Thấy nhiều hộ dân nhập bông gòn phế thải về làm nấm, những ngày đầu, bà con chung xóm sợ mất vệ sinh.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 4946)
Nằm trong ngõ 76, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chay Phước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm này là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên).
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 8712)
Nghệ là một gia vị khá phổ biến với nhiều công dụng trị bệnh quan trọng. Nghệ được dùng để làm dịu chứng ợ nóng hoặc các bất ổn của dạ dày, giúp giảm nguy cơ đau tim, làm chậm sự phát triển của tiểu đường, có tác dụng chống ung thư, giúp bảo vệ não và giảm đau khớp.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 8426)
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thảo luận, phân tích và đánh giá các khảo cứu khoa học liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng của chế độ ăn chay, vào tháng 7 năm 2009, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (the American Dietetic Association) một tổ chức lớn nhất trên thế giới kết hợp những chuyên gia thượng thặng về thực phẩm và dinh dưỡng, đã công bố một bài xác định quan điểm của họ về chế độ ăn chay, bao gồm cả thuần chay. Bản dịch Việt và nguyên bản tiếng Anh đính kèm như sau: