Đạo Diễn Lê Cung Bắc Tâm Nguyện Với Đạo Phật - Giác Hạnh Nguyện Thực Hiện

01 Tháng Ba 201200:00(Xem: 17627)
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Đạo diễn Lê Cung Bắc
tâm nguyện với đạo Phật

Giác Hạnh Nguyện thực hiện

blankĐức Phật đã dạy 5 điều tốt đẹp. Mình phải tự giác thực hiện 5 điều đó, tự giác rất khó. Tôi quen nhiều tầng lớp, nhiều nghệ sĩ ở khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài, tôi thấy mình nói thì rất dễ nhưng làm thì rất khó...

1. Ông quan tâm đến đạo Phật từ lúc nào?

Tôi quan tâm đến đạo Phật từ lúc nhỏ bởi vì gia đình tôi là gia đình Phật tử, tôi đã quy y.

2. Đạo phật đã ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực đạo diễn của ông?

Đạo Phật ảnh hưởng toàn bộ cuộc đời của tôi vì tôi tin vào giáo lý của ông Bụt. Chúng ta sống ở đời phải tin luật nhân quả. Tôi luôn luôn tâm niệm 14 điều răn của đức Phật nên trong những tác phẩm nghệ thuật của tôi, trong những bộ phim của tôi đều có nhất quán giáo lý của đạo Phật. Không ít thì nhiều tôi cũng đưa vào đó vài tình huống, vài hình ảnh hoặc vài âm thanh của Phật giáo. Điều đó thể hiện sự nghiền ngẫm của tôi, sự hiểu nghề của tôi. Tôi tin rằng khi tôi làm phim thì đó là cuộc sống, ngoài những tác phẩm mà tác giả viết ra, tôi còn gửi gấm vào đó tâm nguyện, suy nghĩ của tôi về cuộc sống, trong đó giáo lý đạo Phật là nhân đạo.

Những tác phẩm của tôi có ít nhiều triết lý Phật giáo và tôi xem đó như nghệ thuật hoằng pháp. Tôi nhìn ra được điều đó và có nhiều người đã nói với tôi như thế, đem lại tốt đẹp cho cuộc đời. Nét đẹp đó là gì? Là lòng từ bi của đạo Phật nên trong tư tưởng của tôi có thấp thoáng không ít thì nhiều những điều đó.

3. Ông đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh hàng ngày như thế nào?

Cuộc sống là sự lôi cuốn, ham muốn. Con người sống bằng ham muốn rất nhiều, tôi cũng thế nên 15 năm nay ở nhà tôi có một tượng Phật đồng đốc. Nơi đó tôi thường ngồi tĩnh lặng để đi đứng và đọc sách trong đó có sách Phật giáo. Cuộc sống là nghệ thuật, trong đó có Phật giáo.

Trên lầu tôi có làm Thiền lâm các. Buổi sáng và chiều tôi ngồi tĩnh lặng để nhìn cuộc đời và nhìn mình. Đó là thái độ mà tôi chọn. Mình sống và nhìn lại mình. Cuộc đời nhiều người mù mịt dấn thân vào tội lỗi, khi nhìn lại mình và điều chỉnh sẽ bớt gây tội lỗi. Con người không biết nhân quả dễ hành động sai lầm và sai lầm đó đưa tới tội lỗi có hại cho mình và cho đời.

4. Từ khi biết Phật pháp, ông đã đạo diễn được bao nhiêu bộ phim có nội dung Phật giáo?

Những bộ phim tôi làm đều thấp thoáng có nội dung Phật giáo, có ích cho mình và cho người.

Nhân vật của tôi là người có đời sống bình thường. Tôi tổ chức quay cảnh xuống tóc, những buổi tụng kinh, những buổi thuyết pháp, thầy trụ trì nói về khu du lịch là ngôi chùa ở làng chài. Trong những cảnh quay, tôi đưa vào nhân vật chính là một hoàng nam. Đó là nỗ lực trong làm phim. Lối sống của tôi là lối sống nhận thức. Tôi làm khu du lịch đô thị hóa, tôi lồng vào đó những mái chùa, người quét lá, tưới cây, cây là ảnh tượng của Phật giáo.

Trong khi làm phim, tôi lồng vào đó những cảnh, những nhân vật đi vào chùa, thấp thoáng bóng cửa thiền, bóng dáng Phật giáo nằm trong đó.

Bây giờ tôi suy nghĩ đưa lễ hội Phật giáo vào phim. Hầu hết mọi người quan tâm đến mái chùa. Đó là cách tu, cách hoằng pháp của tôi đối với Phật giáo.

