Làm Sao Biết Có Kiếp Trước Kiếp Sau - Thích Trí Siêu

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 30323)

LÀM SAO BIẾT
CÓ KIẾP TRƯỚC KIẾP SAU
Thích Trí Siêu

Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.


Đa số con người đều rơi vào hai loại chấp:


1) chấp thường: tin rằng sau khi chết thì linh hồn còn hoài, hoặc xuống địa ngục bị trừng phạt đời đời, hoặc lên thiên đàng hưởng phước đời đời. Trong trường hợp này họ vô tình chấp nhận là có kiếp sau.

2) chấp đoạn: tin rằng sau khi chết là hết, không còn gì hết.

 
Đối với hai hạng người chấp như trên thì rất khó nói cho họ hiểu, bởi vì trong tâm của họ đã đóng khung và tin chắc như vậy rồi, giống như một cái ly úp ngược thì dù cố gắng đổ bao nhiêu nước cũng không vào được.

Vì không có thiên nhãn hay thần nhãn nên chúng ta có thể tạm dùng lý trí mà suy luận ra. Hãy lấy thí dụ, làm sao biết được có vi trùng, vi khuẩn? Mắt thường làm sao thấy được? Nếu mắt không thấy thì làm sao lại tin là có? Đa số đều tin có vi trùng, kể cả những trẻ nhỏ mới biết đọc biết viết. Người thường như chúng ta không trông thấy vi trùng nhưng các bác sĩ, bác học với kính hiển vi họ thấy vi trùng một cách rõ ràng và đối với họ, có vi trùng là một sự thật hiển nhiên chứ không còn là một niềm tin nữa. Khi chúng ta bị bệnh đi nhà thương nghe bác sĩ nói ta bị nhiễm vi trùng này,vi trùng kia là chúng ta tin liền. Tại sao không thấy mà tin? Bởi vì do suy luận hợp lý mà tin. Ta tin bác sĩ là người có học thức đàng hoàng, khổ nhọc nghiên cứu học hỏi trên dưới 10 năm mới ra trường. Hơn nữa ông ta hơi đâu mà đi lừa ta làm gì? Ông ta nói vi trùng nào cũng được, miễn sao cho ta thuốc uống hết bệnh là được rồi.

Tại sao mắt ta không thấy vi trùng mà vẫn tin? Tại sao ta không biết trong thuốc có những hóa chất gì mà lại tin là uống vào sẽ hết bệnh? Nếu ta muốn thấy tận mắt vi trùng thì phải vào các phòng thí nghiệm dí mắt vào ống kính hiển vi. Nếu ta muốn biết những hóa chất của thuốc tây thì phải chịu khó vào đại học vài năm để học y khoa hay dược khoa thì mới biết được những hoá chất hay dược liệu đó là gì, có công năng gì, do những phản ứng hóa học nào tạo ra, v.v... 

Cũng vậy, nếu muốn thấy được kiếp trước hay kiếp sau thì ta cũng phải chịu khó tu tập thiền định để chứng được thiên nhãn thông hoặc túc mạng thông. Đức Phật nhờ tu hành đắc đạo nên có thiên nhãn thông, túc mạng thông thấy được vô số kiếp quá khứ của mình và của người khác giống như người có máy video thâu được hình ảnh của mình và người. Điều cần nhấn mạnh là những đệ tử của ngài cũng chứng được và thấy được kiếp trước của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, đệ tử của ngài là những bậc thánh tăng A la Hán, không còn phiền não ô nhiễm, đều chứng được thiên nhãn thông và túc mạng thông. Là Phật tử, tuy nhục nhãn còn bị che lấp bởi vô minh phiền não nhưng chúng ta vẫn có thể tin lời các ngài là có kiếp trước kiếp sau, giống như chúng ta đang tin bác sĩ nói có vi trùng vậy.


Tại sao chúng ta không thấy được ngày hôm qua mà lại tin là có ngày hôm qua? Ta biết được có ngày hôm qua là nhờ ký ức. Qua một đêm ngủ thời gian không đủ dài để xóa mờ trí nhớ nên ta mới nhớ lại được. Nhưng làm sao ta nhớ lại được chính xác ta đã làm gì, nói gì, đi đâu với ai, chỗ nào 10, 20 năm về trước? Nếu không nhớ nổi việc cũ ngay trong kiếp này thì qua một lần chết và tái sinh, trải qua một thân ngũ uẩn khác (ví như một màn sương mù dày đặc) làm sao ta có thể nhớ lại được kiếp trước? Một người bị mổ tim hay mổ óc, bị chích thuốc mê, sau khi tỉnh dậy nhiều khi phải mất vài ngày mới hoàn hồn nhớ lại được mình là ai, đang ở đâu. Chưa kể những người bị bệnh Alzheimer hoàn toàn mất hết trí nhớ, đối với những người này thì ngày hôm qua còn không có huống chi năm trước hay kiếp trước. Với kỹ thuật văn minh hiện đại, chúng ta có thể chụp hình với máy ảnh hoặc thu hình với máy video. Những gì chúng ta đã chụp hoặc thu hình từ mười năm trước, hôm nay tuy không thấy, không nhớ, nhưng nếu cần thì chúng ta vẫn có thể lấy ra xem lại được vì tất cả hình ảnh đã được thâu vào băng video. Cũng vậy tất cả những gì chúng ta đã làm, đã sống đều được thu vào tâm thức. Tâm thức là một kho tàng chứa tất cả những kiếp sống của ta, trong Duy thức Học gọi là Tàng thức hay A lại Da (Alaya) thức. Người nào có khả năng đi vào vùng sâu thẳm của tâm (tức Tàng thức) thì có thể thấy lại hết những kiếp sống quá khứ của mình. Muốn đạt được khả năng này thì phải tu tập thiền định, hoặc ngày nay với phương pháp thôi miên (hypnotisme) người ta có thể trở lui về quá khứ hoặc kiếp này, hoặc nhiều lắm là một vài kiếp trước như trường hợp của ông Edgar Cayce. Chuyện tin có kiếp trước là một chuyện hiển nhiên đối với dân Tây Tạng, bởi vì các Lạt ma cao cấp, sau khi chết và tái sinh các ngài đều nhớ được kiếp trước của mình, đã từng là ai, ở đâu, sống trong tu viện nào, và nhận diện ra các đệ tử cũ của mình. 


Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển. Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến. Vì vậy một người thông minh nên có tinh thần cởi mở để học hỏi và khám phá ra những điều mới lạ, thay vì cố chấp khép tâm lại, chỉ tin những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được.

Thích Trí Siêu
Nguồn: trisieu.free.fr


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7121)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6659)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5731)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6455)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10080)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11979)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 14969)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6288)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5968)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10439)