Lời Người Dịch

05 Tháng Hai 201200:00(Xem: 9726)

HƯỚNG DẪN
HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT
(Ấn Bản Mới 2011)
Nguyên tác: Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản: Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh 2011

Lời Người Dịch

Tôi không biết bắt đầu bằng câu nào, về tác giả, về thánh địa & những điều chưa bao giờ biết hết. Chỉ có một điều là, không hiểu vì sao, sau khi đọc tôi cũng muốn tất cả các bạn và những người con đáng mến của Đức Phật cũng đọc được quyển sách này.

Tác giả đã bỏ ra nhiều thời gian và những chuyến đi để viết quyển sách này từ năm 2001 như một món quà tặng cho mọi người quan tâm đến Phật giáo. Và từ đó đến nay, ông đã luôn tiếp tục lên đường và thường xuyên cập nhật thông tin để hiệu chỉnh, bổ sung cho quyển sách của lần ấn bản này. Trong suốt thời gian biên dịch, tôi mới cảm thụ được rằng tác giả đã luôn luôn xúc động khi ông viết về quyển sách này, trong từng mỗi một thánh tích hay khi tìm thêm được những chi tiết lịch sử về thánh tích đó, như ông đã từng tâm tình với tôi.

Một quyển sách viết về một cuộc hành hương đến xứ Phật, nhưng một lần đọc qua, bạn sẽ ngỡ ngàng như tác giả đã đọc giùm chúng ta rất nhiều tàng thư kinh điển đồ sộ. Bạn sẽ có cảm giác như mình vừa đọc hết lịch sử của vua Asoka, mười mấy tập Tây Du Ký Sự (tức “Đại Đường Tây Vực Ký”) của ngài Huyền Trang hay Ký Sự Phật Quốc của ngài Pháp Hiển và những nghiên cứu của nhiều thế hệ tiên phong lỗi lạc sau này. Những ghi chép và sự kiện của tất cả họ trong hơn 20 thế kỷ như đan quyện vào nhau trong cùng một câu chuyện hành hương đầy thăng trầm và lãng mạn.

Đầu tiên, theo lời khuyên dạy của Đức Phật trước khi Người từ giã trần gian, những nơi hành hương quan trọng nhất là Bốn Thánh Địa (Tứ Động Tâm) là nơi sinh, nơi giác ngộ, nơi khai giảng giáo Pháp và nơi Bát-Niết-bàn của Đức Phật. Vua Asoka là người hiểu được ý nghĩa những thánh địa là gắn liền với cuộc đời Đức Phật và ngài đã triển khai thêm bốn thánh địa khác, đó là những nơi gắn liền với cuộc đời Đức Phật du hành và thuyết giảng giáo lý là Savatthi, Sankasia, Rajagaha và Vesali.

Vậy tổng cộng là có Tám Thánh Địa Quan Trọng với gần 100 thánh tích & những nơi đáng dừng chân thăm viếng khác trên đường hành hương.

Trong ấn bản thứ ba, sau nhiều năm tự thân hành hương và gặp gỡ với những người bạn là những Tăng Ni ở miền Phật giáo, tác giả đã tìm thấy được thêm nhiều sử tích, di tích gắn liền cuộc đời những bậc A-la-hán đại đệ tử của Phật, những nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa Phật giáo và những thí chủ cúng dường cao thượng ngày xưa và gần đây. Tác giả là một nhà biên tập rất kiên nhẫn, về ấn bản thứ ba này, ông mất gần một năm để biên tập lại quyển sách.

Khi bạn hành hương, quyển sách này sẽ trở thành một trong những Cẩm Nang hướng dẫn trong tay mình. Bạn sẽ lần lượt viếng thăm từng khu hay vùng thánh địa và sẽ chiêm bái những di tích trong từng thánh địa trong 1 hay 2 ngày. Khi nghỉ đêm, bạn có thể đọc lại những di tích mà hôm sau mình sẽ đến viếng thăm, hoặc trong khi ngồi trên xe buýt hoặc ngồi nghỉ ngơi trước khi bước đến một thánh tích, bạn cũng có thể vào đọc lại về thông tin thánh tích đó. Điều đó, trong bối cảnh đang hành hương, sẽ làm bạn nhớ mãi về thánh tích đó. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, để lo cho việc tôn kính, lễ lạy và chánh niệm đúng như tâm nguyện ban đầu của chuyến đi.

Nếu bạn đọc đã từng đọc chi tiết về những cuộc hành hương của hai nhà Hành hương Trung Hoa là Pháp Hiển và Huyền Trang, bạn có thể không cần đọc lại các Mục 3, 4, 5 & 6 trong Phần I, vì trọng tâm của quyển sách này là nói về chi tiết Lịch Sử các Phật tích, Thánh tích & Lịch trình Hành hương từ Phần II, III, IV & V. Tuy nhiên, đối với những ai chưa đọc những ghi chép của ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, thì cần đọc lại những chuyến đi lịch sử đầy cảm động này. Mục đích của tác giả trích dẫn lại chi tiết của những cuộc hành hương này là vì (1) Để cho đọc giả hiểu được ý chí, công sức và chi tiết hành trình của hai nhà chiêm bái Trung Hoa này, vì (2) Tác giả muốn cho những độc giả hiểu rằng những lịch sử, Phật tích, Thánh tích xưa được ghi chép trong Kinh Điển và lịch sử đóng góp của vua Asoka là trùng khớp với những ghi chép của Pháp Hiển và Huyền Trang, và vì (3) Thứ ba, điều quan trọng nhất là hầu hết những Phật Tích, Thánh Tích quan trọng nhất của Ấn Độ đều được khai quật bởi những nhà khảo cổ vĩ đại nhưng đều được dựa vào những ghi chép của hai nhà hành hương này trong 2 quyển ký sự là: Ký Sự Phật Quốc và Ký Sự Tây Vực.

Nếu không có 2 cuộc hành hương này, và 2 quyển ký sự này, ngày nay có thể chúng ta đã không thể nào tìm lại được và khôi phục lại những Phật Tích, Thánh tích ngày xưa, vốn đã bị chôn vùi bên dưới đất qua mấy ngàn năm.

Quyển sách cũng kèm theo nhiều hình ảnh của từng Phật tích, thánh tích quan trọng mà tác giả cũng đã miệt mài chụp và lựa chọn trong gần 20 năm qua. Trong khi đọc về một di tích nào, các bạn có thể lật ra cuối sách để nhìn ảnh và hình dung ra được cách quyển sách miêu tả về di tích đó. Nếu các bạn chưa đủ duyên để làm một chuyến đi đến miền Phật giáo, thì các bạn cũng đã có cảm giác là đã đi được một phần, với sự hiểu biết cùng với những hình ảnh minh họa này.

………………

Một cuộc hành hương về xứ Phật, đến Tám Thánh Địa Quan Trọng này có thể là một trong những quãng thời gian hạnh phúc nhất và mãn nguyện nhất trong cuộc đời của một người và làm cho chúng ta chợt nhận ra mình thật là may mắn khi được ngắm nhìn những nơi thiêng liêng cổ kính ngày xưa mà tràn ngập một lòng thành kính và bâng khuâng không thể nào tả hết được.

Massachusetts, mùa Thu 2011 (PL. 2555)
Lê Kim Kha

 

Lời Cảm Ơn

Kính tặng quyển sách này cho các thầy:
HT. Thích Thanh Từ
TT. Thích Thông Phương
& các thầy: Khế Định, Bảo Tú, Thông Kim, Khả Kiến (Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Thường Chiếu) & Sư Cô Như Pháp, các thầy đã là nguồn động viên cho tôi thật nhiều trên bước đường học Phật và làm Phật sự.
Xin thành tâm biết ơn thầy Thích Trúc Thông Tịnh, người đã giúp đỡ tôi trong nhiều năm làm Phật sự, ấn hành kinh sách, và cũng là người giúp đọc lại bản thảo.
Cảm ơn những Phật tử Nguyễn Thị Thu Nga, Ngô Đức Lân, Lê Hoàng Phi đã giúp đỡ tôi trong việc đánh máy bản thảo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 2014(Xem: 11638)
Một xứ sở được nhiều người biết đến như là nóc nhà của thế giới bởi sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh với rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục đỉnh cao EVEREST. Hơn thế nữa còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng có cơ hội tìm hiểu được.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6554)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6465)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9859)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8052)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18652)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132430)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13764)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13061)