Milk Thistle(cây Ké Sữa) Trần Anh Kiệt Chuyển Ngữ (Trích Dịch Từ Nguyên Bản Anh Ngữ Đăng Trên Internet)

03 Tháng Ba 201000:00(Xem: 19177)

Milk Thistle(Cây Ké Sữa) 
Trần Anh Kiệt chuyển ngữ 
(Trích dịch từ nguyên bản Anh ngữ đăng trên Internet)

Hiện nay một số đồng hương chúng ta tại Úc Châu đã sử dụng một loại dược thảo có tên là Milk Thistle để chữa bệnh viêm gan, bệnh ngoài da và bệnh cao mỡ trong máu v.v. Nhưng đây là một loại thảo mộc xa lạ đối với người Việt Nam mình, nên chúng tôi đã sưu tầm tài liệu để quý đồng hương tham khảo hầu phòng tránh những trường hợp bị lạm dụng có thể gây phương hại đến sức khỏe của con người.

Tổng quát:

Milk Thistle có tên khoa học là Silybum Marianum và tên thường gọi là St. Mary‘s Thistle. Vì đây là một loại thảo mộc hiếm thấy tại Việt Nam và cũng không có tên trong sách“Cây Cỏ Việt Nam”  của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, nên chúng tôi tạm dịch là “Cây Ké Sữa”. Loại dược thảo này đã được sử dụng từ thời cổ La-Hy đến nay để chữa trị một số bệnh tật và đặc biệt là các chứng bệnh về gan. Vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, các bác sĩ ở Hoa Kỳ đã dùng hạt của milk thistle để làm giảm chứng sung máu trong gan, tỳ tạng (spleen) và thận. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học bảo rằng một trong những hợp chất của milk thistle (silymarin) có công hiệu mạnh để bảo vệ gan chống lại sự hủy hoại gây ra bởi vi khuẩn, độc tố, rượu và một vài loại thuốc chữa bệnh đau nhức thông thường (như là thuốc acetaminophen, cũng gọi là Paracetamol, Panadol, Panamax, Panadein...) .
Nhiều chuyên gia dược thảo bảo rằng tinh chất (extract) của milk thistle có thể phòng ngừa hoặc chữa trị sự rối loạn chức năng của gan kể cả gan bị nhiễm trùng, gan có mỡ do bởi uống rượu lâu ngày, gan bị hư hoại do bởi dùng thuốc (không theo sự hướng dẫn chín chắn) và chất độc kỹ nghệ như carbon tetrachloride.

Miêu tả

Milk Thistle là một loại cây thiên nhiên và mọc hoang dã ở vùng Địa Trung Hải. Nhưng hiện nay người ta tìm thấy nó mọc khắp nơi trên thế giới. Cây thường sinh trưởng tại những nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời. Cây cao từ 4 đến 10 ft. Lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng. Bông màu đỏ tím. Trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu với nhiều chấm và bóng. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên khi hái nó cần mang bao tay dầy. Tại những khu vực không tìm được Milk Thistle mọc hoang dã, người ta có thể trồng nó bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Milk thistle rất dễ trồng và thời gian thu hoạch không tới 1 năm. Ở Sydney và vùng phụ cận thuộc tiểu bang New South Wales, milk thistle mọc hoang dã trong các đồng cỏ, sân cỏ ở sau nhà. Đây là loại thảo mọc có hoa phát tán. Nó héo khô vào mùa thu và mùa đông. Bông hoa của nó bay theo gió đi khắp nơi và sau cùng rơi xuống mặt đất. Đến mùa xuân nó sẽ mọc thành cây con. Nhiều người rất ghét nó nên cố gắng tiêu diệt, nhưng một thời gian sau, nó lại mọc trở lại do chính hạt của nó từ xa bay đến.

Trường hợp bị ngộ độc nấm.

Milk Thistle có thể dùng để phòng ngừa hoặc chữa trị các trường hợp bị ngộ độc nấm (amanita phalloides). Thí nghiệm chứng minh tinh chất của milk thistle chữa khỏi hoàn toàn trường hợp bị ngộ độc do bởi ăn phải nấm độc trong vòng 10 phút trở lại. Nếu chữa trị trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì thảo dược này có thể giảm thiểu tỷ lệ bị hư gan và tử vong một cách đáng kể.

Bệnh viêm gan vì uống rượu

Một cuộc duyệt xét của các cơ quan nghiên cứu về Sức khỏe và lượng giá phẩm chất ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đối với 16 báo cáo nghiên cứu về việc dùng Milk thistle để chữa các chứng viêm gan khác nhau. Một loại tinh chất thảo dược milk thistle của Âu Châu được coi là đúng tiêu chuẩn đã được sử dụng trong các thí nghiệm này.

Vấn đề khó khăn là có rất ít bệnh nhân tình nguyện tham gia, nguyên nhân khác nhau gây ra các chứng viêm gan, liều lượng khác nhau và thời gian chữa trị cũng kéo dài khác nhau. Cho nên họ rất khó đúc kết hiệu quả của nó một cách chắc chắn. Tuy nhiên 5 trong số 7 đề tài nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng Milk thistle có khả năng vãn hồi các chức năng của gan đối với những bệnh nhân viêm gan do bởi uống rượu. Loại viêm gan này tương đối nhẹ hơn nên việc chữa trị có kết quả nhanh chóng và khả quan hơn. Thảo dược này không có hiệu dụng đối với các chứng viêm gan trầm trọng như bệnh xơ gan (cirrhosis). Đây là chứng viêm gan kinh niên và đáng sợ, khó chữa trị nhất. Chứng bệnh này được coi như như giai đoạn cuối cùng của bệnh viêm gan. Mặc dầu Milk thistle được phổ biến rộng rãi như là thuốc chữa trị bệnh viêm gan rất công hiệu (đặc biệt là viêm gan C), nhưng kết quả thí nghiệm trên 4 loại vi khuẩn bệnh gan không thực sự hiệu nghiệm như nhau. Một số trường hợp chữa trị có kết quả, còn một số thì không thấy tiến bộ gì. Chưa thấy có thí nghiệm nào đã so sánh milk thistle can dự một cách hiệu quả vào thuốc chữa bệnh viêm gan gây ra bởi vi khuẩn. (Mặc dầu từ xưa tới nay, người Tây Phương đã coi thuốc này như thần dược chữa trị bệnh gan).

Bệnh ung thư

Những cuộc nghiên cứu đầu tiên cho rằng các nguyên tố trong milk thistle có khả năng chống trả lại bệnh ung thư. Trong số đó có một nguyên tố mạnh mẽ nhất có tên là silymarin chứa rất nhiều chất antioxidant, nó trấn áp được sự phát triển của các tế bào ung thư trong ống nghiệm như là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nhũ hoa và đốt xương sống cổ. Người ta cũng còn cần thí nghiệm thêm nữa để xem milk thistle có phải là một thứ dược chất an toàn và công hiệu thực sự trên cơ thể của con người đối với các chứng ung thư vừa kể hay không?

Bệnh cao mỡ

Khi thí nghiệm trên cơ thể của loài vật, người ta khám phá thấy chất silymarin của milk thistle cũng công hiệu như các chất thuốc làm giảm mỡ trong máu. Nó làm tăng chất HDL cholesterol (một loại cholesterol tốt để giảm máu mỡ). Nhưng công hiệu này còn cần phải thí nghhiệm thêm nhiều lần nữa mới dám kết luận chắc chắn.

Những dược chất trong cây milk thistle

Dược chất công hiệu nhất trong cây milk thistle là Silymarin có khả năng che chở gan của con người chống lại một số bệnh tật. Chất này gồm một nhóm hỗn hợp gọi là flavonolignands giúp gan sửa chữa lại các tế bào bị hư hoại vì rượu và các độc tố khác. Silymarin cũng giúp tế bào gan tránh khỏi bị tiêu diệt bởi bệnh viêm gan và chất antioxidant trong milk thistle có công hiệu chữa bệnh rất mạnh mẽ.

Phần lớn những sản phẩm của milk thistle được bào chế đúng tiêu chuẩn và tinh chất của nó được trích ra từ hạt và trái chứa vào khoảng 70 đến 80 phần trăm chất flavonolignands (silibinin, silycristin và silydanin) mà tên gọi thông thường là silymarin.

Milk Thistle dưới hình thức dược phẩm đặc chế

Ngoài cách sắc uống như thuốc Nam hay thuốc Bắc, hiện nay milk thistle đã được các hãng dược phẩm bào chế bằng phương pháp kỹ nghệ và được trình bày dưới dạng viên nan (capsules), chất lỏng, chất hòa tan trong rượu (tincture) và cách dùng được chỉ dẫn trong toa kèm theo hộp thuốc. Tại Úc Châu, dược phẩm này được bào chế và bày bán hợp pháp trong các nhà thuốc tây và các tiệm bán thực phẩm bồi dưỡng (health food shops) . Một số dược phẩm thường thấy nhất thuộc lọai này có tên là Liver Protector tablets (Ingredient: Milk Thistle).

Liều lượng:

Đối với người lớn có trọng lượng trung bình 70 kg và trẻ con trung bình có trọng lượng 25 kg thì liều dùng của trẻ con bằng 1/3 liều dùng của người lớn.
Liều dùng của người lớn từ 12 đến 15g (200 đến 400mg silymarin) mỗi ngày. hoặc Silymarin-phosphatidylcholine hỗn hợp, uống mỗi lần từ 100 đến 200mg và mỗi ngày uống hai lần. . Để phòng ngừa bệnh viêm gan, uống 120mg silymarine (khoảng 2 capsules) .Mỗi ngày 2 lần.

Trị bệnh viêm gan, mỗi lần uống 120mg và mỗi ngày uống 3 lần. Dung dịch Silymarin càng đậm đặc thì càng công hiệu và dễ hấp thụ vào máu.

Lưu ý khi sử dụng

Sử dụng milk thistle cũng có thể xảy ra những phản ứng phu.Tuy rất hiếm, nhưng những triệu chứng của phản ứng thường thấy là nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh, nhưng hai trường hợp sau cùng này rất hiếm thấy xảy ra.

Milk thistle có chức năng bảo vệ gan chống lại các độc tố xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, nên cũng có thể làm mất công hiệu của một số thuốc chữa bệnh như là:

  • Antipsichotic: gồm các loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia)
  • Phenytoin: gồm các loại thuốc trị bệnh ngất xỉu
  • Halothane: gồm các loại thuốc tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).

Milk thistle có khả năng làm gia tăng công hiệu của thuốc chỉ thống Aspirin đối với chuột trong khi thí nghiệm chữa trị bệnh xơ gan.

Hãy Thận Trọng: Những phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú không nên sử dụng milk thistle.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 5196)
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua.
10 Tháng Chín 2015(Xem: 6924)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
07 Tháng Chín 2015(Xem: 6159)
Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 10473)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) số 10, tháng 3 và 4, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật", có một bài ngắn của nữ ký giả Suzanne Dellavoy phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoché, từng bị cầm tù và tra tấn bởi quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 9094)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
21 Tháng Tám 2015(Xem: 8905)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8331)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8348)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13232)
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10782)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: