Về Tác Giả

05 Tháng Hai 201200:00(Xem: 9727)

HƯỚNG DẪN
HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT
 (Ấn Bản Mới 2011)
Nguyên tác: Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản: Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh 2011

Về Tác Giả

Đạo hữu Bro. Chan Khoon San sinh ngày 8 tháng Tám, 1941 ở Penang, Malaysia. Sau khi học xong Đệ Lục hồi đó, ông đã học Trường Đại Học Sư Phạm Mã-Lai-Á (Malayan Teachers College) ở Brinsford Lodge, Anh Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê hương và dạy học trong một thời gian ngắn từ năm 1964 đến 1967. Năm 1968, ông vào học trường Đại Học University of Malaya và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Danh Dự ngành Hóa Học vào năm 1971. Từ năm 1971 cho đến khi nghỉ hưu năm 1996, ông làm việc trong ngành nghiên cứu nông nghiệp dầu cọ, như là một Nhà nghiên cứu hóa nông thâm niên.

Sau khi nghỉ hưu, đạo hữu Bro. Chan đi Miến điện Myanmar để tu học thiền Minh Sát Tuệ Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana) dưới sự dẫn dắt của thiền sư Sayadaw Bhaddanta Janakabhivamsa ở Trung Tâm Thiền Học Chanmyay Yeiktha, thủ đô Yangon. Kể từ sau đó, hàng năm ông đều đến tu học và thực hành thiền Minh Sát Tuệ đã 15 năm tại Miến Điện dưới sự dẫn dắt của nhiều vị Thiền sư khác nhau ở thiền viện Chanmyay Yeiktha ở Hmawbi, Miến Điện.

Bro. Chan đã viết những quyển sách rất nổi tiếng về Phật học, như là: Giáo Trình Phật Học (Buddhism Course), sắp sửa xuất bản bằng tiếng Việt và quyển Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật (Buddhist Pilgrimage), mà quý độc giả đang cầm trên tay. Từ năm 1991 cho đến 2011 khi quyển sách này được dịch ra tiếng Việt và ấn hành, tác giả đã tổ chức 14 chuyến hành hương và đích thân đến Ấn Độ để thăm viếng tất cả những nơi thánh địa quan trọng của Phật giáo, cùng với rất nhiều cao Tăng Ni đến từ nhiều nước Phật giáo khác nhau như Miến Điện, Malaysia.

“Trong một bức thư điện tử (email ngày 16 tháng 9, năm 2011) ông gửi cho tôi (người dịch) để cập nhật những lần hành hương của ông, trong lúc tôi đang biên dịch quyển sách này, ông đã tâm tình rằng:

“Tôi luôn trông đợi những chuyến đi thăm viếng những nơi gắn liền với Đức Phật của chúng ta và cũng để hâm nóng tình đạo hữu, thầy trò với những vị Tăng Ni ở nhiều tu viện, chùa chiềng khác nhau ở những nơi thánh địa. Thứ hai, tôi tổ chức những đoàn hành hương về xứ Phật để cho những Phật tử hành hương được lợi lạc trong việc thanh lọc thân tâm cùng với sự tăng trưởng lòng tin và lòng thành kính đối với Phật, Pháp và Tăng.”

Ông thường xuyên từ bi trao đổi những thông tin và kinh sách Phật học với người dịch. Ông đã giúp người dịch thật nhiều về bản quyền, chỉnh sửa, cập nhật thông tin và những CD hình ảnh gốc chụp những thánh tích vô cùng quý giá mà ông đã công phu thực hiện và chọn lại trong suốt gần 20 năm hành hương qua - ND”.

Hiện nay ông làm cố vấn hóa nông bán thời gian cho những nghiên cứu nông nghiệp ở Malaysia. Phần thời gian còn lại ông nghiên cứu và giảng dạy Kinh tạng tại nhiều Hội Phật giáo ở Thung lũng Klang, Malaysia, viết luận giảng, sách và xuất bản sách về Phật học.

Tác giả là một cư sĩ nghiên cứu Phật học, một thiền giả, người có tâm nguyện cao đẹp và là một tấm gương đáng kính và đáng được tri ân trong sự nghiệp truyền bá Phật Pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 2014(Xem: 11671)
Một xứ sở được nhiều người biết đến như là nóc nhà của thế giới bởi sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh với rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục đỉnh cao EVEREST. Hơn thế nữa còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng có cơ hội tìm hiểu được.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6629)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6509)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9906)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8087)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18731)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132483)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13794)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13093)