Tứ Tất Đàn - một phương pháp giáo dục trong Phật giáo

21 Tháng Hai 201712:19(Xem: 6137)

TỨ TẤT ĐÀN -
MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHẬT GIÁO
Nhật Ký Giáo Dưỡng - Tâm Thường Định

 

gia_dinh_phat_tuTrước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độniềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.

Riêng ở quốc độ này, “Mục đích chính trong trường học tại Hoa Kỳ là để cung cấp cho sự phát triển tiềm năng trọn vẹn của từng học sinh để sống đạo đức, sáng tạo, và có hiệu quả trong một xã hội dân chủ." (“The main purpose of the American school is to provide for the fullest possible development of each learner for living morally, creatively, and productively in a democratic society”)[2]. Còn thời Việt Nam Cộng Hoà thì triết lý giáo dục được đặc trên nền tảng: nhân bản, dân tộc, và khai phóng[3]. Ngày nay, không biết nền tảng Giáo dục Việt Nam của chúng ta đang đặt ở đâu?

Riêng trong Phật Giáo, thiển ý của chúng tôi là sứ mệnh và mục đích tối hậu vẫn là “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.” Nói cách khác là Tự mình tìm ra chân lý, giúp người thấy ra chân lý, và tất cả đều giác ngộ ra sự thật/chân lý. Còn tổ chức Gia Đình Phật Tử thì lấy Bi-Trí-Dũng làm nên tảng. Ngoài Đức dục, trí dục, và thể dụcchủng tử và huân tập là những phương tiện thiện xảo để giáo dục tuổi trẻ ngày nay. Tuy nhiên chúng tôi muốn đề cập đến Tứ Tất Đàn trong việc sự Giáo dục trong Phật Giáo

Theo Hoà thượng Thích Thái Hòa, trong bài Tứ Tất Đàn Và Sự Ứng Dụng Trong Cuộc Sống, Thầy giải thích như sau:

Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩa là nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết phápthành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng. 

Nội dung Tứ tất đàn gồm có: 1. Thế giới tất đàn; 2. Vị nhân tất đàn; 3. Đối trị tất đàn; và 4. Đệ nhất nghĩa tất đàn. Đây là bốn phương pháp mà Đức Phật đã tùy duyênbất biến, giảng dạy và thành tựu viên mãnchúng ta có thể áp dụng ngày nay. Vì tính chất tùy duyên ở trong đạo Phật, chúng ta cũng tùy duyên sinh hoạt, giảng dạy, và hoằng Pháp cho thế hệ kế thừa những phép kỉnh sau:

1) Thế giới tất đàn: Vì sự an lạchạnh phúc của chúng sanh, đức Phật đã dùng phương tiện tùy thuận chúng sinhthuyết pháp và giảng dạy.

2) Vị nhân tất đàn: Ngài vì tùy vào căn cơ trình độ cao hay thấp, tâm lýchủng tử của mỗi người mà dùng phương tiện này, phương tiện khác để họ dễ tiếp thu, mau tiến hóa hầu sống hài hoà an lạc.

3) Đối trị tất đàn: Ngài vì tùy thuận chỗ mê lầm và tâm bệnh của chúng sinh mà nói Pháp đối trị, như một vị Bác sỹ giỏi tùy bệnh cho thuốc để hồi phục.

4) Đệ nhất nghĩa tất đàn: Khác với 3 tất đàn trước, chỉ là phương tiện, thì Đệ nhất nghĩa tất đàncứu cánh và là mục đích giáo dục của đạo Phật. Khi đức Phật thấy cơ duyên của chúng sinh đã thuần thục Ngài không dùng phép tương đối mà khai thị con đường Trung đạoNhị đế (hai sự thật), thật tướng của các Pháp,  để thuyết cái thật tướng của vạn pháp để cho chúng sanh sớm giác ngộ

Như huynh trưởng Tâm Minh Vương Thuý Nga chia sẻ, “Đây là nét đặc sắc của Giáo dục Phật Giáo nói chung hay giáo dục của đức Thế Tôn nói riêng. Trong một thời Pháp của đức Thế tôn lúc Ngài còn tại thế, Ngài thường vận dụng 4 tiêu chuẩn hay 4 nguyên tắc để trình bày một vấn đề (một sự thật, một chân lý…)” Hoà thượng Thích Thái Hoà còn căn dặn:

Quý vị phải biết rằng, trong Thế gian tất đànĐệ nhất nghĩa tất đàn,  nên nói theo thế gian mà không sai với chính nghĩa; nói thuận theo với thế gian mà không sai với Niết bàn; ở trong sinh tử mà không sai với Niết bàn giải thoát.

Cũng vậy, trong Vị nhân tất đànĐệ nhất nghĩa tất đàn, trong Đối trị tất đànĐệ nhất nghĩa tất đàn.

Chúng ta phải tùy căn cơ, tùy từng hoàn cảnh của con người, từng hoàn cảnh xã hộigiáo hóa, chúng ta tùy thuận mà không tùy thuộc. Vì sao? Vì trong Đối trị tất đàn, trong Vị nhân tất đàn, trong Thế gian tất đàn, mỗi cái đều có Đệ nhất nghĩa tất đàn. Cho nên, trong cái tùy duyêntính chất bất biến bên trong.

Đây là điều mà các anh/chị/em cần phải học tập, chiêm nghiệm để có thể hành đạo được ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Nói tóm lại, Tứ tất-đàn là bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục mà Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã thực hành và giảng dạy. Theo gót chân Ngài, chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh / học sinh / đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanhxã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ cho rằng sự ra đời của Đức từ phụ vẫn là mang lại sự giác ngộgiải thoát cho tất cả chúng sanh. Mà muốn thành tựu được sự giác ngộ giải thoát này, chúng sanh, mà nhất là chúng ta, cần phải huân tập, tu dưỡngchuyển hoá thân lẫn tâm từ khổ đau thành cuộc sống an vui, hạnh phúcthanh thản cho mình và cho người, ngay bây giờ và cho cả tương lai.

Tâm Thường Định

Reference:

1. Tâm Minh Vương Thuý Nga, Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT, Trang nhà Thư Viện Hoa Sen.

http://thuvienhoasen.org/ a17351/phuong-phap-truyen-dat- trong-giao-duc-phat-giao-va- trong-moi-truong-gdpt

2. Thích Hạnh Bình, Đạo Phật Xưa Và Nay, Trang nhà Quảng Đức.

http://quangduc.com/a42869/2- dac-tinh-giao-duc-cua-phat- giao

3. Thích Thái Hoà, Tứ Tất Đàn Và Sự Ứng Dụng Trong Cuộc Sống, Trang nhà Thư Viện Hoa Sen.http://thuvienhoasen.org/ a13153/tu-tat-dan-va-su-ung- dung-trong-cuoc-song

[1] The four pillars of learning,

http://www.unesco.org/new/en/ education/networks/global- networks/aspnet/about-us/ strategy/the-four-pillars-of- learning/

The four pillars of learning are fundamental principles for reshaping education:

Learning to know: to provide the cognitive tools required to better comprehend the world and its complexities, and to provide an appropriate and adequate foundation for future learning.

Learning to do: to provide the skills that would enable individuals to effectively participate in the global economy and society.

Learning to be: to provide self analytical and social skills to enable individuals to develop to their fullest potential psycho-socially, affectively as well as physically, for a all-round ‘complete person.

Learning to live together: to expose individuals to the values implicit within human rights, democratic principles, intercultural understanding and respect and peace at all levels of society and human relationships to enable individuals and societies to live in peace and harmony.

[2] http://www.ascd.org/ASCD/ pdf/journals/ed_update/ eu201207_infographic.pdf

[3] Nguồn – Wikipedia.org.  Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Chính sách văn hóa giáo dục, trang 5, Hội đồng Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng hòa (1972)


Bài đọc thêm:
Tục Đế Chân Đế, Tứ Tất Đàn, Bốn Điều y Cứ, Cây Đuốc Duyên Khởi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8349)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5904)
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4192)
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4864)
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức & ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9458)
"Lên non mới biết non cao. Lên face mới biết face bao não phiền" là một trong rất nhiều câu nói hài hước dí dỏm trong bài giảng của nhà sư về facebook đang gây bão mạng. Với kiến thức uyên thâm và cách truyền tải, giảng dạy hài hước, sư thầy đã phân tích những ưu và mặt trái của mạng xã hội. Khiến những người nghe vừa cười vừa ngẫm.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9606)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 7087)
Các bạn cũng như tôi, nếu đã quyết tâm chọn con đường cao thượng, thì hãy trang bị cho mình những hành trang cần có: lòng từ bi, nghị lực, tâm bồ-đề, kiên nhẫn và biết chấp nhận… chứ đừng mang theo những thứ như hận đời, buồn chán, thù ghét, lìa bỏ trách nhiệm, sự nhu nhược… thì bạn sẽ tiếp tục thất bại bất cứ lúc nào. Cuộc đời tu sĩ không như bạn nghĩ, nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một áo giáp để chống chọi với vô vàn quân địch (tham-sân-si) thì không nên ham vui bước vào. Hãy tự mình suy nghĩ và đưa ra định hướng cho cuộc đời, khi quyết định chọn con đường hướng thượng, vượt thoát bóng đêm là bình minh tự nhiên xuất hiện". Giác Minh Luật
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4259)
Không ít bạn đã chọn lối sống u ám: than thở, chán nản, trách móc và luôn nhìn đời bằng nửa con mắt, hẹn hẹp trong cái vỏ ốc của riêng mình. Qua góc nhìn từ những chia sẻ thực tế của các bạn trẻ, thì than thở cũng chỉ nằm gọn trong những nguyên nhân: Gia đình, bạn bè, công việc, học tập, tình yêu… Than thở về những “chủ đề chính” để các bạn sẵn sàng bằng giọng điệu chán nản, ngán đời mỗi ngày. Những chia sẻ thường gặp như: “Cuộc sống mình sao quá bận rộn, đến nổi không còn thời gian để ngồi ăn một bữa cơm với gia đình” trong khi đó lại dành hết thời gian của mình cho việc đi chơi, xem phim, tán gẫu v
19 Tháng Chín 2015(Xem: 5713)
Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 5968)
Đại đức Giác Minh Luật là một tu sĩ trẻ, hiện đang là Chủ nhiệm CLB Nhân Sinh, TP. HCM với số lượng hơn 2.000 thành viên trong nước và nước ngoài. Dưới sự dẫn dắt của Sư Giác Minh Luật, CLB Nhân Sinh ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.