Chết Tốn Bao Nhiêu Tiền ở Việt Nam

19 Tháng Tư 201400:00(Xem: 6545)


Góc khuất kiếm bộn tiền của dịch vụ hỏa táng

Thứ Ba, ngày 24/12/2013 00:05 AM (GMT+7)

Ngày nay, hỏa táng người chết được cho là một hình thức an táng văn minh, tiết kiệm chi phí cho tang chủ. Trong những năm gần đây, số gia đình chọn hình thức hỏa táng khi có người thân mất đi tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, chủ trương thì rất đúng, nhưng liệu có phải, tang chủ nào cũng gặp thuận lợi khi chọn hình thức an táng này hay không thì lại là chuyện khác.

Theo giới thiệu của nhân viên nhà tang lễ thì thủ tục làm lễ hỏa táng khá đơn giản. Gia đình chỉ cần mang giấy chứng tử có dấu xác nhận của chính quyền địa phương hoặc bệnh viện đến là có thể đăng ký thực hiện. Giá cả và tiền dịch vụ sẽ được thỏa thuận theo khung giá chung của nhà tang lễ. Thế nhưng, sự thực lại khác xa lời nhân viên nói.

Tư vấn hoả táng - có như không?

Trong vai người có nhu cầu đặt chỗ để làm lễ hỏa táng cho người quen mất, chúng tôi có mặt tại đài hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) để được tư vấn về các thủ tục cần thiết. Khi có mặt, cũng vừa lúc diễn ra hai đám tang khiến không gian của khu vực đài hóa thân Hoàn Vũ dường như chật lại. Từng dòng người mỗi nơi đổ về ngày càng đông, nét mặt của các tang chủ cùng khách viếng thể hiện nét tôn nghiêm và nuối tiếc khi chuẩn bị tiễn đưa người thân về bên kia thế giới.

Theo quan sát của PV, khuôn viên đài hóa thân khá rộng, được bố trí thành 2 phòng lớn để tang chủ đón tiếp khách cũng vừa là nơi làm lễ truy điệu người đã khuất. Mỗi một đám tang chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút là hoàn tất các thủ tục trước khi đưa xác vào hỏa táng. Sau đó, người nhà tang gia tùy nghi di tản và chờ lấy hài cốt theo nhu cầu, tuân thủ theo các quy định của ban tổ chức lễ tang.

dai_hoa_than_hoan_vu

Đài hoá thân Hoàn Vũ Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Đang lớ ngớ và tỏ ra bị “ngợp” trước độ “hoành tráng” của đài hóa thân Hoàn Vũ, tôi được một chủ quán nước ở khu vực cho biết: “Hôm nay vắng đấy, mọi hôm, cuối giờ chiều vẫn đông nghịt người. Mà chưa hết đâu, vẫn còn vài ba đám nữa đang trên đường xuống. Thế chú là người quen của đám trước hay đám sau?”. Khi biết ý định của khách, người bán nước bật mí: “Trong mấy năm gần đây, số lượng người chọn hình thức hỏa táng ngày càng tăng. Bởi vậy, các dịch vụ ăn theo cũng ngày càng nở rộ. Do đặc thù của hình thức hỏa táng nên các dịch vụ tang lễ ở đây cũng có nhiều điểm khác so với các hình thức an táng khác. Nếu không nắm rõ các quy trình cụ thể, tang chủ không những lúng túng trong xử lý tình huống mà có thể còn mất tiền oan cho các loại “cò” nhà tang lễ.

Theo quan sát của PV, đồ lễ phục vụ cho việc hỏa táng đều được ban tổ chức lễ tang ở đây chuẩn bị rất chu đáo, đáp ứng mọi nhu cầu của tang chủ. Trong phòng dịch vụ không thiếu bất cứ thứ gì từ quan tài, quách, tiểu... cho đến bát hương, nhang đèn. Mỗi thứ đều được niêm yết giá cụ thể với mức cao thấp, khác nhau tùy loại. Tuy nhiên, giá cả ở đây so với giá thị trường lại cao hơn hẳn, có sản phẩm cao hơn mấy chục phần trăm. Đa số người bán nước nơi đây đều khuyên, có thể mua được cái gì ở ngoài thì nên mua vì giá cả ở ngoài vừa rẻ, chất lượng lại chẳng thua kém gì.

Tiếp tục tìm tới phòng ký hợp đồng để hỏi các thủ tục cần thiết, chúng tôi chứng kiến, nhân viên ở đây chăm chú đọc báo, chẳng cần quan tâm xem khách cần gì, khi vừa mở lời thì chị này chặn ngay: “Thế người nhà đã mất chưa”. Nhận được câu trả lời: “Người nhà đang nguy kịch, em đến hỏi cặn kẽ các thủ tục trước” thì chị này nhát gừng: “Thế thì cứ đợi mất đã, sau đó mang ngay giấy báo tử, có dấu xác nhận của chính quyền hoặc bệnh viện tới đây càng sớm càng tốt. Nếu gia đình xem “thầy” thì cứ xem xét cẩn thận rồi đến đây ký hợp đồng”. Nói xong, nữ nhân viên này lại tiếp tục đọc báo, không giải thích gì thêm về các thủ tục cần thiết, công đoạn ra sao. Chưa hiểu sự việc ra sao, chúng tôi tiếp tục hỏi giá cả thì người này hất hàm, ngước mắt nhìn lên tấm bảng chi chít chữ cách đó không xa nhấn mạnh: “Tất cả đều được ghi chép trên đó, cần thì lấy bút ra mà ghi”, vừa dứt lời chị ta lại tiếp tục “cắm mặt” vào tờ báo.

Nhìn vào bảng giá với “ma trận” dịch vụ, các loại sản phẩm phục vụ công tác hỏa táng khiến chúng tôi hoa cả mắt. Muốn hiểu tường tận bảng này, chắc phải mất mấy giờ ghi chép, nhẩm tính, cộng dồn mới có thể áng chừng số tiền mà mỗi gia chủ phải bỏ ra. Từ chỗ là người cần được tư vấn, vậy mà khi tiếp xúc với người của ban tổ chức lễ tang, chúng tôi rơi vào tình trạng hụt hẫng bởi “cần tư vấn mà có cũng như không”. Thử hỏi, với những người có nhu cầu thật sự, trong lúc tang gia bối rối, gặp kiểu tiếp khách, ứng xử như vậy, họ sẽ ra sao khi phía trước là cả chặng đường dài cần phải giải quyết? Đó còn chưa kể tới, khi đề cập tới thủ tục đặt chỗ làm lễ hỏa táng, nhân viên ở đây cho biết: “Anh về xem ngày, chọn giờ trước, sau đó đến đây đặt lịch và thống nhất ngày giờ làm lễ hỏa táng với ban tổ chức. Các thủ tục còn lại, nếu gia đình có nhu cầu, chúng tôi sẽ lo chu đáo tất cả mọi chuyện, gia đình hoàn toàn có thể yên tâm”.

Những khoản phí không niêm yết

Theo chỉ dẫn của nhân viên phòng hợp đồng tang lễ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giá các loại dịch vụ được niêm yết trên bảng giá của đài hóa thân này. Theo đó, có hai loại dịch vụ là dịch vụ trước lễ hỏa táng và dịch vụ sau hỏa táng. Dịch vụ sau hỏa táng được niêm yết khá cẩn thận và chi tiết với đủ các sản phẩm và loại hình khác nhau. Tuy nhiên, dịch vụ trước lễ hỏa táng lại rất sơ sài, chỉ gồm giá hỏa táng và giá thuê xe. Trong khi đó, những khoản phí phát sinh trong quá trình diễn ra lễ tang thực sự rất nhiều và những khoản đó đều không được niêm yết khiến cho nhiều tang chủ hoang mang.

Chị Nguyễn Thị Th. – một “cò” hoả táng người chết trong khu vực cho biết: “Mặc dù hiện nay đài hóa thân Hoàn Vũ đã được tăng cường thêm các lò hỏa táng nhưng vì ngày càng nhiều người chọn hỏa táng nên đôi khi xảy ra tình trạng quá tải. Trong khi đó, tất cả các gia đình đều “xem giờ đẹp” để làm hỏa táng nên dẫn đến chuyện trùng giờ, trùng ngày. Nhiều gia đình vì muốn hỏa táng đúng giờ đẹp đành phải lùi lại giờ, lùi lại ngày hoặc không thì phải chấp nhận tổ chức vào đêm khuya rất phiền phức. Vì vậy, tốt nhất là nên đặt lịch càng sớm càng tốt, bởi lẽ nhiều gia đình mất mấy ngày mà không chọn được giờ hỏa táng phù hợp”. “Nếu gia đình có việc, cần giúp đỡ thì cứ alo ngay cho chị, mọi cái để chị lo liệu, còn chi phí sẽ theo giá chung của thị trường, em không phải lo hơn thiệt gì đâu” – cò Th. nhấn mạnh.

Anh Đặng Thái H. (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), người vừa mới làm lễ hỏa táng cho người thân ở đài hóa thân Hoàn Vũ cho biết: “Giá dịch vụ mà người ta tư vấn cho tôi trọn gói vào khoảng 13 – 15 triệu đồng”. Mọi việc sau đó đều do ban tổ chức lễ tang làm hết, mình chỉ cần trả tiền và thụ hưởng dịch vụ. Mặc dù vẫn có một số công đoạn không thật sự hài lòng một cách mỹ mãn nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc phát sinh đối với những đám hỏa táng khác ở chỗ, nếu họ không ký hợp đồng trọn gói mà chỉ lựa chọn từng phần sẽ có những khoản đội giá rất lớn (tăng khoảng từ 3 – 5 triệu đồng), khiến không ít tang chủ phải giật mình.

Anh Nguyễn Trung T. ở quận Hà Đông, Hà Nội phân trần: “Tôi đã tìm hiểu và được tư vấn về các thủ tục hỏa táng, nhưng cũng không thể hình dung hết “chiêu trò” kiếm tiền từ các tang chủ của đài hoá thân. Cụ thể, khi tôi đến tư vấn, họ khuyên nên mua áo quan của họ để tiện cho việc hỏa táng. Tuy nhiên, do nghĩ rằng sẽ mất công thuê xe lên tận đó chở áo quan về nên tôi đã mua áo quan ở cơ sở gần nhà. Khi thực hiện hỏa táng, họ thu thêm của tôi 300.000 đồng phí áo tang khác chủng loại so với áo tang họ quy định. Khi tôi hỏi lý do thì họ cho biết, phí này sẽ được tính như là phí kiểm tra và sửa lại cho hợp với việc hỏa táng (như tháo đinh, tháo những bộ phận trang trí trên áo quan...). Tiền đội giá so với giá niêm yết lên tới 30%, chưa kể phí phát sinh ngoài luồng.

Tiếp đến, mặc dù bảng biển đề chờ lấy tro ngay trong ngày với khoản phí là 200.000 đồng, thế nhưng lại có rất nhiều chuyện xoay quanh đó. Họ lại viện lý do đông, không kịp thời gian như yêu cầu... chỉ với mục đích kênh thêm tiền. Nếu tang chủ gật đầu đồng ý thì mọi chuyện sau đó lại đâu vào đấy?”.

Phải chịu thêm những khoản phí bất ngờ

Anh T. tâm sự: “Khi một người thân trong gia đình mất, mọi người rất bối rối nên xử lý công việc theo kiểu “chỉ đâu, đánh đấy”. Chúng tôi đến nhờ nhân viên tư vấn, họ bảo trọn gói là ngần này tiền với những thủ tục cụ thể. Thế nhưng, khi nhiều khoản lạ phát sinh, hỏi ra thì họ bảo thế này, thế kia. Đúng vào thời điểm tang gia bối rối, họ nói gì, tang chủ nghe vậy”.


Quỳnh Chi – Phạm Văn (Nguoiduatin.vn)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 5224)
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua.
10 Tháng Chín 2015(Xem: 6961)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
07 Tháng Chín 2015(Xem: 6199)
Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 10835)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) số 10, tháng 3 và 4, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật", có một bài ngắn của nữ ký giả Suzanne Dellavoy phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoché, từng bị cầm tù và tra tấn bởi quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 9207)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
21 Tháng Tám 2015(Xem: 8981)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8378)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8376)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13325)
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10857)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: