Lời tác giả và Lời cảm ơn

05 Tháng Giêng 201603:08(Xem: 3857)
TIỀN KIẾP – CÓ HAY KHÔNG?
Tác giả: Jim B. Tucker
Hoàng Mai Hoa dịch
Đỗ Hoàng Tùng hiệu đính
Bản quyền thuộc công ty cổ phần Sách Thái Hà

LỜI TÁC GIẢ

Tôi muốn nghe từ những bậc cha mẹ có con có kí ức về kiếp trước, nếu họ sẵn lòng để tôi phỏng vấn. Địa chỉ e-mail của chúng tôi là DOPS@virginia.edu và địa chỉ hòm thư của chúng tôi là:

Division of Personality Studies
University of Virginia Healh System
P.O. Box 800152
Charlottesville, VA 22908-0152

Tất cả các thông tin đều sẽ được giữ bí mật, vì chúng tôi luôn giấu danh tính của các gia đình trong bất cứ báo cáo nào chúng tôi đã xuất bản.

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi muốn cảm ơn Ian Stevenson, những nghiên cứu của ông là nền tảng cho hầu hết thông tin trong cuốn sách này. Ông đã là một người tiên phong truyền cảm hứng và là một người thầy tuyệt vời. Ông đã cho tôi cơ hội tham gia vào lĩnh vực này dù tôi còn thiếu kinh nghiệm và ông đã không ngừng ủng hộ và khích lệ tôi. Các cuốn sách của ông cũng là những nguồn tham khảo rất quan trọng cho cuốn sách này. Tôi đặc biệt thấy cái nhìn tổng quan ông đưa ra trong cuốn Children Who Remember Previous Lives (Những đứa trẻ nhớ được kiếp trước) rất có ích.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến những gia đình đã hợp tác với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Họ không những đã vui lòng trả lời nhiều câu hỏi mà còn tỏ ra rất hiếu khách mặc dù chúng tôi đã lấy mất nhiều thời gian của họ. Những người phiên dịch ở các nước khác nhau của chúng tôi cũng có một vai trò không thể thiếu và họ đã luôn giữ một thái độ tích cực tuy phải làm việc dài ngày trên đường. Tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến những nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này – những người mà các trường hợp của họ đã được tôi trích dẫn trong phần về số liệu nói chung và đôi lúc cả trong những bản tường thuật các trường hợp cụ thể. Họ là Erlendur Haraldsson, Jugen Keil, Antonia Mills, và Satwan Pasricha. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tổ chức Bial Foundation vì đã tài trợ cho chúng tôi kinh phí nghiên cứu một số trường hợp ở Mỹ.

Tôi rất biết ơn người đại diện của tôi – Patricia Van der Leun – người đã tìm được một nhà xuất bản cho tôi trong một thời gian ngắn đến ngạc nhiên và người biên tập của tôi – Diane Reverand – người đã giúp tôi chỉnh sửa rất nhiều chi tiết trong bản thảo. Bên cạnh đó, Martha Stockhausen – cựu trợ lý của tôi – đã cho tôi rất nhiều gợi ý hữu ích về một số chương của cuốn sách. Tôi cũng phải gửi lời cảm ơn tới Raymond Moody – tác giả cuốn sách kinh điển – Life After Life (Kiếp sau), đã tạo cảm hứng cho tôi đặt tên tác phẩm này.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn vợ tôi – Chris – vì đã là người biên tập không chính thức, người đồng nghiệp, người ủng hộ, là người bạn tâm giao của tôi. Tôi rất muốn được sống nhiều kiếp với cô ấy, nhưng tôi thấy mình đã quá may mắn khi được chia sẻ một cuộc đời với vợ mình.

(Thiền Phật Giáo)


Chân thành cảm ơn ban biên tập thienphatgiao.wordpress.com
đã cho đánh máy lại và phổ biến (BBT TVHS)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 5227)
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua.
10 Tháng Chín 2015(Xem: 6963)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
07 Tháng Chín 2015(Xem: 6201)
Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 10846)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) số 10, tháng 3 và 4, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật", có một bài ngắn của nữ ký giả Suzanne Dellavoy phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoché, từng bị cầm tù và tra tấn bởi quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 9216)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
21 Tháng Tám 2015(Xem: 8986)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8393)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8377)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13331)
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10865)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: