Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 6

25 Tháng Giêng 201810:05(Xem: 5701)

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 6
(Viếng các di tích tại Rājagaha - Vương Xá
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Kỳ 7 Kỳ 8 Kỳ 9 Kỳ 10

truclamtinhxa8
Chư Tăng dâng hoa cúng Phật tại Trúc Lâm Tịnh Xá

Xuất phát từ Bồ Đề Đạo Tràng, tránh những con đường lớn, những xa lộ ồn ào, chúng tôi men theo những lối mòn nhỏ, qua núi đồi, qua cánh đồng, qua những ngôi làng đơn sơ, hẻo lánh. Chọn đi những con đường khúc khuỷu, gian nan, chúng tôi ngầm hiểu từ tận đáy lòng ấy là cho bản thân một cơ hội, một món quà giản đơn để được cảm nhận một cách chân thật những khó khăn và tấm lòng từ bi vô bờ của Đức Phật và chư vị Thánh Tăng thời ấy. Vì lẽ đó nên quãng đường chúng tôi đi, luôn dài hơn so với đi đường chính rất nhiều lần. Mọi người thường thức dậy lúc tinh mơ và chỉ hạ trại nghỉ qua đêm khi trời đã nhá nhem tối. Nước vùng này cũng khan hiếm, những giếng nước ven đường hoặc trong xóm làng cái thì hư hỏng, cái thì đã khô, cộng với thời gian vội vàng nên hầu như không ai trong đoàn kịp tắm rửa, giặt giũ. Những tấm y giờ đã ngả màu vì bụi đường và sương gió. Những miếng rách đã xuất hiện lỗ chỗ do vướng phải cây dọc đường. Những mảnh rách lớn, dài thường do trượt té.

buddhist_pilgrimage_pap_revSau khi từ giã thạch động của ngài Mục Kiền Liên, Đoàn lại bộ hành xin vào tá túc tại một ngôi chùa của người Thái trong thành Vương Xá để tiện cho việc nghỉ ngơi và nhất là để giặt giũ và khâu vá lại y. Chúng tôi dành ba ngày để đến chiêm bái các di tích, nơi đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật cũng như sự phát triển của Giáo Pháp tại Vương Xá thành này. Đoàn lần lượt viếng : Tịnh xá Veḷuvana , suối nước nóng Tapoda, hang Sattapaṇṇī, miếu thờ rồng Maṇiyara, vườn xoài Jīvaka, nhà giam đức vua Bimbisāra, hang động Sonabhandara, hang động Thất Diệp và hương thất của Đức Phật trên đỉnh núi Gijjhakūṭa. Sẽ còn lại gì sau cát bụi của thời gian! Một triệu đại huy hoàng, phồn hoa được trị vì bởi đức vua Bimbisāra anh minh giờ đã mất. Cảnh tượng một ngàn lẻ ba vị thánh tăng cùng với Đức Phật từ từ bộ hành vào thành. Các tầng lớp người dân, giáo sĩ đứng chật cả hai bên đường, xì xào to nhỏ, bình phẩm về một tăng đoàn trang nghiêm, thanh tịnh mà lần đầu tiên họ thấy. Xa xa phía trước là đức vua Bimbisāra cùng với thân quyến, quan thần, tướng lĩnh, các thương gia giàu có và uy tín- Họ kính cẩn với nước thơmtràng hoa cung nghinh Đức Phậttăng đoàn vào cung điện- Tất cả đó chỉ mãi là một hình ảnh đẹp trong tưởng tượng của những người hành hương. Rồi trải qua thời gian niên sử, một vài trường đại học, viện bảo tàng, chùa tháp được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau đã mọc lên trên mảnh đất này. Những tầng lớp nông dân nghèo khổ tập trung về. Họ sống bằng đủ loại công việc chân tay và nhờ lòng hảo tâm của những người hành hương rộng lòng từ ái. Cảnh vật Vương Xá thành không quá đẹp, nên thơ nhưng cũng đủ cho những ai đến đây cảm nhận được sự yên bình, chân chất.

Đảnh lễ, tụng kinh và hành thiền tại hương thất của Đức Phật trên đỉnh Linh Thứu xong, trên đường bộ hành về, chúng tôi bắt gặp một tử thi để bên đường, được che sơ sài bằng một tấm vải vàng. Người dân Ấn Độ là vậy: Họ sống đời dị giản hơn phần lớn phần còn lại của thế giới. Họ thích thú truy cầu sự thăng hoa nội tâm hơn là sự tiến bộ của khoa học ( ít nhất là những nơi tôi đã đi qua). Sáng uống trà sữa, trưa là mấy chiếc bánh Jabati kẹp với móm khoai tây hầm nhừ, chiều tối và tinh mơ là thời gian dài họ dành cho cầu nguyệnlễ lạy. Họ quý trọng tất cả sự sống dù nhỏ nhất nhưng lại xem thường sự chết của chính mình. Có lẽ họ hiểu được rằng: Sự chết của mình chỉ là một điểm khởi đầu cho một hành trình khác. Cả đoàn dừng lại tụng một thời kinh quán tưởng bên xác chết rồi lại lặng lẽ lên đường.

Đỉnh Linh Thứu mờ dần phía sau lưng chúng tôi. Mỗi bước chân đi là để trở về. Trở về trong khoảng cách mỗi lúc một ngắn hơn và lắng sâu mãi trong nỗi niềm biết ơn vô hạn.

tung-kinh-o-truc-lam-tx2tung-kinh-chu-nguyen-cho-tu-thi-chuan-bi-theu-ben-duongtruclamtinhxa9
truclamtinhxa8truclamtinhxa7truclamtinhxa6truclamtinhxa4docduong105docduong2doc-duong-104dau-tich-dau-banh-xe-bo-tu-thoi-duc-phat

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6645)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6512)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9919)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8104)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18743)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132490)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13829)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13122)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 12690)