Nếu tổ tiên của bạn là những người ăn chay mà bạn ăn thịt, bạn có thể có nhiều khả năng bị mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

05 Tháng Tư 201618:04(Xem: 5479)

NẾU TỔ TIÊN CỦA BẠN LÀ NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY
MÀ BẠN ĂN THỊT, BẠN CÓ THỂ CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG
BỊ MẮC BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TIM MẠCH
Nicole Morley for Metro.co.uk | Tường Anh chuyển ngữ

an chayNhững người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.

Nghiên cứu này cung cấp công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tiến hoá đã phát hiện ra tần suất biến đổi gen cao hơn (trong cơ thể) trong một vùng dân số mà chủ yếu là người ăn chay tại thành phố Pune, Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh nhóm những người ăn chay trường ở Pune, Ấn Độ với những người Mỹ ăn thịt ở Kansas. Bằng cách dùng dữ liệu từ 1000 Dự Án Bộ Gen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện chứng cứ rằng chế độ ăn chay qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến tần suất biến đổi gen cao hơn trong cộng đồng dân cư (ăn chay) ở Ấn Độ.

Sự đột biến thay đổi trong chất liệu di truyền ADN của một tế bào (gọi là rs66698963 và được tìm thấy trong gen FADS2) là việc chèn thêm vào hoặc xóa đi trình tự của ADN mà điều chỉnh sự hiển thị của hai gen FADS1 và FADS2. 

Hai gen này là những gen chủ yếu trong việc tạo các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (long chain polyunsaturated fats).

Trong số các chất béo chuỗi dài, acid arachidonic là mục tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp dược vì nó là thủ phạm chính cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại tràng và nhiều bệnh trạng khác liên quan đến viêm nhiễm.

Điều trị cho những người theo dữ kiện họ có mang 0, 1 hay 2 bản sao chèn thêm vào có thể là một xem xét quan trọng trong việc cho thuốc kê toa và dinh dưỡng.

Biến đổi chèn thêm (trình tự của ADN) này có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư chủ yếu ăn các thực phẩm chay và có thể là dân cư không có các chế độ ăn giàu chất béo không no đa nguyên polyunsaturated fats như cá béo.

Lý thú là việc xóa (trình tự của ADN) có thể thích nghi trong cộng đồng dân cư dựa trên chế độ ăn đồ biển như người ở Greenland, người Inuit.

Điều đó có nghĩa là gì?

Nói đơn giản, các chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không có thịt qua một số thế hệ sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến việc ăn thịt (như bệnh tim mạch và ung thư). Nhưng ngay khi bạn bắt đầu dùng sản phẩm động vật, bạn phá hỏng công việc khó khăn mà tổ tiên bạn đã làm để bảo vệ sức khỏe của bạn. 

Các tác giả nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi thêm dân cư trên khắp thế giới để hiểu thêm về các biến đổi và các gen này như là các tác nhân tạo ra di truyền về nguy cơ bệnh tật.

Tiến sỹ Tom Brenna và Tiến sỹ Kumar Kothapalli, hai người chỉ đạo nghiên cứu đã phát biểu: ‘Với một ít thực phẩm động vật trong chế độ ăn, các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (the long chain polyunsaturated fatty acids) phải được chuyển hóa từ các tiền thân PUFA từ thực vật.

Nhu cầu acid arachidonic, cũng như EPA và DHA omega-3 về mặt sinh lý học ở những người ăn chay có khả năng có các di truyền có lợi trong việc hỗ trợ việc tổng hợp các chất chuyển hóa thiết yếu này có hiệu quả.  

“Những thay đổi về cân bằng omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn có thể góp phần vào việc gia tăng bệnh mãn tính được thấy tại một số nước đang phát triển.’

Một người chỉ đạo khác về nghiên cứu, Tiến Sỹ Alon Keinan đã phát biểu đó là một trường hợp rất đáng chú ý về sự thích nghi cục bộ.

Ông nói: ‘Vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự điều chỉnh gần đây trong lĩnh vực này về bộ gen. Phân tích của chúng tôi chỉ cho thấy cả hai nghiên cứu trước đây và các kết quả của chúng tôi hướng đến bởi việc cùng chèn thêm vào một mảnh nhỏ ADN, một việc chèn vào có một chức năng như đã biết.

‘Chúng tôi đã chỉ cho thấy việc chèn vào này là thích nghi, vì lý do tần suất cao, ở Ấn Độ và một số cư dân Châu Phi, là những người ăn chay.

‘Tuy nhiên, khi nó đến với người Inut ở Greenland, nơi có chế độ ăn đồ biển, nó trở nên thích nghi không tốt.

Nghiên cứu đã được công bố trên nhật báo Sinh Học Phân Tử và Tiến Hóa (Molecular Biology and Evolution)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8208)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13237)
EARTHLINGS là một bộ phim tài liệu được thắng giải, nói về sự đau khổ của loài vật khi bị sử dụng làm thức ăn, quần áo, thú nuôi, giải trí và nghiên cứu khoa học.Bộ phim do tài tử được đề nghị giải Oscar là Joaquin Phoenix thuyết minh, nhạc do Moby, ca nhạc sĩ có số đĩa bán chạy thuộc hạng bạch kim [hơn 1 triệu đĩa]. Tuy ban đầu phim này không được các nhà phân phối để ý, ngày nay EARTHLINGS được các tổ chức trên thế giới xem là một bộ phim tranh đấu cho quyền lợi loài vật đầy giá trị.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9264)
Những lập luận đạo đức liên quan đến việc phân phối lương thực toàn cầu và quyền lợi động vật (đặc biệt là liên quan đến xí nghiệp chăn nuôi) đủ mạnh để mọi người xét lại chế độ ăn uống của họ và xem thực phẩm của họ đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta sẽ ăn chúng ta trong thế kỷ 21 khi dân số của Trái đất có thể sẽ là 9 tỷ vào năm 2050?
07 Tháng Chín 2014(Xem: 6397)
Ngày nay, người trẻ tự nguyện ăn chay và chọn thực phẩm chay làm bữa ăn bình thường ngày một nhiều. Ăn chay theo tinh thần Phật giáo là như thế nào? Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm chay ra sao? Cách chế biến món ăn chay như thế nào để vừa có bữa ăn ngon vừa bảo đảm dinh dưỡng?….Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của “Sứ giả văn hóa ẩm thực Huế”Hồ Hoàng Anh cùng quý độc giả.
06 Tháng Chín 2014(Xem: 5691)
Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doang chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế?
01 Tháng Chín 2014(Xem: 9115)
26 Tháng Tám 2014(Xem: 12204)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh, củ cải Thụy Sĩ, collard, cải xoăn, kale, bob choy, water cress và các loại rau lá xanh khác. Chúng là thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn hàng ngày.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 10351)
Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 không có tác dụng giảm nguy cơ đối với các bệnh tim mạch.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 16150)
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10077)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.