25 Người Thứ Ba Trở Lại

24 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 8049)


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Người thứ ba trở lại

Mùa Vu Lan năm Phât lịch 2550 đảo Hòn Đỏ (Từ Tôn) người người đến viếng thăm đông đảo. Một phần đi lễ chùa, một phần đi viếng cảnh.

Nhà sư Viên Mãn tuổi tuy đã già song vẫn còn ngồi tiếp chuyện với các đệ tử viếng thăm. Trong số quan khách có một người ngồi đăm chiêu nhìn ra trùng dương bát ngát xanh thẳm. Sư Viên Mãn chợt nhận ra và sau khi tiễn đưa khách, nhà sư đã đi đến ngồi bên cạnh vị khách .

- Bây giờ tôi mới nhận ra ông là ông Phương. Ông đến chùa đã hơn hai mươi năm rồi. Ngày đó còn thưa khách nên được nói chuyện với ông, có rất nhiều thích thú.

 Sư cụ cùng với Phương ra ngồi nơi ghế đá dưới cội bồ đề phía đông Hòn Đỏ. Sau đây là câu chuyện của hai người tri kỷ về Hòn Đỏ và chùa Từ Tôn (thật ra là chỉ có ý kiến riêng của vị khách mà thôi)

- Thưa sư cụ, hai mươi năm trước con lần đầu tiên bước chân lên Hòn Đỏ, lòng con rất an nhiên và hạnh phúc vị con đã cảm nhận được nơi này là một cảnh đẹp tự nhiên nhờ có công thầy mà nên dáng một thắng cảnh của quê hương Khánh Hòa. Bên cạnh đó ngôi chùa Từ Tôn đơn sơ nhưng đầm ấm. Giữa cảnh hoang vu và khô héo này có được một ngôi chùa, một vị sư lấy sức lao động bản thân để xây dựng. Là một kỳ tích, là một minh chứng cho cõi đời đầy phức tạp này có một công trình khiêm nhường nhưng rất đáng kính phục.

Hôm nay con trở lại nơi này, cảnh vật đã khác xưa nhưng con có một vài ý nghĩ cá biệt. Bạch sư cụ, cảm nghĩ đầu tiên của con là cảnh chùa hôm nay đẹp đẽ và tươi nhuận hơn mấy năm trước. Ở khắp nơi trên Hòn Đỏ đều có hình tượng bóng dáng của các chư vị Phật. Hòn Đỏ hôm nay có đầy đủ uy thế của một danh lam. Tuy nhiên con không khỏi nao lòng khi nhìn cảnh tượng khắp đó đây đều lưu quá nhiều bút tích, tượng Phật trên bãi đá, vách đá, hốc đá. Đã biết rằng nơi nào cũng là đất Phật, hiện thân của đấng từ bi hằng luôn có trong mọi nơi, mọi chốn. Song lòng con không thể nào ngăn được ý nghĩ là chúng ta đã thế tục hóa Hòn Đỏ. Trước đây con có một ý nghĩ rằng Hòn Đỏ là một thắng cảnh để du khách đến chiêm ngưỡng cảnh trời mây biển nước và lắng lòng đón nhận hương vị thiền khi từ thế giới thiên nhiên bước chân vào chốn thiền viện. Con vẫn hằng ao ước rằng chùa Từ Tôn luôn luôn là một thiền viện, một ngôi chùa khiêm nhượng chào đón du khách sau khi đã ngắm no đủ cảnh sắc thiên nhiên, để bước vào tĩnh lặng của tâm hồn.

Con đã hằng ao ước chung quanh đảo, chung quanh chùa có những hàng cây được trồng quy mô có ích cho chùa và cho cảnh quan, những bãi đá để môn đồ ngồi tĩnh lặng tham thiền, để du khách có đôi phút giây ngồi trút bỏ những bận rộn của thế gian trước trời mây biển cả. 

Con vô cùng buồn bã khi con nhìn thấy nơi bãi đá trước kim thân Quán Thế Âm Bồ Tát, nơi chòm cây, ghế đá, nơi có thể coi như là đẹp nhất của đảo, đã có từng nhóm người ngồi ôm nhau, mùi cá thịt nướng xông bay nồng nặc lẫn với những tiếng cười đùa phàm tục nghe đến buồn nôn. Con biết đây là một nỗi buồn của nhà chùa, một bất lực không thể nào giải quyết, một thảm trạng của sự sa sút tâm linh của một số thanh niên hiện đại.

Theo con, ngày trước con đã đi trong tĩnh lặng để nhìn ngắm cảnh trí trên đảo, lòng đã gặp thiên nhiên, hồn đã gặp được nét u trầm của chùa. Bóng chùa đã để lại trong hồn con một cảnh tượng xa xưa đã từng có trên chùa Linh Phong (còn gọi là chùa ông Núi ở Phù Cát, Bình Định.) Trong danh thắng có danh lam. Trong bóng mát của rừng có bóng ẩn hiện của mái chùa. Còn bây giờ thì dường như Hòn Đỏ đã bị thế tục hóa đi ít nhiều.

 Vẫn nhìn ra ngoài biển cả mênh mông, sư Viên Mãn chậm rãi nói trong suy tư:

- Tất cả đều là giả tạm. Cảnh con đang thấy trước mắt cũng là giả tạm. Nay đang có thì ngày mai có thể không còn nữa. Tất cả những điều con trông thấy là sự thật. Nhưng sự thật trong một giai đoạn nhất thời. Con nên biết: tất cả đều là vô thường. Những tượng Phật trên bãi đá, trong hốc đá, dưới bóng cây, trước đây bốn mươi năm không hề có. Rồi một mai cũng sẽ mất đi và chỉ còn biển và đá, trời và mây. Tất cả đều là giả tạm. Cái còn lại, chỉ còn trong tâm của con mà thôi. Để tâm hồn được yên tịnh, con nên suy ngẫm và chiêm nghiệm hai câu thơ này:

Nước mây hằng tự tại
 Vàng đá chẳng vô tri

Hãy tìm hiểu cho thật thâm sâu, con sẽ nhận thức được những ảo diệu của câu thơ. Và thông suốt tư duy về cõi đời này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2015(Xem: 15488)
Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu một video clip nói về ngôi thiền viện này do hãng phim Sen Việt thực hiện nhân dịp Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng sắp tổ chức buổi ca nhạc “Đêm Thiền Pháp Thiền Ca”,
08 Tháng Hai 2015(Xem: 8274)
Sáng nay, 07-02 (nhằm ngày 19-12-Giáp Ngọ), tại chùa Từ Tôn đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu chùa Từ Tôn (Đảo Hòn Đỏ, tổ Sơn Hải, phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
13 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5389)
Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được duyên may theo anh Tùng Phong đi thăm chùa Từ Tôn trên đảo Hòn Đỏ. Đó là ngày 17 tháng giêng Ất Dậu. Tùng Phong nói với tôi : Thầy Chúc Minh sẽ đón chúng ta vào lúc 14 giờ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13942)
Miền Tây cũng là nơi xuất thân của Hòa thượng ân sư Thích Thanh Từ. Tâm nguyện rộng lớn của Hòa thượng là trên vùng đất miền Tây này sẽ xây dựng một ngôi thiền việncho những người con Phật có một nơi tu học, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, "một niệm chí thành muôn thiên hộ trợ".
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10197)
Tu Viện Sơn Tùng là một tu viện Phật Giáo tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet , cách thành phố Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc. Thượng Tọa Thích Minh Dung, người khai sáng và trụ trì ngôi già lam này cho biết tu viện Sơn Tùng rộng 5 mẫu Tây, với mặt đất bằng phẳng có thể sử dụng được toàn bộ. Hiện Thượng tọa đã trồng hàng trăm cây tùng núi và nhiều loại cây cảnh khác.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14025)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 8288)
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 9242)
Câu chuyện về một chuyến đi đã tạo cho chúng tôi thêm nhiều suy tư về lẽ mầu nhiệm của Phật pháp. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu các pháp. Khi chúng ta phát nguyện với một hạnh nguyện trong tâm ý, nhưng đôi khi việc làm lại do vô minh dẫn dắt, khi đủ duyên, chúng ta sẽ bắt gặp sự gia hộ, dẫn dắt chúng ta trở về con đường như hạnh nguyện ban đầu.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 4733)
Ở Hà Nội, phía Tây hồ Hoàn Kiếm, dọc theo trục Bắc Nam, có một đường phố ngắn (chỉ 300m) phía Bắc tiếp nối với phố Lý Quốc Sư, phía Nam đụng với phố Trường Thi, nằm gọn trong phường Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm, mang tên Phố Nhà Chung , thời Pháp thuộc gọi là Rue de la Mission (phố Hội Truyền Giáo hoặc Phố Hội Thừa Sai).