Lời tác giả và Lời cảm ơn

05 Tháng Giêng 201603:08(Xem: 3860)
TIỀN KIẾP – CÓ HAY KHÔNG?
Tác giả: Jim B. Tucker
Hoàng Mai Hoa dịch
Đỗ Hoàng Tùng hiệu đính
Bản quyền thuộc công ty cổ phần Sách Thái Hà

LỜI TÁC GIẢ

Tôi muốn nghe từ những bậc cha mẹ có con có kí ức về kiếp trước, nếu họ sẵn lòng để tôi phỏng vấn. Địa chỉ e-mail của chúng tôi là DOPS@virginia.edu và địa chỉ hòm thư của chúng tôi là:

Division of Personality Studies
University of Virginia Healh System
P.O. Box 800152
Charlottesville, VA 22908-0152

Tất cả các thông tin đều sẽ được giữ bí mật, vì chúng tôi luôn giấu danh tính của các gia đình trong bất cứ báo cáo nào chúng tôi đã xuất bản.

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi muốn cảm ơn Ian Stevenson, những nghiên cứu của ông là nền tảng cho hầu hết thông tin trong cuốn sách này. Ông đã là một người tiên phong truyền cảm hứng và là một người thầy tuyệt vời. Ông đã cho tôi cơ hội tham gia vào lĩnh vực này dù tôi còn thiếu kinh nghiệm và ông đã không ngừng ủng hộ và khích lệ tôi. Các cuốn sách của ông cũng là những nguồn tham khảo rất quan trọng cho cuốn sách này. Tôi đặc biệt thấy cái nhìn tổng quan ông đưa ra trong cuốn Children Who Remember Previous Lives (Những đứa trẻ nhớ được kiếp trước) rất có ích.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những gia đình đã hợp tác với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Họ không những đã vui lòng trả lời nhiều câu hỏi mà còn tỏ ra rất hiếu khách mặc dù chúng tôi đã lấy mất nhiều thời gian của họ. Những người phiên dịch ở các nước khác nhau của chúng tôi cũng có một vai trò không thể thiếu và họ đã luôn giữ một thái độ tích cực tuy phải làm việc dài ngày trên đường. Tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến những nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này – những người mà các trường hợp của họ đã được tôi trích dẫn trong phần về số liệu nói chung và đôi lúc cả trong những bản tường thuật các trường hợp cụ thể. Họ là Erlendur Haraldsson, Jugen Keil, Antonia Mills, và Satwan Pasricha. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tổ chức Bial Foundation vì đã tài trợ cho chúng tôi kinh phí nghiên cứu một số trường hợp ở Mỹ.

Tôi rất biết ơn người đại diện của tôi – Patricia Van der Leun – người đã tìm được một nhà xuất bản cho tôi trong một thời gian ngắn đến ngạc nhiên và người biên tập của tôi – Diane Reverand – người đã giúp tôi chỉnh sửa rất nhiều chi tiết trong bản thảo. Bên cạnh đó, Martha Stockhausen – cựu trợ lý của tôi – đã cho tôi rất nhiều gợi ý hữu ích về một số chương của cuốn sách. Tôi cũng phải gửi lời cảm ơn tới Raymond Moody – tác giả cuốn sách kinh điển – Life After Life (Kiếp sau), đã tạo cảm hứng cho tôi đặt tên tác phẩm này.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn vợ tôi – Chris – vì đã là người biên tập không chính thức, người đồng nghiệp, người ủng hộ, là người bạn tâm giao của tôi. Tôi rất muốn được sống nhiều kiếp với cô ấy, nhưng tôi thấy mình đã quá may mắn khi được chia sẻ một cuộc đời với vợ mình.

(Thiền Phật Giáo)


Chân thành cảm ơn ban biên tập thienphatgiao.wordpress.com
đã cho đánh máy lại và phổ biến (BBT TVHS)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2016(Xem: 6322)
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice)
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8168)
Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.
01 Tháng Ba 2016(Xem: 6477)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 8017)
Miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) được các nhà nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson nghiên cứu trường hợp đầu tiên cách đây 40 năm. Tiền kiếp - có hay không? trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Đây là một cuốn sách thú vị và gợi suy nghĩ; nó có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về sự sống và cái chết.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7331)
Nội dung chính của quyển sách như chính tác giả xác định trong phần giới thiệu là “để chuyển tải thông tin cực kỳ quan trọng” về cái khám phá “hạt nhân” của sức khoẻ tim mạch – một phân tử nhỏ bé mang tên Nitric Oxide. NO – như cách gọi của các nhà hóa học – được cơ thể sản sinh ra đặc biệt nhằm giúp các động mạch và mạch máu không bị xơ vữa gây đột quị
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10376)
Vì vậy, ngày hôm nay, tất cả con cái, người thân tụ tập nơi đây với nhau, con hãy suy xét xem bằng cách nào cha mẹ của mình lại có thể trở thành con cái của mình đời hiện tại. Trong những đời trước con là con cái của cha mẹ, bây giờ họ trở thành con của con. Trí nhớ của họ giảm đi, đôi mắt của họ mờ đi. Đôi khi họ cắt ngang lời nói của con. Hãy đừng để những điều này làm lãng xao dòng tâm. Tất cả những ai đang chăm sóc người bệnh đều phải biết buông xả.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6458)
Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8779)
Quả là một chuyện không được cho là bình thường vì đang khỏe mạnh yêu đời mà lại đi đến các nhà quàn hỏi thăm vấn đề hỏa táng hay chôn cất người chết vì nhiều người quan niệm rằng nói về cái chết là một điều cấm kỵ, có thể mang lại vận sui vào người.
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5044)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.