Sống và Chết

03 Tháng Sáu 201816:42(Xem: 6030)
SỐNG VÀ CHẾT
Toại Khanh 


hoa sen tànTrong buổi giảng chiều nay tôi đề nghị quí vị hãy định nghĩa lại một số từ ngữ mà hồi đó tới giờ mình hiểu nhầm : Sống và Chết 

Hồi mình chưa biết đạo mình tưởng sống tức là còn hít thở , còn ăn uống còn co duỗi nhúc nhích , động đậy , sinh hoạt , thì đó gọi là sống , Còn chết tức là hết thở , cứng ngắt không còn co duỗi hoạt độngnữa thì gọi là chết .

Nhưng mà theo trong tinh thần Phật pháp là khác Theo trong kinh Pháp Cú Đức Phật ngài dạy người sống mà không có thiện pháp là đã chết rồi , trong kinh có giải thích tại sao người sống mà không có thiện pháp là đã chết trong kinh có giải thích thế này : Chỉ có xác chết nó mới không biết đắn đo ưu tư , cân nhắc , còn cái người sống bất thiện tuy tay chân họ còn nhúc nhích nhưng họ giống xác chết một điểm là họ muốn nói gì họ nói không có cân nhắc , muốn làm gì thì làm họ không có cân nhắc , thì những cái người sống mà không có trí không có nhẫn , không có bi , không có niệm , không có tuệ như vậy đó được gọi là những xác chết chưa có chôn . Có nghĩa là mình nói năng hành động và suy tư không có khả năng tự chịu trách nhiệm thì cái người đó được gọi là chết rồi mà chưa có chôn . Và nói một cách khác trong kinh giải thích thêm là trong mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta chết rất là nhiều lần . 

Chết là sao ? 

Có nghĩa là đời sống tinh thần và vật chất của mình nó luôn luôn ở trong tình trạng trở thành cái mới .

Chúng ta không phải là cái gì đó đứng yên , mà chúng ta luôn luôn hiện hữu tồn tại có mặt trong đời này theo cái cách của một dòng chảy trên sông . Có nghĩa rằng cách đây một phút chúng ta vui , bây giờ chúng ta có thể buồn , chúng ta có thể giận ,cách đây một phút cơ thể chúng ta ở cái tình trạng khác ,nhưng bây giờ ở tình trạng khác , vì sao vậy ? Vì nếu cơ thể chúng ta nó không có những thay đổi qua từng phút , thì làm gì trong lỗ tai mình có ráy tai , nếu mà cơ thể mình không thay đổi từng phút thì làm gì thỉnh thoảng mình đi vệ sinh một lần , nó phải thay đổi để nó làm việc chứ , nếu cơ thể chúng ta nó không làm việc nó không thay đổi , thì làm sao mà mồ hôi chúng ta lúc có lúc không . Cho nên tấm thân mỗi người là một nhà máy rất lớn , nó làm việc liên tục , và ở trong giáo lý A Tỳ Đàm nói rằng nó già đi từng phút . Đó là tấm thân sinh lý . Còn đời sống tâm lý nó còn khôn lường tiến triển mau hơn như vậy nữa. Nghĩa là lúc thiện lúc ác lúc buồn lúc vui , lúc vui , lúc thiện , liên tục và liên tục như vậy . 

Ở ngoài đời , lúc đầu chúng ta tưởng giá trị hôn nhân nó nằm ở tờ hôn thú , chiếc nhẫn cưới , có trường hợp nhẫn cưới còn đó , chưa kịp hủy tờ giá thú còn đó chưa kịp xé , hai đứa chưa kịp dắt nhau ra luật sư để mà ly dị , nhưng mà trong lòng hai người đã không còn có nhau nữa , đã bắt đầu đồng sàng dị mộng .

Cho nên ở trong đạo Phật chữ sống và chết hiểu khác đi nhiều lắm và chữ vui buồn cũng vậy và chữ được mất cũng vậy .

Trong Phật pháp có 2 cách sống thọ :

1-Là sống chậm 

Một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ thôi , mà sống trong tỉnh thức , sống trong chánh niệm , làm cái gì biết cái nấy . Biết mình đang vui , biết mình đang buồn , biết mình đang thiện biết mình đang ác , biết mìnhđang có lòng hại người , biết mình đang có lòng giúp người , sống như vậy là sống trọn vẹn với những giờ đồng hồ mà có trong ngày . Các vị còn nhớ người ta ăn cơm gạo lức muối mè , người ta ăn chậm , nhai từ từ , nhai cho nát cho bể , vỡ từng hạt cơm từng hạt mè , họ thưởng thức từng hạt cơm mè một cách trọn vẹn không bỏ sót cái nào hết . Người sống chánh niệm là người cảm nhận đời sống trọn vẹnnhất , và tôi nói không biết bao nhiêu lần , chỉ có người sống chánh niệm mới có hạnh phúc này , không có ai có thể nói cho người khác nghe được hết . 

2- Sống lâu 

Sống lâu trong đạo phật có nghĩa là sống hữu ích có nghĩa là sao ? 

Có nghĩa là dầu mình sống đến 40 tuổi mình chết , nhưng mà khi mình đi rồi bóng dáng của mình vẫn còn đó . 

Tôi chỉ ví dụ : những ai đã làm nên những con đường những chiếc cầu , những ai là những nhạc sĩ , những nhà thơ những nhà khoa học , triết gia , những văn sĩ , họ đã chết rồi , thậm chí họ sống không bao lâu nhưng mà cái họ để lại đóng góp cho nhân gian nó vẫn hoài có giá trị mà những đóng góp thì người đời không phủ nhận được , như vậy họ đi nhưng bóng dáng họ vẫn còn ở lại , người ta nói họ mất nhưng họ vẫn còn ở lại , thì người như vậy đó gọi là trường tại vĩnh cữu sống hoài không mất . 

Biết bao nhiêu người , Khổng Tử , Lảo Tử ,Trang Tử ở những vùng đất xa xôi đối với người Việt nào , tuổi trẻ nào mà đọc sách đọc báo mà không biết những vị đó , những đóng góp đó đến bây giờ vẫn còn đó và ngạn ngữ Tây phương có một câu thế này : “ Tôi suy tư , tức là tôi tồn tại “ nhưng mà theo tinh thần Phật giáo câu đó phải sửa lại một chút : “Tôi được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại “. 

Không biết đạo , mình cứ nghĩ là người ta còn thấy mặt tôi , tôi còn thấy mặt người ta là đang tồn tại , mình hiểu như vậy nó nghèo lắm , mà nó còn ghê hơn như vậy nữa . Có nghĩa là bao giờ tôi còn được nhớ đến nghĩa là tôi đang còn đó . 

Bằng chứng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , ngài tịch mất rồi , ngài đã ra đi cách đây đã hơn 25 thế kỷ , nhưng mà phải nói nếu hôm nay ai học đạo , ai hành đạo đúng thì bóng dáng của ngài vẫn sừng sữngvẫn lừng lững vẫn chói loà trước mặt . Còn ai mà hiểu sai mà hành sai thì không có hình dung được bóng dáng của Đức Phật đẹp cỡ nào . Nói như vậy có nghĩa là Đức Phật vẫn tiếp tục sống hoài sống mãi trong tâm tưởng của những người biết tu biết học . Cho nên tôi mới vừa nói đó là “ Được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại “.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5965)
Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẫn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẫn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6884)
The Journal of Complementary Medicine tại Úc, năm 2006, vol 5 số 5 page 34, có nói về các loại thảo mộc liên quan đến bịnh tiểu đường, chẳng hạn như cây quế (Cinnamon), mà kết quả của nó được báo cáo khi nó được d̀ùng điều tṛi tại các bịnh viện, với những bằng chứng như sau:
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12270)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 17800)
MORGAN HILL, California (VB) -- Báo San Jose Mercury News hôm 15-10-2014 có bản tin viết về trường hợp một buổi chữa bệnh thần kỳ do một vị y sĩ từ Việt Nam sang -- chữa bằng sức mạnh huyền bí. Bài báo nói về buổi chữa bệnh hôm Thứ Tư 15-10-2014, tại ngôi chùa Tâm Từ Buddhist Temple, ở thành phố Morgan Hill, ngoại ô của San Jose.
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6357)
Làm người ai cũng muốn được mạnh khoẻ và sống lâu. Ở phương Đông trước thế kỷ thứ 20, các đạo sĩ vào núi luyện cách trường sinh và có tuổi thọ cao hơn người thường (70-80 tuổi thay vì 50-60 tuổi). Theo khoa học ngày nay, các đạo sĩ Lão Giáo đạt được tuổi thọ nhờ dinh dưỡng tốt vì ăn nhiều trái dâu và những loại quả nhỏ mọng nước không có hạt (berries) mọc hoang trong núi chứa nhiều chất kháng oxy hoá và tập thể dục (quyền Võ Đang) thường xuyên.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 7000)
Người Việt có câu “Mười con không nuôi được cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”. Có lẽ đó cũng là kiếp luân hồi của con người. Đã có bao câu chuyện buồn về những người già ở phương Tây, nhưng với văn hoá, đạo lý truyền thống của người Việt dường như nỗi buồn đó còn là nỗi đau gấp bao lần vì những người già phải xa quê hương, nguồn cội... Bài tạp văn của Huy Phương mang đến cho bạn đọc một nỗi niềm đau đáu khó quên...
21 Tháng Chín 2014(Xem: 12145)
Đức Phật có nói đến “sự tái sinh”, nhưng tôi có cảm tưởng rằng hầu hết mọi người, kể cả một số bậc cao tăng học giả, đã hiểu lầm và giải thích sai lạc ý nghĩa của sự “tái sinh” theo quan điểm của Đức Phật. Họ noi về sự tái sinh theo cái cách mà những người khác nói về sự tái hiện thân, và họ nói rằng, ...
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8477)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 14778)
Hiểu được lẽ vô thường của Phật giáo, cố gắng tu tập thân tâm đưa mình đến an lạc luôn luôn thấy thân xác nhẹ nhàng, thì cũng sẽ thấy bệnh tật nhẹ hàng hơn phần nào. Thân tâm an lạc cũng làm cho mình bớt được những hỷ nộ ái ố do những căng thẳng cuộc sống gây nên cũng bớt được một số bệnh tật.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7120)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.