Bệnh Tật Là Một Ân Sủng Chân Pháp Đăng

07 Tháng Hai 201300:00(Xem: 22301)

BỆNH TẬT LÀ MỘT ÂN SỦNG
Chân Pháp Đăng


Anh không chết đâu!

- Anh Lang ơi! Anh hãy cố gắng lên nhé. Anh về với Sư Ông và tăng thân. Anh nhớ tu tập để vượt qua giai đoạn sinh tử này. Đó là lời từ giả của Nguyễn thị Nắng Mai, em của Lang qua điện thoại.

- Vâng! Em đừng lo! Tuy nhiên, anh sẽ nhớ lời em. Anh sẽ sống mãi và sẽ trở về quê hương.

Nắng mai thầm thì:

- Mong gặp lại anh ở Lang Mai.

- Chắc chắn thế! Anh không chết đâu!

 Lang lên tiếng trả lời điện thoại trong lúc nhìn các bác Phật tử đang rưng rưng nước mắt tiễn đưa, rồi Lang nhẹ nhàng an ủi:

- Các cô, các bác kính thương! Thế nào thầy cũng sẽ lành bệnh và trở về với tăng thân Huế. Các cô, các bác đừng khóc nữa.

 Hôm ấy có vài chục người có mặt tại phi trường: gồm các thầy Từ Hiếu, các sư em Diệu Trạm và các cô bác trong đạo tràng tổ đình Từ Hiếu. Các bác đã biết tin Lang bệnh nặng trong buổi giảng hai hôm trước.

 Quý thầy mời Lang nói pháp thoại trước khi rời chùa tổ. Lang ngần ngại vì chưa biết mình có đủ sức hay không. Lang chỉ mới xuất viện hơn tám ngày và mới được ăn cháo có hai ngày. Tuy nhiên, biết bao nhiêu tình cảm dành cho tăng thân suốt năm qua, Lang đồng ý với quý thầy. Các thầy, các sư cô nghe tin Lang nói pháp, ai ai cũng vui mừng! Sáng chủ nhật ấy, các thầy, các sư cô đến nghe thật đông. Lang nói bài pháp ngắn cho các em Thiện Tài Đồng Tử về hoa. Các em hãy dùng hoa để trang điểm cho cuộc đời. Bàn tay cũng là hoa, vì bàn tay có thể làm ra tình thương. Ánh mắt cũng là hoa, vì cái nhìn làm ra tình thương….

 Các cô bác trong đạo tràng đâu có biết là Lang đã có mặt tại chùa tổ hơn mười ngày, bởi thế sau ngày chánh niệm, họ đến thăm rất đông. Người này thăm hỏi, người kia góp ý, người nọ quan tâm giúp Lang tìm cách điều trị ung thư. Đa số mọi người đều không muốn Lang điều trị bằng hóa chất. Các thầy đến chơi, an ủi, yểm trợ tinh thần, góp ý kiến về phương pháp trị liệu. Anh em nói chuyện, vui đùa, uống trà biểu lộ biết bao là tình. Lang cảm động nhất là ánh mắt và lời nói của thầy Từ Đạo và thầy Từ Hòa biểu hiện đầy sự quan tâm và tình yêu thương.

 Các sư em gái Diệu Trạm và Tây Linh thương Lang không thua gì các thầy, các sư chú ở Từ Hiếu. Mỗi ngày, các em nấu thức ăn thật ngon cho Lang mà Lang đã ăn được gì đâu! Các em hát cho mình nghe. Các em biết mình thích hoa Ti Gôn nên lần nào cũng đem hoa trang hoàng ở phòng của Lang. Hai sư mẹ Đức Nguyên và Thần Nghiêm tổ chức cho Lang ngồi chơi với các sư em. Các sư em nghe tin Lang bệnh nặng, không biết sống được bao lâu nên muốn tạo cơ hội để an ủi Lang. Các sư em mời Lang ăn cơm chiều, và Lang đã hát cho các sư em nghe bài "Ý thức em mặt trời tỏ rạng". Có em hỏi với ánh mắt xót thương:

- Thầy có buồn không?

Lang trả lời:

- Không đâu! Được ngồi với các sư em trong lúc này, sư anh vui lắm!

Một em khác tâm sự:

- Hạnh phúc nào đang có trong lòng thầy?

Lang trả lời:

- Được ngồi bên các sư em. Được nhìn những khuôn mặt tươi sáng tỏa rạng niềm an lạc, thanh thoát từ các sư em là niềm vui của sư anh. Đang còn sống là niềm vui khác.

Một sư em trai tâm sự:

- Sao dạo này sư anh cười hoài. Đúng là có chuyện lớn mới biết rõ sư anh mình.

Một sư em trai khác chia sẻ:

- Bị bệnh ung thư mà thầy thường vui cười suốt thời gian ở chùa tổ, con mới thấy sự tu tập của thầy thật sâu. Chứ gặp người khác thì họ sẽ lo sợ biết chừng nào. Thầy làm cho con có niềm tin nơi đời sống tu tập.

 Sư em có biết không? Khi nghe tin bác sĩ báo mình bị ung thư, Lang hơi trầm lặng một lúc, nhưng sau đó Lang tìm lại niềm vui. Lang thường quán chiếu về phép cửu tưởng, tức là chín giai đoạn tan rã của thể xác, vì thế cho nên Lang chấp nhận cái tin ấy dễ dàng. Lang thấy sống chết đã được ghi rõ ràng trong sách số mạng, xin thêm một phút cũng không được đâu, vì thế mình buồn làm gì cho sầu khổ! Bụt cho mình sống bao nhiêu năm thì mình có cơ hội tu tập và gieo duyên Phật Pháp với mọi người bấy nhiêu. Đời cho mình thêm bao nhiêu ngày thì mình sống vui bấy nhiêu. Sống vui tươi và yêu thương suốt hai mươi năm qua trong lòng tăng thân là quá đủ rồi. Lang thật sự thỏa mãn về đời sống của chính mình.
 Suốt năm qua, Lang ở ẩn một mình nơi hoang đảo, đã có cơ hội tiếp xúc, hòa nhịp, thâm nhập với nắng mai, rừng cây, lá thu, không khí, thiên nhiên và niềm vui ấy không bao giờ mất đi. Có thể, Lang sẽ chết một ngày gần đây nhưng đó chỉ phần thể xác mà thôi. Thân thể sẽ về với cát bụi. Tứ đại về với tứ đại. Còn tâm linh Lang sẽ sống mãi với các sư em, mọi người, thiên nhiên và vũ trụ bao la. Nếu ra đi thì Lang sẽ về với cõi an lành. Tâm thức Lang thì thầm đường nét như thế. Đặc biệt, Lang có niềm tin là mình sẽ lành bệnh. Bụt sẽ độ cho Lang sống mãi.

 Trong cơn đại giải phẫu, tâm Lang thật bình an và sáng suốt! Thân thể có nhiều đau nhức và cơ thể thật tiều tụy bởi Lang nhịn ăn, nhịn uống hơn hai tuần. Gia đình, ai cũng lo lắng cho Lang. Nắng Mai thường có mặt để chăm sóc và cầu nguyện cho Lang.

 Ngày thứ hai sau khi mổ, Nắng Mai đã xuất hiện. Thấy trình trạng của Lang, nắng mai lo lắm. Sự sống của Lang mong manh quá! Hình hài gầy yếu, tàn tạ quá độ. Mai an ủi Lang mà nét mặt lộ rõ sự lo lắng. Bỗng nhiên, Lang mỉm cười:

- Anh không sao đâu, Nắng Mai!

 Ngày thứ ba sau khi mổ, Lang quá yếu. Bác sĩ không để ống dẫn lưu nên dịch và đờm giải ứ đọng trong dạ dày quá tải, làm cho bụng Lang căng lên thật lớn. Lang đau đớn nơi vết mổ và khúc ruột nối. Cuối cùng, bác sĩ phải đặt ống dẫn lưu qua lỗ mũi vào đến dạ dày, vì thế Lang bị ói cả đem. Mỗi lần ói là một đau nhức. Lang vừa đau vừa mất ngủ, do đó thân thể càng thêm tiều tụy. Sáng hôm sau, Nắng Mai vào thăm và hỏi một cách xót xa:

- Anh cảm thấy như thế nào, hở anh!?

Lang trả lời có phần vừa đùa, vừa thương:

- Anh chưa chết đâu em làm cho Nắng Mai bật cười.

 Chết chưa chắc là khổ, sống chưa chắc là vui. Khổ là vì thương tiếc, mất mát, lo sợ. Anh thương cho người ở lại.

 Nắng Mai ơi! Đau nhức trong thân thì không thể nào tránh được, nhưng đau khổ có thể vượt qua. Qua bờ là không có đau khổ bởi cơn đau, mổ xẻ, bệnh tật. Qua sông là không lo, không sợ, bình tĩnh, sáng suốt trong những lúc thử thách này.

 Lang cám ơn biết bao tình thương của gia đình, tăng thân và bạn bè. Tới lúc bệnh nặng, Lang mới thấy tình người có thật trong trái tim mỗi người. Cám ơn những đóa hoa Ti Gôn tươi thắm như tình yêu của mỗi người, tăng thân, bạn bè. Không có tình yêu ấy, khổ đau như thế này không thể nào vượt qua, bởi cơn đau quá lớn mà cũng vì nỗi cô đơn, sợ hãi, lo lắng ở nơi tâm hồn. Vậy, qua sông phải có chiếc đò tâm linh bình lặng và tình thương che chở từ bạn bè, anh em và gia đình.

 

(CÙNG TÁC GIẢ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 5227)
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua.
10 Tháng Chín 2015(Xem: 6964)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
07 Tháng Chín 2015(Xem: 6201)
Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 10847)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) số 10, tháng 3 và 4, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật", có một bài ngắn của nữ ký giả Suzanne Dellavoy phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoché, từng bị cầm tù và tra tấn bởi quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 9217)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
21 Tháng Tám 2015(Xem: 8987)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8393)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8377)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13333)
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10865)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: