Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

16 Tháng Giêng 201808:58(Xem: 5504)

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 4
(Thăm thạch động của ngài Mahā Kassapa tại Kê Túc Sơn– Kukkuṭasampāta)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

 



duong ve Truc LamTừ Bodhgāya theo hướng Đông, chúng tôi bộ hành về thành Vương Xá. Trời rất lạnh, chỉ khoảng sáu, bảy độ. Chúng tôi thức dậy vào hai rưỡi sáng. Sương trắng bàng bạc. Tự giác, mọi người xếp đặt lại lều trại đã ướt sũng. Công việc luôn được làm trong im lặngtỉnh thức, cố không tạo âm thanh nào quá lớn. Vệ sinh cá nhân xong, chúng tôi quy tụ về một gốc cây to nhất tụng một thời kinh an lành, hồi hướng đến chư thiên cùng muôn loài chúng sanh khác. Sau đó, mọi người tuần tự lấy một ít nước nóng đã được phân công nấu sẵn vào bình. Cúi đầu tri ân nơi trú ngụ thêm lần nữa, chúng tôi bắt đầu chuyến bộ hành trong ngày khi bầu trời vẫn một màu đêm tối.

Đường về Kê Túc Sơn xuyên qua những cánh đồng cải vàng xen lẫn mạ non và cây thốt nốt. Sương mù giăng mọi lối. Khung cảnh thật bình dị và nên thơ. Thi thoảng đoàn lại băng qua một vài xóm nghèo. Những căn nhà tềnh toàng, tạm bợ. Nhiều người dân hiếu kỳ kéo nhau ra xem “đoàn du tăng nước ngoài kỳ lạ”. Từng cặp mắt đen, sâu hun hút nhìn chúng tôi với vẻ ngạc nhiên. Vài em bé cố đu người, chồm qua khỏi vai mẹ, len lén nhìn. Chim chóc líu lo. Đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Thoảng trong không gian là mùi hương ngây ngấy của món trà sữa đang sôi, lan ra từ một quán nhỏ ven đường. Hạnh phúc đến trong tôi thật khẽ khàng như chùm hoa đêm xuân vừa hé nụ. Ôi! Yêu xiết bao cái bình yên đến chân thật này.

Càng đến gần Kê Túc Sơn mọi người càng chánh niệm. Bước chậm dần do đôi bàn chân đã phồng rộp. Lúc này đây, tôi cảm nghe cái thọ như thật sanh diệt qua mỗi bước đi rõ hơn bao giờ hết; cái tâm yếu đuối như một kẻ lắm lời dây dưa hoài không dứt. May mắn thay, tôi vẫn kịp đến chân núi để hạ trại và đi bát độ thực.

Kê Túc Sơn, tên như là núi. Xa xa nhìn lại ngọn núi như một cái chân gà có ba móng chụm lại. Đây cũng là nơi ngài Mahā Kassapa trú ngụ và thực hành mười ba pháp đầu đà qua nhiều năm tháng. Thời đức Phật còn tại thế, núi không như bây giờ. Năm một trăm hai mươi tuổi, ngài Mahā Kassapa thấy phận sự đã xong (Ngài là người đứng ra chủ trì cuộc kết tập lần đầu tiên), nhân duyên với chúng sanh đã hết. Ngài đến chân núi Vebhāra, thành Vương Xá, nhiếp tâm thị hiện nguyện lực để nhập diệt. Ngài nguyện cho ba ngọn núi ghép vào nhau, phủ lên thân xác ngài. Do nhân duyên như vậy màKê Túc Sơn ngày nay.

Đầu giờ chiều chúng tôi bắt đầu leo núi. Một ngàn bảy trăm bậc cấp không nhiều nhưng quả là cam go cho ai cổ chân đang sưng tấy. Những bước đi khó nhọc, nặng nề dần. Tưởng nhớ hình dáng xưa, khi tuổi đã quá già, ngài Mahā Kassapa vẫn một mình lần mò lên xuống, khất thực gieo duyên cũng trên chính con đường này, lòng tôi ngậm ngùi, xót thương tấm gương cao cả của ngài biết mấy. Tín tâm kiên định, cuối cùng chúng tôi cũng lên tới đỉnh.

Nơi vách đá cô liêu, lạnh ngắt, chúng tôi quỳ đảnh lễ chân dung ngài. Có lẽ vì đã nằm suốt những đêm sương giá, đi qua những chặng đường đã để lại máu rơi; quỳ nơi đây, nhìn nụ cười bao dung của ngài mà chúng tôi không ngăn được nước mắt. Những giọt nước mắt tri ân sâu sắc dành cho bậc trưởng thượng – Người đã vì tăng trưởng đức tin, tinh tấn cho hàng Sa môn hậu học đã không ngại gian nguy thực hành đủ mười ba pháp đầu đà cho đến trọn đời. Lặng yên giây lát, chúng tôi tụng kinh rồi hành thiền. Chúng tôi ngồi rất lâu, rất lâu, như muốn tìm chút hình dáng xưa của Người còn vương sót quanh đây!



Chiều dần trôi, chúng tôi đảnh lễ từ giã khi sương đã bắt đầu rơi nặng hạt. Tâm bình an và kiên định, đường về sao quá đỗi thêng thang. Gió lùa qua từng kẽ đá như nhắn gửi lời ngài

Trong thửa ruộng mênh mông
Của đệ tử Đức Phật,
Ngoại trừ bậc Vô Thượng
Ta tối thắng đầu đà
Không ai bằng ta được.

Ta phụng sự Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.

Là con bậc Gotama
Không tham đắm tam y
Chỗ ở hay thức ăn,
Như đoá sen thanh tịnh
Chí nguyện hạnh xuất ly
Vượt lên cả tam giới.

Với bậc đại ẩn sĩ,
Cổ dựng trên niệm xứ,
Tay dựa trên chánh tín,
Đầu viên mãn thánh trí
Du hành thật thanh lương.

 


doc duong 101 copydoc duong11doc duong13doc duong19doc duong 33
su20su7duong ve Truc Lamdoc duong20doc duong13doc duong 62doc duong 33chua noi ngai maha kassapa tu tập2chua noi ngai maha kassapa tu tậptreemADdoc duong 65doc duong 48

Chú thích của BBT:
1. Bodhgayā Việt dịch là Bồ Đề Đạo Tràng. Nơi đây được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt đối với Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô BodhGaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam bang Bihar, cạnh dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjara).
2. Thành Vương Xá (Rājagaha) là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở vì núi non bao quanh do vua Tần Bà Sa La (Bimbīsara) trị vì vào thời đức Phật còn tại thế.
3. Mahā Kassapa dịch Việt là Ma Ha Ca Diếp hay Đại Ca Diếp. Vị Sa-môn vô địch về pháp tu khắc khổ đầu đà trong Phật giáoThánh Tăng Đại Ca Diếp. Đại Sa-môn nầy là người duy nhất, trong hàng các cao đồ của đức Phật, đã tuyệt đối giữ đúng giới luật!

Lúc còn tại thế, đức Phật đã có năm đại đệ tử thượng hạngĐại Ca Diếp (Mahà Kassapa), Xá Lợi Phất (Sàrìputta), Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna), A Nậu Lâu Đà (Anuruddha) và A Nan Đà (Ananda).
4.  
Núi Kê Túc cách Bồ đề Đạo Tràng khoảng 45 km. Tuy nhiên, để vào được đây phải đi mất hơn 1 tiếng đồng hồ lái xe do đường quanh co. Mặt khác, 10km cuối là đường đất nên khá xóc và bụi. Từ Bồ Đề Đạo Tràng, sau 1 tiếng xe chạy (phải đi xe nhỏ khoảng 16 chỗ trở lại, xe lớn không vào được) sẽ đến Ga tàu hỏa Gurpa—đây cũng là trạm trung chuyên để lên núi. Đi bộ từ ga vào chân núi khoảng 1,2km đường đất, xuyên giữa rừng cây, ta đến được chân núi. Chính vì không thuận đường và leo khá cao (khoảng 1,2km bậc thang, nên không có mấy đoàn hành Hương lên núi viếng hang của Tổ Ca diếp.

Truyền thuyếtkinh điển cho rằng, Sơ Tổ Ca Diếp đã ôm bình bát của Đức Phật trao truyền, vào núi Kê Túc Ẩn tu rồi nhập diệt.
Khi tổ từ chân núi lên đến đỉnh, khối núi đá to lớn trên đỉnh đã tách làm 2—tạo 1 lối đi nhỏ cho Tổ đi vào. Đến khi chọn được 1 nơi ưng ý—mặt hang hướng ra phía sông, Sơ Tổ đã ẩn tu tại đây cho đến khi nhập diệt.
Sau này, Phật giáo Tây tạng đã có công sửa chữa và xây tam cấp lên núi như ngày nay để người hành Hương có thể dễ dàng tiếp cận với hang của tổ. Hiện đường đi đã dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ còn khoảng 200m cuối vẫn phải leo đường đất.
Phía trên, ngoài hang của Tổ, Phật giáo Tây tạng đã xây dựng một tháp Phật lớn theo truyền thống Tây tạng—tuy nhiên cho đến nay, toàn bộ khu tháp đã phải chuyển sang sự quản lý của người Ấn Giáo.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Năm 2016(Xem: 6278)
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5422)
Nếu ai đó xác định đây là một chuyến du lịch theo kiểu dân thường, ham shopping, chơi bar, ngắm thắng cảnh và thử các trò chơi vui… thì hẳn sẽ như một chị bán vải chợ Bến Thành nói: “Hành, hành, hành… một trăm thứ hành mới đến một chữ hương!”.
26 Tháng Chín 2015(Xem: 5585)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý.