Không ai biết tên thật của ông, họ chỉ gọi ông là ông Hai. Những ai đến chùa Phật Quang, đường Đào Duy Từ, quận 10, kế sân vận động Thống nhất cũ của Sài gòn, đều bắt gặp người đàn ông lưng còng, tay chân cong vẹo, đi đứng khó khăn, khổ người khô khốc.
Trước đây, tôi vẫn thường nghe kể về một cô gái người Thụy Sĩ, ở cái tuổi hai mươi, nhân dịp qua Việt Nam du lịch, thấy trẻ mồ côi tật nguyền bèn nhủ lòng từ bi, muốn giúp đỡ chúng.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có một câu ca dao lục bát rất hay đáng để chúng ta phải chiêm nghiệm: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong – Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Nó mang tính nhân văn sâu sắc với những thương cảm, xót xa của kẻ đã từng “dư thừa”bắt đầu thấm thía hoàn cảnh của người “thiếu thốn”để từ đó biết đến sự thương cảm và chia sẻ.
Mục đích truyền thống của Phật giáo là đạt tới sự giác ngộ; như thế sẽ cần tới trọn một đời cho thiền tập và định tâm lặng lẽ. Tuy nhiên, một nhà sư, Hòa thượng Pomnyun Sunim, từ lâu đã quyết định rằng việc thiền tập của thầy phải đi song song với hoạt động. Từ đó, thầy theo đuổi một mục tiêu rất khác, nhiều tính trần gian hơn: kết thúc khủng hoảng nhân quyền tại Bắc Hàn.
Đối với người tu học Phật Pháp, thì sắc thân và tinh thần là phương tiện tốt nhất để học giáo lý và thực hành Phật Pháp bằng những việc làm tốt đẹp đóng góp cho cộng đồng, bởi vậy Đức Phật đã dạy “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nghe theo lời Phật dạy, CLB Xuyên Việt, do Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng CEO Thái Hà Books làm Chủ tịch, đã tổ chức chương trình đạp xe – chạy bộ gây quỹ cứu giúp sinh viên Nguyễn Anh Ngọc của ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội.
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon.
Anh Liên là ngưồi đến Mỹ sớm nhất trong đám chúng tôi. Vừa rồi tôi điện thoại thăm anh. Sau vài câu trao đổi thường lệ về sức khỏe, sinh hoạt có gì lạ, anh cho biết sắp về VN và lần này là lần thứ 28. Tôi buột miệng khen vừa hỏi : Thế là nhất anh rồi, vẫn là việc từ thiện mổ mắt chứ?
Bạch Thày, thời gian gần đây có quá nhiều câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của người dân nói chung và những Phật tử nói riêng với cửa chùa và các công việc thiện nguyện. Hơn lúc nào hết, con thấy những năm trở lại đây công tác từ thiện được mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt quan tâm và nhiệt huyết. Đáng lẽ ra những việc làm tốt đẹp này sẽ phải được “chắp cánh” để thêm nhân rộng, nhân sâu hơn trong cuộc sống
Công tác mổ mắt giúp người nghèo tại Vietnam năm 2003, phí tổn do 34 nhà hảo tâm tài trợ và do Ô. Bà Nguyễn Quang Liên làm đại diện đã hoàn tất. Tổng số người được mổ là 270, mổ làm 5 đợt trong tháng 12 năm 2003. Cả 5 đợt này đều được mổ tại bệnh viện An Bình, quận 5 Saigon do 3 bác sĩ nhãn khoa giải phẫu. Đó là các bác sĩ Nguyễn cường Nam , Giám Đốc và 2 bác sĩ Mai , Yến với sự trợ giúp của các bác sĩ khác cùng y tá.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.