Ngồi Uống Trà Cùng Mẹ - Thích Đồng Tâm

30 Tháng Ba 201200:00(Xem: 13412)
Ngồi uống trà cùng mẹ
Thích Đồng Tâm

blankMẹ của con là đẹp nhất trên đời! Con thương dáng người gầy gầy mong manh của Mẹ trong những buổi chợ sớm mai. Con thương nụ cười đẹp như trăng rằm của Mẹ. Đôi bàn tay của Mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt lành nuôi anh em chúng con khôn lớn. Con thích nhất đôi bàn tay của Mẹ...

(Kính dâng lên Thượng tọa Giáo thọ sư nhân ngày tiễn đưa mẹ)

Câu chuyện cổ tích của con ngày xưa có Mẹ. Mẹ là Bụt, là Bồ-tát thiện lành nâng bước cuộc đời con.

Đó là câu chuyện cổ tích của những ngày mưa tháng sáu… Bên mái hiên nhà, con ngồi ngắm những giọt mưa tí tách rơi qua kẽ lá, ngắm những bong bóng mưa chờ Mẹ về. Khi thì chiếc bánh bò, khi thì vắt xôi hay những thứ quà bánh quê ngọt ngào từ tay Mẹ. Một thứ quà quê ngọt ngon mà dầu có mĩ vị cõi trời cũng không thể sánh được. Vì một điều giản đơn là xôi bánh ở cõi trời dầu có ngon nhưng không phải do bàn tay ấm nồng của Mẹ nấu!

Mẹ của con là đẹp nhất trên đời! Con thương dáng người gầy gầy mong manh của Mẹ trong những buổi chợ sớm mai. Con thương nụ cười đẹp như trăng rằm của Mẹ. Đôi bàn tay của Mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt lành nuôi anh em chúng con khôn lớn. Con thích nhất đôi bàn tay của Mẹ. Mỗi lần con bệnh con đau, chỉ cần đôi bàn tay của Mẹ áp nhẹ trên đầu là tự dưng bao nhiêu khổ đau nóng bức như tan biến. Con thích áp đôi bàn tay của Mẹ vào hai má, thích rúc vào lòng Mẹ như chú gà con. Thích Mẹ vuốt tóc xoa đầu và gãi lưng con trong những ngày hè trời ngột nóng. Cũng chính đôi bàn tay ấy, với chiếc quạt mo cau phe phẩy chưa bao giờ ngừng nghỉ trong những đêm Hè…

Thời dại dột của con trốn nhà đi mấy ngày trời không liên lạc, không chút tin tức gì về với Mẹ. Con đâu biết được rằng gối Mẹ vẫn ướt hàng đêm, chong đèn dầu chờ con bên cửa. Lần thứ hai Mẹ khóc là lần con đậu vào Đại học. Dù mỗi tháng con gọi về là Mẹ phải chạy ngược chạy xuôi. Lần thứ ba con thấy giọt nước mắt Mẹ rơi trên miệng mỉm cười. Đó là ngày con lạy Mẹ xuất gia theo Bụt. Con biết Mẹ hạnh phúc lắm vì Mẹ biết con đã chọn đúng con đường tươi đẹp - con đường của hiểu và thương. Con đi tu không phải chỉ cho bản thân mình mà con tu cho cả ba mẹ, cả gia đình và cho cả muôn loài…

Mẹ ơi, Mẹ biết không?

Hành trình của con đi không phải chỉ có một mình! Trong con có nguyên vẹn hình hài của ba và Mẹ, của cả tổ tiên dòng họ. Ngồi ngắm mình thật kỹ con thấy nụ cười của ba, thấy đôi mắt của Mẹ hiện hữu rất rõ ràng trên khuôn mặt của con. Đôi bàn tay của con cũng là đôi bàn tay của Ba và Mẹ. Thầy dạy con mỗi khi nhớ Mẹ hãy ngắm đôi bàn tay của mình. Đây là đôi bàn tay của Mẹ nè! Mẹ ở ngay trong con. Mẹ có thấy con trong Mẹ không, hả Mẹ? Mẹ ơi, nên cho dù có đi đâu con cũng mang theo Mẹ cùng đi với con.

Mỗi khi con ngồi yên bên Bụt, con thở và cười với Bụt và con cũng thở và cười cho cả Ba và Mẹ nữa. Không có gì có thể tách con ra khỏi Mẹ và cũng không có gì có thể tách được Mẹ ra khỏi con. Mẹ là con và con cũng là Mẹ. Chúng ta có nhau tự ngàn đời rồi, phải không Mẹ của con?

Ngày Mẹ về với Bụt… ngày con tập nhìn Mẹ trong dáng dấp của vô sinh, trong hình hài của bất diệt. Cuộc đời là một trường trải nghiệm và thực tập tâm linh cho hành trình trở về với bản thể. Và Mẹ là biểu tưởng của tình thương bất diệt, của những mầu nhiệm và xinh đẹp nhất trong cuộc đời này. “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt xảo nhất vẫn là trái tim của người Mẹ”.*

Những buổi tiễn đưa sẽ không còn là nỗi niềm sợ hãi. Những khoảng cách ngăn che sẽ không còn là sự vô tận, nghìn trùng. Mẹ đã hoàn thành sứ mạng của Mẹ: Sinh con ra, nuôi dưỡng, chở che và dạy con bài học về vị tha, lòng bao dung. Bài học quan trọng nhất mà con được học từ Mẹ là bài học về tình thương - tình thương vô úy, chân thật không nhạt nhòa theo năm tháng thời gian.

Mẹ là tình thương không có sự khởi đầu và điểm kết thúc. Mẹ có nghĩa là mãi mãi. Là cho đi không đòi lại bao giờ.**

Một tách trà cho con và một tách trà cho Mẹ. Mẹ ơi, Mẹ ngồi uống trà với con Mẹ nhé…!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 5971)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5808)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7577)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6646)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6066)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 6628)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 9838)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18372)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5752)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.