Từ Bi Với Bắc Hàn

09 Tháng Mười 201409:06(Xem: 4706)

TỪ BI VỚI BẮC HÀN
Trần Khải

blank
Venerable-pomnyun-sunim 
Damon Dahlen, Huffington Post

Mục đích truyền thống của Phật giáo là đạt tới sự giác ngộ; như thế sẽ cần tới trọn một đời cho thiền tập và định tâm lặng lẽ. 

Tuy nhiên, một nhà sư, Hòa thượng Pomnyun Sunim, từ lâu đã quyết định rằng việc thiền tập của thầy phải đi song song với hoạt động. Từ đó, thầy theo đuổi một mục tiêu rất khác, nhiều tính trần gian hơn: kết thúc khủng hoảng nhân quyền tại Bắc Hàn.

Trong nhiều thập niên, thầy Pomnyun, sinh quán ở Nam Hàn, đã làm việc không mệt mỏi để đưa cứu trợ cho dân Bắc Hàn, đi nói chuyện với các nhà lãnh đạo quốc tế và các nhà hoạt động xã hội, và tìm tiếp cận tới những người xuyên qua tổ chức của thầy, có tên là Hội Jungto Society, và xuyên qua bản tin được ưa chuộng của thầy, từ trước tới giờ đã giúp loan tin về các vấn đề Bắc Hàn.

Trong thập niên 1990s, tổ chức cứu tế của thầy, có tên là Good Friends (Bạn Tốt), đã phổ biến một số hình ảnh đầu tiên cho thế giới thấy thảm cảnh chết đói ở Bắc Hàn, lúc đó đã làm chết tới 2.5 triệu người.
Khi thầy khởi sự cứu tế ở Bắc Hàn, thầy Pomnyun xúc động sâu thẳm bởi những kinh hoàng thầy chứng kiến -- trong đó, những trẻ em gầy dị thường và các xác chết nằm dọc các bờ Sông Yalu (Sông Áp Lục), nơi chia cách Bắc Hàn với Trung Quốc, những người tỵ nạn Bắc Hàn kể cho thầy nghe về những hoàn cảnh mà bạn của họ và gia đình của họ đã chịu đựng đau khổ và từ trần..

Khi thầy Pomnyun ghé thăm văn phòng ở New York của báo The Huffington Post tuần trước, thầy đã nói:
“Thoạt tiên, tôi khóc hoài, bởi vì không thể không xúc động khi nhìn thấy như thế. Và không ai tin tôi khi tôi kể chuyện về Bắc Hàn vì họ không thể tự thấy những hình ảnh đó.”

Một trong những phương diện khó khăn khi làm việc từ thiện là tìm cách kiểm soát các cảm xúc tiêu cực, theo lời thầy Pomnyun.

Khi tình hình ở Bắc Hàn gây cảm xúc tuyệt vọng nhất, thiền định giúp thầy Pomnyun sức mạnh để chiến đấu tìm đạt bình an.

Pomnyun nói, “Lúc đó, thiền định thực sự giúp tôi kiểm soát cảm xúc, bởi vì có những lúc tôi nổi giận. Có những lúc tôi rất buồn. Nhưng tôi nhận ra rằng nỗi buồn của tôi không giúp được người đó. Điều quan trọng để nhớ rằng chỉ có hành động mới giúp được người đó.”

Thầy Pomnyun đã thấy nhiều nhà hoạt động Nam Hàn bỏ cuộc, giận dữ vì bị Bắc Hàn từ chối nhận cứu tế và vì như dường bất khả làm cho thay đổi gì ở Bắc Hàn.

Thầy Pomnyun nói, “Người ta không kiểm soát nổi sự giận dữ và nỗi thất vọng, cho nên họ bỏ cuộc và tuyệt vọng. Nếu bạn giận dữ khi đang làm việc gì, ngay cả khi bạn nói về hòa bình, bạn đang thực sự  buớc vào chiến tranh.”

Pomnyun nói, chỉ khi nào tâm của bạn bình an trước tiên, các nỗ lực của bạn mới mang tính xây dựng và khả thi.

Thầy Pomnyun nói, “Nếu chúng ta chạy theo cảm xúc, thì việc làm phải ngưng lại.  Nhiều người khởi đầu làm việc với tôi đã ngưng lại như thế, cũng vì  như thế. Khi họ mới vào giúp cứu trợ Bắc Hàn từ phía sau, họ có thể tiếp tục. Nhưng khi họ vào Bắc Hàn, trực diện tiếp xúc với cán bộ Bắc Hàn, rồi họ bỏ cuộc. Họ bắt đầu chỉ trích Bắc Hàn.”

Pomnyun đã thấy rằng những người cộng sự với thầy đã gian nan kiểm soát nỗi giận dữ khi tiếp cận với cán bộ Bắc Hàn. Thầy thường ngưng lại để nhắc các cộng sự (và nhắc bản thân thầy) rằng tình hình này là cách duy nhất để cứu trợ dân Bắc Hàn.

Thầy Momnyun nói, “Có nhiều lần tôi mất hy vọng hay không muốn cứu trợ gì  nữa khi tối tiếp cận với các cán bộ Bắc Hàn. Cũng như mọi người trần gian khác, tôi cảm thấy cảm xúc khởi lên. Nhưng tôi thực tập giữ cho cảm xúc dần dần bình lặng hơn, và như thế cho tôi tiếp tục được.”

Bản tin trên là từ TheHuffingtonPost.com, ngày 6 tháng 10-2014.

XEM THÊM CÁC BẢN TIN CŨ:

Tổ chức cứu trợ Phật Giáo:
Bắc Hàn đối mặt nguy cơ chết đói trầm trọng

blank
Trẻ em Bắc Triều Tiên (Ảnh: RFI)
Bắc Hàn đang trong tình trạng chết dần vì nguồn lương thực thiếu kém ở những vùng thôn quê hẻo lánh, và một trận đói khủng khiếp sẽ xảy ra chỉ còn là vấn  đề thời gian mà thôi, một tổ chức cứu trợ  ở Nam Hàn cho biết như trên hôm thứ Sáu.

Tình trạng lương  thực bị thiếu kém giống như vụ đói xảy ra cho đất nước này hồi giữa thập niên 90 khiến gần khoảng 2 triệu người chết, tổ chức cứu trợ Good Friends trụ sở đặt tại Seoul - một tổ chức  Phật Giáo chi nhánh đã gửi thực phẩm và các vật phẩm cứu trợ khác đến Bắc Hàn, đã lập lại lời của một viên chức Bắc Hàn dấu tên, nói rằng "Cho đến nay thì tử vong hàng loạt chưa xảy ra vì người ta cũng đã quen với  nó hơn là hồi 1990, nhưng  chuyện chết đói chỉ còn là vấn đề thời gian thôi."

Good Friends cũng  lập lai  lời của Kim Ki Nam, 39, một cư dân ở Sariwon, miền nam Pyongyang, nói rằng  có một hoặc hai người chết xảy ra hàng ngày trong nhưng vùng quê hèo lánh chung quanh thành phố. Bắc Hàn đã được sự giúp đỡ của ngoại quốc trong vấn đề lương thực cho 23 triệu dân từ hồi giữa thập niên 90.

Năm nay tình hình lương thực tệ hại hơn bởi vì vụ mùa năm trước đã bị thất thu vì ảnh hưởng của các trận lũ lụt. Miền Bắc cũng đã từ chối không muốn mở lời kêu cứu với Nam Hàn sau khi một chính phủ bảo thủ mới nhậm chức hồi tháng Hai đã chỉ trích chế độ Pyongyang.

Tổ chức cứu trợ này đã thúc đẩy Bắc Hàn hãy nhìn nhận tình trạng nghiêm trọng này và thỉnh cầu sự giúp đỡ của quốc tế để ngăn  chặn một trận đói nghiêm trọng sẽ xảy ra, họ cũng khuyến cáo Nam Hàn nên mềm dẽo trong vấn đề ngoại giao với Bắc Hàn và cứu trợ vô điều kiện cho Bắc Hàn.

Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa hẹn sẽ cung cấp lương thực  và chủ tọa hội thảo trong tuần này tại Bắc Hàn trên vấn đề làm cách nào để bảo đảm nguồn cứu trợ đến được tận tay người nhận. Bắc Hàn hôm thứ Năm cũng cho hay là các cuộc thương lượng có nhiều triển vọng khả quan.

Tổ chức Chương Trình Lương Nông Thế Giới đã cảnh cáo hồi tháng trước rằng Bắc Hàn đang đối mặt với nguy cơ khung hoảng lương  thực, nói rằng sự thiếu hụt lương thực hàng năm của quốc gia được dự trù là gần gấp đôi từ năm 2007 lên đến 1.83 triệu tấn. Cơ quan Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 6.5 triệu người sẽ bị thiếu lương thực, và con số có thể sẽ tăng lên nếu như sự thiếu hụt này không được lưu tâm.

(http://www.haitrieuam.com/vn/news_printpage.asp?News_ID=206)

Thứ Ba, ngày 27 tháng 12 năm 2011

Bắc Triều Tiên : Phía sau « mặt tiền » Bình Nhưỡng,
dân quê đang đói kém

 
blankXung quanh cái xác của lãnh tụ được đặt trong một quan tài kính, tại một lăng mộ ở Bình Nhưỡng, từ một tuần qua truyền hình của chế độ chiếu cảnh nhiều người lũ lượt đến viếng – những thành viên của giai cấp được ưu đãi, có vẻ được nuôi dưỡng đầy đủ và ăn mặc tử tế.

Nhưng bên ngoài phạm vi các máy quay phim vốn hầu như toàn tập trung vào thủ đô, nhiều người dân Bắc Triều Tiên (BTT) ở các thành phố nhỏ hơn đang phải sống trong tình trạng quẫn bách. Theo các nhân viên hoạt động nhân đạo và những người tị nạn đã trốn được khỏi nước này, người dân không đủ ăn, thậm chí có nguy cơ chết đói.

Hệ thống phân phối thực phẩm tập trung đã bị sụp đổ và thời tiết xấu làm cho nhiều vụ mùa thất bát, khiến BTT rất lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.Yeom Kwang Jin, đang sống lưu vong tại Hàn Quốc và là người trợ giúp cho các đồng hương tị nạn từ phương bắc, giải thích : « Việc phân phối thực phẩm tại Bình Nhưỡng không thể so sánh với phần còn lại của đất nước, vì đây là « tủ kính trưng bày » của BTT. Tại Bình Nhưỡng, người dân nhận được một ít lương thực, còn ở những nơi khác, việc phân phối đã hoàn toàn bị ngưng lại. Dân chúng phải xoay qua thị trường chợ đen để sống sót ».


Dưới sự cai trị của Kim Jong Il, nạn đói khủng khiếp đã giết hại nhiều trăm ngàn người BTT trong những năm 90, trong khi nước này tập trung tiền của cho việc triển khai bom nguyên tử. Ngày nay cũng thế, thực phẩm luôn thiếu thốn.

Lee Hae Young, người phụ trách Hiệp hội những người tị nạn BTT kể lại : « Không một ai có thể ăn ngày ba bữa. Người dân xoay sở bằng mọi cách để có được ít nhất một bữa ăn trong ngày. Phân nửa số bạn bè của tôi còn ở lại bên đó, hoặc đã chết đói, hoặc gần như là tàn phế, không còn có cái răng nào ».


Theo Liên Hiệp Quốc, có sáu triệu người, tức một phần tư dân số BTT, đang cần khẩn cấp viện trợ lương thực. Jonathan Dumont của Chương trình Lương thực Thế giới đã đến BTT trong năm nay. Ông nhìn thấy một em bé bốn tuổi yếu sức cho đến nỗi không đứng lên được, và các em học sinh bảy tuổi do ăn đói nên không còn hơi sức để chơi đùa với nhau ngoài trời. Ông cho biết : « Tiêu chuẩn thức ăn hàng ngày đã bị giảm xuống còn vài củ khoai tây cho mỗi người, tức chỉ bằng một phần ba so với trước đây ».


Coree-Nord-Famine-Enfants-1
Trẻ em Bắc Triều Tiên (ảnh RFI)
Good Friends, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Seoul khẳng định rằng nhiều người dân thôn quê chỉ ăn toàn cỏ được nấu chín, nghiền nhuyễn. Nhưng trẻ em thường không thể tiêu hóa nổi các loại cỏ dại và rơm – được trộn với bắp khi nào có được bắp – và đôi khi bị chết vì thế.


Dân chúng còn phải chịu đựng việc thiếu thốn phương tiện sưởi ấm, điều này trở thành ác mộng trong mùa đông khắc nghiệt của BTT. Một người tị nạn đang phụ trách các chương trình của Đài phát thanh mở dành cho BTT, có trụ sở tại Hàn Quốc, cho biết : « Điện chỉ có trong vòng hai tiếng đồng hồ mỗi ngày tại Bình Nhưỡng, còn ở các địa phương khác thì hoàn toàn không có điện ». Người dân có khi phải đem cả các đồ vật bằng gỗ trong nhà ra làm củi sưởi.


Trong thập niên 60, quốc gia BTT cộng sản đã từng giàu có hơn người láng giềng tư bản chủ nghĩa ở phương nam, nhưng rồi đã suy sụp trong thập niên 90, khi ông anh Liên Xô sụp đổ. Ngày nay, tổng sản phẩm nội địa tính trên đầu người ở BTT thấp hơn người anh em phương nam đến 20 lần - Hàn Quốc tăng trưởng gần như không ngừng nghỉ từ sau Thế chiến thứ hai.


Năm 2009, chính quyền BTT đã đột ngột cho đổi tiền, nhưng việc này trở thành thảm họa, làm cho người dân lại nghèo thêm. Tuy nhiên chế độ vẫn duy trì được nhờ một chính sách đàn áp hung bạo, dẫn đến việc giam giữ 200.000 người bị cho là chống đối, trong các trại tập trung « khủng khiếp » - theo Amnesty International (Ân xá Quốc tế), trong thập kỷ vừa qua. Tổ chức này khẳng định, những người tù phải ăn thịt chuột cống, thậm chí các loại hạt tìm được trong phân súc vật.


Hoàn toàn tương phản với các tấm ảnh chính thức, những hình ảnh lọt được ra ngoài BTT cho thấy các khó khăn của những con người cùng khổ bị bỏ quên ở những nơi đèo heo hút gió. Trong một băng video quay lén vào năm 2010, do một nhà báo tình nguyện BTT làm việc cho tạp chí Nhật Rimjingang thực hiện, người ta thấy một phụ nữ 23 tuổi, gầy như que tăm, đang nhổ cỏ. Khi được hỏi hàng ngày ăn gì, cô trả lời : « Không có gì cả ». Các xác không hồn của cô gái được tìm thấy vài tháng sau đó – theo tờ báo trên.

Thụy Mi/RFI
http://thuymyrfi.blogspot.com/2011/12/bac-trieu-tien-phia-sau-mat-tien-binh.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9578)
Không ai biết tên thật của ông, họ chỉ gọi ông là ông Hai. Những ai đến chùa Phật Quang, đường Đào Duy Từ, quận 10, kế sân vận động Thống nhất cũ của Sài gòn, đều bắt gặp người đàn ông lưng còng, tay chân cong vẹo, đi đứng khó khăn, khổ người khô khốc.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4338)
Trước đây, tôi vẫn thường nghe kể về một cô gái người Thụy Sĩ, ở cái tuổi hai mươi, nhân dịp qua Việt Nam du lịch, thấy trẻ mồ côi tật nguyền bèn nhủ lòng từ bi, muốn giúp đỡ chúng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6770)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có một câu ca dao lục bát rất hay đáng để chúng ta phải chiêm nghiệm: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong – Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Nó mang tính nhân văn sâu sắc với những thương cảm, xót xa của kẻ đã từng “dư thừa”bắt đầu thấm thía hoàn cảnh của người “thiếu thốn”để từ đó biết đến sự thương cảm và chia sẻ.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 4443)
Đối với người tu học Phật Pháp, thì sắc thân và tinh thần là phương tiện tốt nhất để học giáo lý và thực hành Phật Pháp bằng những việc làm tốt đẹp đóng góp cho cộng đồng, bởi vậy Đức Phật đã dạy “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nghe theo lời Phật dạy, CLB Xuyên Việt, do Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng CEO Thái Hà Books làm Chủ tịch, đã tổ chức chương trình đạp xe – chạy bộ gây quỹ cứu giúp sinh viên Nguyễn Anh Ngọc của ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 4970)
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 3749)
Anh Liên là ngưồi đến Mỹ sớm nhất trong đám chúng tôi. Vừa rồi tôi điện thoại thăm anh. Sau vài câu trao đổi thường lệ về sức khỏe, sinh hoạt có gì lạ, anh cho biết sắp về VN và lần này là lần thứ 28. Tôi buột miệng khen vừa hỏi : Thế là nhất anh rồi, vẫn là việc từ thiện mổ mắt chứ?
22 Tháng Tám 2014(Xem: 8675)
Bạch Thày, thời gian gần đây có quá nhiều câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của người dân nói chung và những Phật tử nói riêng với cửa chùa và các công việc thiện nguyện. Hơn lúc nào hết, con thấy những năm trở lại đây công tác từ thiện được mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt quan tâm và nhiệt huyết. Đáng lẽ ra những việc làm tốt đẹp này sẽ phải được “chắp cánh” để thêm nhân rộng, nhân sâu hơn trong cuộc sống
01 Tháng Năm 2014(Xem: 4408)
Công tác mổ mắt giúp người nghèo tại Vietnam năm 2003, phí tổn do 34 nhà hảo tâm tài trợ và do Ô. Bà Nguyễn Quang Liên làm đại diện đã hoàn tất. Tổng số người được mổ là 270, mổ làm 5 đợt trong tháng 12 năm 2003. Cả 5 đợt này đều được mổ tại bệnh viện An Bình, quận 5 Saigon do 3 bác sĩ nhãn khoa giải phẫu. Đó là các bác sĩ Nguyễn cường Nam , Giám Đốc và 2 bác sĩ Mai , Yến với sự trợ giúp của các bác sĩ khác cùng y tá.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24270)