5. Trong những bộ phim mà ông đạo diễn ông tâm đắc nhất bộ phim nào? Vì sao?

Bộ phim nói về Phật giáo rõ ràng nhất là phim nhựa Duyên trần thoát tục. Bộ phim đó được sự ủng hộ của đông đảo khán giả trong cả nước và nước ngoài, được đánh giá đạt kỷ lục, được quay ở Nepal, Ấn Độ, và Việt Nam. Phim đó tôi tâm đắc nhất.

Phim Duyên trần thoát tục nói lên triết lý Phật giáo, phim được sự quý mến của nhiều nghệ sĩ Phật giáo trong có tôi, Việt Trinh, ông Phạm Thi Nhân, cô Bích Thủy (nhà văn Bích Thủy), anh Khanh và cả nhà sản xuất. Chúng tôi làm phim lấy tiền để ủng hộ cho những trẻ em tàn tật ở Việt Nam, Nepal và Ấn Độ. Đó là những điều rất tốt.

Tất cả chúng tôi từ đạo diễn, họa sĩ, diễn viên… đều làm với tâm nguyện vì Phật giáo, nói lên lòng tin của chúng tôi đối với đức Phật. Đó là lối hoằng pháp của chúng tôi. Kết quả của phim, cả nhà sản xuất đưa vào làm từ thiện thì đó là việc làm đáng báo động. Tôi nghĩ nếu mọi người đều hưởng ứng, làm được nhiều việc như thế thì đó là điều rất tốt đẹp. Làm từ thiện là điều rất tốt. Làm lợi ích cho mọi người là bố thí, đó là lời đức Phật dạy.

Làm thế nào để mọi người làm tốt? Theo tôi làm thế nào để mọi người không làm điều xấu thì đó là làm tốt cho xã hội rồi, còn nếu làm việc tốt thì quá tốt đẹp.

6. Ông có dự định hay kế hoạch nào để đạo diễn phim Phật giáo có nội dung đặc sắc, hấp dẫn để đem đạo Phật vào quần chúng có hiệu quả hay không?

Tôi có ước mơ điều đó. Phim muốn được như vậy đòi hỏi phải có nhiều điều kiện, kịch bản phải tốt, hòa đồng khi làm việc. Những bộ phim như vậy không dễ dàng gì phổ biến ở thị trường. Phim nói về triết lý Phật giáo chỉ có những người theo Phật giáo thích.

Vấn đề đầu tiền là vốn, điều đó rất khó, trừ những người có tấm lòng, đồng điệu với mình mới lượng sức làm chuyện đó. Những tác phẩm như vậy rất tốt.

Tôi nghĩ bộ phim rất lớn ở Ấn Độ là phim Đường xưa mây trắng, nói về đức Phật, phải tập hợp nhiều điều kiện mới làm được.

Ước mơ của tôi thì có, được hay không còn do điều kiện thực tế.

7. Xã hội muốn hòa bình và phát triển thì con người phải có đạo đức. Đạo Phật là đạo từ bi, trí tuệ và đạo đức. Vậy ông có suy từ gì về việc thông qua công tác đạo diễn để giáo dục cho thanh thiếu niên nhất là học sinh, sinh viên có đạo đức để phục vụ xã hội?

Ý nghĩa giáo dục và định hướng của tôi như đã trình bày ở trên. Trong những phim tôi làm đều có triết lý Phật giáo. Chỉ có đạo Phật mới cho tôi làm người.

Những lời Phật dạy là con đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội. Tôi tâm nguyện như vậy.

Đức Phật đã dạy 5 điều tốt đẹp. Mình phải tự giác thực hiện 5 điều đó, tự giác rất khó. Tôi quen nhiều tầng lớp, nhiều nghệ sĩ ở khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài, tôi thấy mình nói thì rất dễ nhưng làm thì rất khó. Con người am hiểu về Phật giáo cũng chỉ làm được một phần nhỏ thôi.

Mình cố gắng làm, làm thức tỉnh, lay động lòng người, hướng về đức Phật, hướng về điều thiện, làm được như vậy là tốt rồi, chứ những người không biết về đạo thì làm sao? Người biết về đạo phạm tội và người không biết về đạo phạm tội thì ai tội nặng hơn? Nhờ giáo dục, tôi nhận ra người biết về đạo phạm tội thì nhẹ hơn. Có người giải thích cho tôi biết giống như người mù và người sáng, người mù không thấy đường, khi gặp hố không tránh được, người sáng mắt thì đi được đến đích cuối cùng.

Tôi có lòng tin vào Phật giáo, đức Phật là con người giác ngộ được mình và cứu khổ người khác. Phật ở ngay trong lòng chúng ta, chúng ta phải nhìn lại trong tâm mình. Phật tại tâm, cảm ứng đạo giao nan tư nghì.

Xin chân thành cám ơn và kính chúc ông nhiều an lành.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18653)
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8621)
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16141)
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10597)
10 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25739)
10 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9595)