Đức Phật Với Tuổi Thơ The Buddha With Children (song ngữ)

07 Tháng Bảy 201911:08(Xem: 4029)

ĐỨC PHẬT VỚI TUỔI THƠ
THE BUDDHA WITH CHILDREN
TRANH TÔ MẦU PHẬT GIÁO
Tranh: Thích Nhuận Đức | Thơ: Thích Nhuận Thường
Chuyển Sang Anh Ngữ: Nguyên Giác | Hiệu Đính: Kyo York
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 

duc-phat-va-tuoitho

Nếu phải bình chọn nhân vật cống hiến cho văn hóa Phật giáo năm qua, tôi không ngần ngại đề xuất nhị vị Đại đức Thích Nhuận Đức và Thích Nhuận Thường. Đóng góp của hai thầy, theo tôi, là thầm lặng nhưng vô cùng to lớn cho thế hệ trẻ Phật giáo hiện tại và tương lai.

Với bộ tranh thơ Đức Phật với tuổi thơquý thầy đã thực sự đem lại một làn gió mới, tươi nhuận, sinh động và thực sự làm lay động trái tim con người, dù trẻ hay già.


Lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh của thầy Nhuận Đức vẽ Đức Phật nắm tay cháu gái bé nhỏ, chỉ về phía xa, nơi gương trăng tròn vạnh, tôi đã ồ lên kinh ngạc: Sao mà dễ thương thế! Đức Phật thật bình dị, gần gụi, đúng là ông Bụt trong cổ tích - một ông Bụt luôn hiện ra đúng lúc và hỏi: Vì sao con khóc? Con buồn ư? Được rồi, Bụt sẽ kể chuyện cho con nghe nhé! Bụt sẽ dẫn con đi chơi. 
1-tomau05
Và cứ thế, những câu chuyện của Bụt và bé nối dài theo những bước chân, có khi ở bờ ruộng, khi bên bờ đê, khi trên con đường làng thơm hương hoa cỏ dại với chú chó nhỏ chạy theo chân, có khi dưới một cội cây râm mát, hay khi Ngài cùng bé lội xuống chiếc ao xinh thả cá. Cả một khung trời tuổi thơ êm đẹp hiện ratheo những bức tranh của thầy Nhuận Đức. Ở đó, những đứa trẻ quấn quýt bên Phật. Ngài hiền như một bà mẹ; Ngài ân cần như một người cha; và nữa, Ngài thân mật, chan hòa, minh triết như một người bạn lớn…

Chỉ vậy thôi, những bức tranh của thầy Nhuận Đức đủ làm cho tuổi trẻ bị mê hoặc, người lớn trầm trồ vì sự giản dị mà lay động; và rồi, thầy Nhuận Thường đã thêm một lần sáng tạo nữa, khiến cho người ta ngạc nhiên hơn với những vần thơ tuyệt diệu. Một người vẽ tranh, một người đề thơ, hai vị “song kiếm hợp bích” cho ra đời những bức tranh thơ không chỉ khiến cho trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng phải mỉm cười, kinh ngạc!


Có phải tôi vì yêu mến những bức tranh ấy mà nói quá lên chăng? Không đâu! Tôi đã đem những bức tranh thơ của hai thầy khoe với nhiều người. Những ông bố, bà mẹ đang có con nhỏ, đang tìm những món ăn tinh thần của Phật giáo phù hợp với con họ, họ thích thú đã đành; ngay cả những người bạn tôi, mà tôi hay cho là “vô cảm”, “khắc nghiệt” trong nhận định và đánh giá về người khác cũng “ồ” lên ngay khi xem tranh, rồi vỗ đùi cười lớn khi đọc những câu thơ đề. Đơn giản vì họ đã hòa vào một thế giới khác, một thế giới trực cảm của tuổi thơmột thế giới mà nơi đó không có chỗ cho những lớp bụi mờ của kinh nghiệm, phán xét, của kiến thức, của triết luận dẫy đầy.

Hãy nhìn vào bức tranh “Niêm hoa vi tiếu” phiên-bản-tuổi-thơ (H.1), bạn thấy gì: Đức Phật ngồi trên tảng đá nhỏ, cỏ dại lún phún mọc quanh. Tay cầm đóa sen nhỏ giơ lên, mắt Ngài khẽ nhắm, yên lặng. Đám trẻ vây quanh, ngước những ánh mắt trong trẻo như những viên bi ve lên nhìn - không có dấu hiệu gì cho thấy chúng là đám “lục tặc” cả. Ý chỉ Thiền tông chăng? Không! Đơn giản chỉ là Đức Phật cùng các bé ngắm hoa thôi. Thầy Nhuận Thường đã đề thơ như thế này: “Phật nâng cành hoa nhỏ / Giữa hội chúng tuổi thơ / Em lặng nhìn không nói / Mà an vui vô bờ!”.

Hay như bức tranh “Ngón tay chỉ trăng” (H.2). Phật nắm tay bé, chỉ lên trăng. Có phải Phật đang nói với bé rằng: “Này con gái nhỏ, sự thật không liên hệ gì đến các từ ngữSự thật giống như là mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Trong trường hợp này, các từ ngữ được xem như là ngón tay. Ngón tay có thể chỉ vào vị trí của mặt trăngTuy nhiên, ngón tay không phải là mặt trăng. Khi con muốn nhìn thấy mặt trăng, con cần phải nhìn xa hơn là ngón tay, có đúng không?”. Không đâu! Có lẽ Phật chỉ nói với bé y như câu thơ của thầy Nhuận Thường: “Mẹ ơi Phật có dạy / Người ít giận hay cười / Lòng thanh trong trí sáng / Như trăng sao trên trời”.

Đó chính là cái hay, cái tuyệt vời của hai thầy. Với lối diễn đạt bình dị nhất có thể, hai thầy đã chạm đến trái tim của tuổi thơ. Mà sự bình dị nhất chính là sự vĩ đại nhất. Chẳng phải khối người đã cố công tìm kiếm sự bình dị để rồi vướng vào mớ cạm bẫy lùng bùng không lối thoát của ngôn từ, của kiến thức khô cứng đó sao!

Chân lý vốn bình dị như vậy đó. Nó đến tự nhiên như cách thầy Nhuận Đức đến với những bức tranh thơ ấy. Đó là khi thầy mải loay hoay tìm kiếm phương phápgiúp cho các bé đến chùa vui mà học, thầy tìm nhiều cách tiếp cận, cho đến khi thầy phác thử một bức tranh Đức Phật với tuổi thơ bằng bút chì cho các em tập tô màu: một thế giới đã mở ra!
 

Ban đầu, những đứa bé háo hức đến chùa vui học. Rồi những ông bố, bà mẹ cũng nhận thấy một phương pháp giáo huấn đơn giản mà tuyệt vời dành cho con. Những bức tranh của thầy đã được họ chia sẻ, in ra cho con tô màu. Họ bắt đầu hối thúc thầy vẽ. Và họ thử gom lại in thành tập, tặng nhau. Cuối cùng là một tập sách ra đời, gồm 22 bức tranh thơ. 30.000 bản in, chỉ trong thời gian ngắn đã hết vèo. Một con số kỷ lục. Nhu cầu vẫn còn quá cao, do đó thầy Nhuận Đức phải tiếp tục chuẩn bị cho lần tái bản tiếp theo, cũng như chuẩn bị tiếp cho tập 2 sớm xuất bản.

Còn gì xúc động hơn khi thấy các em háo hức chuyền tay nhau tập tranh thơ về Đức Phật. Theo đó, Đức-Phật-tuổi-thơ đã đến với những lớp học ở vùng sâu, vùng xa. Đức-Phật-tuổi-thơ đã đến với các em trong các nhà mở, trong các bệnh viện, trong nhiều gia đình. Đức-Phật-tuổi-thơ cũng đã vượt biên giới sang Mỹ, Ấn Độ… Các bà mẹ, các “mạnh thường quân” đang kêu gọi cùng nhau chung tay đưa Đức-Phật-tuổi-thơ đến với trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật, đến với hàng triệu trẻ em đang khao khát những món ăn tinh thần giản đơn, tinh khiết, có thể nuôi dưỡng tâm hồn trong veo thơ trẻ, giúp cho các em tránh những loại “độc tố” từ những trò game bạo lực, những trào lưu vô bổ…

Ai cũng biết, những hình ảnh đẹp như thế ắt hẳn sẽ theo các bé đi suốt cuộc đờiGiáo dục bằng những bức tranh tô màu Phật giáo, như thế, tại sao không?!
 

pdf_download_2
duc-phat-voi-tuoi-tho

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8438)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5951)
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4248)
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4932)
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức & ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9518)
"Lên non mới biết non cao. Lên face mới biết face bao não phiền" là một trong rất nhiều câu nói hài hước dí dỏm trong bài giảng của nhà sư về facebook đang gây bão mạng. Với kiến thức uyên thâm và cách truyền tải, giảng dạy hài hước, sư thầy đã phân tích những ưu và mặt trái của mạng xã hội. Khiến những người nghe vừa cười vừa ngẫm.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9684)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 7148)
Các bạn cũng như tôi, nếu đã quyết tâm chọn con đường cao thượng, thì hãy trang bị cho mình những hành trang cần có: lòng từ bi, nghị lực, tâm bồ-đề, kiên nhẫn và biết chấp nhận… chứ đừng mang theo những thứ như hận đời, buồn chán, thù ghét, lìa bỏ trách nhiệm, sự nhu nhược… thì bạn sẽ tiếp tục thất bại bất cứ lúc nào. Cuộc đời tu sĩ không như bạn nghĩ, nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một áo giáp để chống chọi với vô vàn quân địch (tham-sân-si) thì không nên ham vui bước vào. Hãy tự mình suy nghĩ và đưa ra định hướng cho cuộc đời, khi quyết định chọn con đường hướng thượng, vượt thoát bóng đêm là bình minh tự nhiên xuất hiện". Giác Minh Luật
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4301)
Không ít bạn đã chọn lối sống u ám: than thở, chán nản, trách móc và luôn nhìn đời bằng nửa con mắt, hẹn hẹp trong cái vỏ ốc của riêng mình. Qua góc nhìn từ những chia sẻ thực tế của các bạn trẻ, thì than thở cũng chỉ nằm gọn trong những nguyên nhân: Gia đình, bạn bè, công việc, học tập, tình yêu… Than thở về những “chủ đề chính” để các bạn sẵn sàng bằng giọng điệu chán nản, ngán đời mỗi ngày. Những chia sẻ thường gặp như: “Cuộc sống mình sao quá bận rộn, đến nổi không còn thời gian để ngồi ăn một bữa cơm với gia đình” trong khi đó lại dành hết thời gian của mình cho việc đi chơi, xem phim, tán gẫu v
19 Tháng Chín 2015(Xem: 5741)
Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6030)
Đại đức Giác Minh Luật là một tu sĩ trẻ, hiện đang là Chủ nhiệm CLB Nhân Sinh, TP. HCM với số lượng hơn 2.000 thành viên trong nước và nước ngoài. Dưới sự dẫn dắt của Sư Giác Minh Luật, CLB Nhân Sinh ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.