Ngũ lực để thực hành vào lúc lâm chung

17 Tháng Mười Hai 201809:23(Xem: 5664)

NGŨ LỰC ĐỂ THỰC HÀNH VÀO LÚC LÂM CHUNG
Lama Zopa Rinpoche

LamaZopaRinpocheRinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung. [Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.]

năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành.

Lực Bạch Chủng Tử    
Lực bạch chủng tử có nghĩa là buông bỏ gia đình, tài sản, và ngay cả thân mình, bằng cách nghĩ rằng, “Khi luyến ái những thứ này thì chúng khiến cho mình phải tái sinh trong luân hồi, và phải chết rồi tái sinh vô số lần. Điều này đã xảy ra trong những kiếp trước cho đến bây giờ, và luân hồi cùng các uẩn này chỉ thuộc về bản chất khổ đau. Chính nó là điều ràng buộc mình trong luân hồi.”.

Nhờ cách suy nghĩ như vậy mà hãy buông bỏ tất cả những thứ này. Lợi ích của việc buông bỏ là tuy những thứ này chưa biến mất và vẫn còn có mặt ở trong phòng với con, nhưng trong lòng thì con đã quyết định trao tặng chúng cho những chúng sanh khác để làm từ thiện, hay cúng dường Tam Bảo. Nếu tâm con đã quyết định cho đi tất cả những thứ này thì rất tốt, bởi vì một khi đã có dự tính đó thì tâm con đã buông bỏ. Khi đã trao tặng thân mình để làm từ thiện cho người khác thì điều này sẽ giúp con không bám víu vào nó.

Nếu không, khi tâm còn lưu luyến với thân này, với lạc thú giác quan, với người thân trong gia đình hiện tạitài sản, thì dù có hiểu biết các kỹ xảo hành thiền, nhưng tâm lưu luyến ấy vẫn có thể phát sinh và làm hại con.

Lực bạch chủng tử rất quan trọng để phát tâm buông bỏ. Hơn nữa, cúng dường hay làm việc từ thiện cho người khác sẽ giúp con tích tập công đức. Lực đầu tiên, buông bỏ tất cả mọi thứ, rất là quan trọng.

Lực Thái Độ
Lực thái độ bao gồm việc lập kế hoạch. Con sẽ nghĩ rằng, “Từ nay trở đi, mình sẽ không bao giờ cho phép bản thân chịu sự khống chế của tư tưởng ái ngã.”. Hãy lập một kế hoạch mạnh mẽ như thế này, “Con sẽ không bao giờ xa rời bồ đề tâm, dù chỉ một giây, từ nay trở đi cho đến phút lâm chung, con sẽ không bao giờ rời xa bồ đề tâm.”. Thực hành này rất quan trọng. Điều này có nghĩa là con luôn luôn giữ tâm mình trong trạng thái bồ đề tâm, yêu thương chúng sanh.

Lực Đổ Lỗi Một Điều
Lực đổ lỗi cho một điều là gì? Đó là đổ thừa bản ngã, tư tưởng ái ngã. Hãy nghĩ rằng, “Lý do tại sao đến nay mình chưa giác ngộ, không giải thoát khỏi luân hồi, không thành tựu bất kỳ chứng ngộ nào, và lý do tại sao mình phải chịu khổ trong luân hồi cho đến nay là vì bản ngã, cái bản ngã yêu tinh to lớn này. Nếu cứ đi theo nó thì nó sẽ tiếp tục hãm hại mình như vậy. Nó sẽ không bao giờ cho phép mình giác ngộ, hay thoát khỏi luân hồi. Nó sẽ không cho phép mình có bất cứ chứng ngộ nào. Bất cứ hoàn cảnh bất lợi nào, chướng ngại nào, sự bất an hay khó chịu nào xảy ra cũng đều xuất phát từ bản ngã. Bản ngã đã tạo ra tất cả những điều này cho mình.”.

Hãy xem bản ngã như kẻ thù của con. Hãy rời xa nó. Hãy lánh xa tư tưởng ái ngã, bằng cách xem nó như kẻ thù. Rồi bất kỳ lúc nào mà một hoàn cảnh bất lợi hay khó chịu xảy ra thì hãy trao tặng nó cho bản ngã. Con sử dụng nó như một vũ khí, như một trái bom nguyên tử làm nổ tung bản ngã. Thay vì gánh lấy nó cho bản thân thì hãy tặng nó cho bản ngã, và tiêu diệt bản ngã hoàn toàn, để nó không hiện hữu nữa. Đối với tất cả các vấn đề, những điều không ai muốn xảy ra trong đời sống hàng ngày và mọi khổ đau trong luân hồi, từ những tái sinh vô thỉ cho đến nay, hãy đổ thừa bản ngã. Khi hiểu rằng tất cả những điều này đều do bản ngã tạo ra thì con hãy chia tay với nó. Con sẽ không đi theo bản ngã, rồi thì sẽ có một khoảng trống để tâm mình có khả năng yêu thương người khác, và có thể thực hành bồ đề tâm.

Nhờ có thực chứng về bồ đề tâmhành giả mới đi vào đường tu Đại thừa. Rồi nhờ chứng ngộ tánh Không mà tất cả các ô trược thô và vi tế đều chấm dứt, và con sẽ thành tựu giác ngộ. Rồi thì con có thể đưa tất cả chúng sanh đến giác ngộ. Con có thể giải thoát vô lượng chúng sanh khỏi mọi khổ đau và nhân tạo khổ, và đưa họ đến giác ngộ. Ngay cả trước khi có chứng ngộ về bồ đề tâm, con sẽ cảm nhận lòng từ tâm, thương yêu và làm lợi lạc cho tha nhân, và tích tập thiện nghiệp hay công đức bao la như bầu trời. Bất kỳ hành động nào con làm sẽ trở thành đức hạnh; thành nhân giác ngộ.

Lực Cầu Nguyện
Hãy hồi hướng công đức của con bằng cách này, “Nhờ công đức con đã tích tập trong quá khứ, hiện tại, vị lai, và công đức mà các chúng sanh khác, chư Phật, chư Bồ tát và tất cả chúng sanh đã tích tập trong ba thời, nguyện cho con không bao giờ xa rời bồ đề tâm vào phút lâm chung, trong giai đoạn trung ấm, tái sinh và bất cứ lúc nào. Nguyện cho con không bao giờ rời xa bồ đề tâm, và có thực chứng nhanh nhất về bồ đề tâm.”. Hãy cầu nguyện như vậy. Con có thể làm như vậy trong khi nghĩ đến Lama Yeshe, ngài là một với Tara.

Lực Tu Tập
Khi biết rằng thời khắc của cái chết đã gần kề thì hãy nằm xuống. Nhiều thiền giả chết trong trạng thái hành thiền lúc đang ngồi, nhưng nhiều thiền giả cũng nằm xuống để chết. Họ lìa đời khi thiền quán về cái chết, trong khi đang nằm. Vậy thì lực tu tậpnằm nghiêng bên mặt, trong tư thế của một con sư tử nằm, đó là tư thế mà Đức Phật nhập diệt. Con sẽ làm như vậy, bởi vì nếu như con nhớ đến Đức Phật thì một dấu ấn tích cực sẽ được gieo trong tâm thức, giúp cho tâm trở thành đức hạnh. Điều đó sẽ giúp cho con có một tái sinh tốt. Trong khi nằm trong tư thế đó thì con có thể bịt lỗ mũi bên mặt bằng ngón tay phải, vì hơi thở đi vào lỗ mũi bên phải là hơi thở của luyến ái. Khi bịt nó lại thì sẽ giúp con không tái sinh vào những cõi thấp hơn. Tuy nhiên, dù có thể bịt mũi hay không, nếu như chỉ có thể nằm như vậy thì quỷ thần không thể hãm hại con, nhờ tư thế này. Con cũng có thể nhớ tưởng đến Đức Phật, Ngài đã nhập diệt như thế nào, và khi nằm như vậy lúc đi ngủ thì con sẽ không bị quỷ thầnác mộng gây trở ngại.

Nguyên tác: Five Powers To Be Practiced At The Time Of Death by Lama Zopa Rinpoche     
Nguồn: https://www.lamayeshe.com/advice/five-powers-be-practiced-time-death   
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6658)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5729)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6454)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10080)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11978)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 14964)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6286)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5967)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10439)