Hồng Trần Mấy Kiếp Rong Chơi

08 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 10976)
HỒNG TRẦN MẤY KIẾP RONG CHƠI
Ngoc Hằng

Ở trường học, việc được gặp những nhân vật cấp cao, gặp giám đốc của trường hay là ngay cả gặp trưởng khoa cũng là điều hiếm thấy. Vậy mà trong viện dưỡng lão cao cấp này, những nhân vật nổi tiếng ấy lại vô tình trở thành bệnh nhân của con. Ngoài ra còn có cảnh không thể nào tin được giờ những người ấy về hưu sống ở đây, bệnh tật triền miên, mất trí, trầm cảm cùng những loại bệnh khác của vô thường kéo đến làm cho họ trông thật thảm thương, tội nghiệp. Vì thế mỗi khi khám bệnh, trả lời, lấy máu hay chẩn đoán họ xong, con cũng hốt hoảng khi được giới thiệu về lịch sử của họ.

Những người nổi tiếng,sang trọng, quyền uy tột bực ngày xưa giờ lại là như thế này sao? Mấy mươi năm về trước có bao giờ họ nghĩ đến lúc mình như thế này không? Giờ họ ở đây dù giữa môt viện dưỡng lão hiện đại, sang trọng, nhưng vẫn sống một mình giữa những ngôi nhà lớn. Họ đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn muốn cố gắng sống một mình, tự làm mọi việc, cần lắm họ mới thuê người và tự lo cho cuộc sống của bản thân mình. Tuy nhiên, một số người phải chuyển đến nơi cần có y bác sĩ chăm sóc nếu họ không thể tự mình làm hoặc nếu tâm trí của họ có vấn đề. Nhìn cảnh những người sống ở đây dù là tự lập hay có sự giúp đỡ đều thầy ảm đạm, thương cảm làm sao ấy.

Đi ngang qua phòng ăn trong giờ trưa, những cụ ông cụ bà thiểu não ráng nhai từng muỗng cơm rất tội nghiệp. Đôi khi họ vừa ăn vừa ngủ và chỉ tỉnh dậy ăn tiếp nếu ai nhắc nhở họ. Xung quanh những chiếc ghế sang trọng là một số cụ già đang nằm thất thểu, một số mất trí cuồng loạn nói liên hồi và một số chẳng buồn cử động chẳng thấy một sức sống nào. Cả một màu ủ rũ, ảm đạm bao phủ trên những con người một thời vĩ đại giữa bao nhiêu của cải vật chất, tiện nghi hiện đại thuộc quyền sở hữu của họ nhưng chẳng ai còn có thể biết mình đang tận hưởng và làm gì cả.

Tự nhiên, con lại thấy thương và buồn cười với sự ngược đời. Con người ta phải khổ đau lặn ngụp suốt ngày, hành hạ thân xác của mình để kiếm tìm cho được những thứ ngũ dục thế gian, những vật chất bên ngoài trang hoàng lên cho bản thân mình, để mua vui thoáng chốc với tâm hơn thua và để thỏa mãn chút ham muốn của tâm. Để rồi giờ đây ở những giờ phút cuối đời, bên những tiện nghi ấy cũng vẫn chẳng ham đua, sao mà lại khổ đến vậy.

Những cụ ông cụ bà trong viện dưỡng lão này đã sắp đến ngày lần lượt về bên kia thế giới. Chỉ một làn gió làn suơng vô tình cũng có thể đưa thân trở về cát bụi. Kiếp người thật mong manh nhẹ thoảng bay ngang. Tất cả như một vở tuồng biến chuyển đủ thứ vai, hết vở lại xuống. Còn chăng là những hơi ấm tình thương lan tỏa trên khắp các nẽo đường và giữ tâm mình bất động giữa khổ đau của dòng đời. Một kiếp sống nhẹ tựa lông hồng sa chân biết đến chừng nào mới có thể mong trở lại làm người. Thiên nhiên đẹp như thế nhưng chẳng ai lo chăm giữ vui chơi. Tâm mình đẹp trong thuần khiết với bổn tâm thanh tịnh nhưng chẳng ai muốn giữ lấy chỉ mãi chạy theo ngã trần. Bình yên thanh tịnh sao khó giữ mình giữa chốn trần gian đầy cám dỗ này quá đi thôi.

Nhìn cảnh tượng buồn thương ấy con chỉ biết niệm Phật rồi nhanh chóng mở cửa thoát ra ngoài. Thế giới bên ngoài giữa thiên nhiên cỏ cây mới là nơi con muốn đến. Đường rộng thênh thang, gió thổi qua những rặng cây thêm âm thanh vi vu vui thích. Con ngồi xuống trên băng ghế kế bên vệ đường khuất tầm nhìn ngắm cây xanh và nghe chim hót. Không biết bao nhiêu tiếng chim hót, ve kêu tạo nên một bản hòa nhạc của núi rừng. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” Không, đây là tiếng chim hót giữa rừng cây ở viện dưỡng lão làm tăng thêm chút sinh khí buồn ảm ở đây. Cảnh quá đẹp và hữu tình nhưng chẳng ai dạo bước chỉ mỗi mình con. Thỉnh thoảng lắm mới có một hai người giúp việc hay một ông cụ nào đó đi xe đạp chạy qua cũng ngoái cổ ngước nhìn con một thân đi dạo khi đang mặc trên mình chiếc áo blouse trắng của thầy thuốc. Khung cảnh thật bình an làm tâm con không hề nổi sóng.

Lâu lắm rồi con mới thấy dễ chịu, sảng khoái và thích được ở mãi giữa thiên nhiên như vậy. Dưới chân là hoa nở, cỏ xanh trải thảm ngút ngàn còn trên đầu là cây xanh hòa điệu với biết bao nhiêu tiếng chim hót liên hồi. Chỉ cách nhau một vài con đường và một cánh rừng thì bên ngoài kia là cả một cuộc sống tấp nập, bon chen, ồn ào, mỏi mệt mà đôi khi con cũng dừng lại tự hỏi mình đang chạy đi đâu. Chỉ cách một cánh cửa nhưng bên trong là một sự ảm đạm của những con người một thời quyền uy lỗi lạc. Con ước ao ngày nào mình cũng được sống và đi dạo trong khung cảnh như thế này thì làm sao còn biết đếm tham sân si.

Tiếng chuông từ đâu điểm canh kéo con về với thực tại. Đã đến giờ con phải trở vào tiếp tục vật lộn với bệnh tật, mang lại những gì có thể cho sức khỏe, bình an của bệnh nhân mình. Người sung sướng giàu sang hay nghèo khổ khi thân bệnh đến đều như nhau, đều đau khổ cả. Bao nhiêu năm con đã nhờ thân này bước đi trả nghiệp liệu còn được bao nhiêu lâu nữa thì sẽ được thoát ly lưới trần này. Nghiệp duyên bao phủ hằng sa chỉ mong tịnh tâm để bớt đi phiền muộn và không phải tạo thêm ác nghiệp. Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.

“Xin cho bốn mùa
Đất trời lặng gió
Đường trần con đi
Hoa vàng mấy độ.”

Ngọc Hằng

Người gửi bài: Ngô Đức Cửu




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7119)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6657)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5724)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6443)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10075)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11971)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 14936)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6273)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5960)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10437)