Một Hiện Tượng Siêu Nhiên - Tâm Nhẫn

30 Tháng Ba 201200:00(Xem: 14807)
Một hiện tượng siêu nhiên
Tâm Nhẫn

blankChuyện vãn xong, chúng tôi chắp tay vái chào ra về. Tôi ra về mà lòng còn buâng khuâng nghi ngại. Tôi là Phật tử, nhưng là người khoa học, kẻ kỹ trị, ban đầu tôi nghĩ, đó là hiện tượng MPD (Multi-Personal Disorder) và phương pháp qui y này, có hiệu lực như thôi miên tự kỷ ám thị tâm lý dùng trong Tâm phân học...

Hôm qua (*), tôi cùng gia đình đến viếng ngôi chùa làng. Đây là ngôi chùa nhỏ, nhưng gọn ghẽ với 3 gian và 2 chái, xếp theo hàng dọc. (*)

Gian đầu là chánh điện nhỏ và chái che bằng tole lạnh để Phật tử hành lễ, bên ngoài là sân nhỏ với Đức Quan Âm đá trắng tuyệt đẹp. Sau Chánh điện là phòng khách, sau đó là hậu liêu, sau nữa là chái bếp.

Chúng tôi vào, lạy Phật, xong đến phòng khách. Vừa bước vào, chúng tôi nghe tiếng khóc thút thít, tức tửi, nghe rất “đoạn trường” của một bé gái khoảng tuổi 13. Hóa ra là, trong cô, có một đứa trẻ còn nhỏ hơn nữa, nhỏ đến độ chưa chào đời!

Bé con cho biết “vì mẹ con muốn bỏ con”, “con không có tên”, “con không biết cha mẹ”, và tiếng khóc lúc càng nức nở, tức tửi vì bé muốn làm người mà không được, oan khuất quá đi.

Vị sư trụ trì, quyến thuộc Bồ Đề của tôi, ngạc nhiên khi tiếp gia đình cô bé. Ông nói: “Tôi … không phải Thầy Pháp … mà gia đình đưa đến? … Gia đình hiện ở đâu mà đến đây ?”

Gia đình – cha, chú và một ít người nữa – cho biết, từ Tiền Giang, bảo rằng: Đứa bé con ẩn trong người con ông ấy, dẫn trực tiếp đến, chứ cả đời ông, ông chẳng biết nơi này!

Vị sư đành phải tiếp vị khách còn chưa thành người này, ông ôn tồn và đầy từ bi gạn hỏi …, sau cùng ông hỏi: “Con muốn ta làm thầy con không? Con muốn ở đây làm đệ tử ta không ?”. Thật ngạc nhiên, đứa bé đồng ý. Thế là lễ qui y đột xuất diễn ra cùng với lễ rước vong về chùa.

Mấy tiếng đồng hồ sau, mọi việc suông sẽ, trở lại bình thường. Phải chăng Phật lực thực sự nhiệm mầu? Thực sự hiện hữu mà ta không thấy?

Chúng tôi bước vào. Sau khi chào hỏi, chúc Tết xong, chúng tôi gợi lại vấn đề, ông cũng cho biết, đây là lần đầu tiên. Vì thân thiết, nên tôi hỏi trực tiếp: “Thầy có tin không? Có tin là có linh hồn không?. Ông trả lời thực sự “Chú cũng như tôi, chúng mình không tin, nhưng việc đến, phải giải quyết thôi, như vậy, chú nghĩ sao ?. “Phật tử cũng không biết nữa, Thầy ơi !”

Chuyện vãn xong, chúng tôi chắp tay vái chào ra về. Tôi ra về mà lòng còn buâng khuâng nghi ngại. Tôi là Phật tử, nhưng là người khoa học, kẻ kỹ trị, ban đầu tôi nghĩ, đó là hiện tượng MPD (Multi-Personal Disorder) và phương pháp qui y này, có hiệu lực như thôi miên tự kỷ ám thị tâm lý dùng trong Tâm phân học. Nếu đối với Tâm phân học, họ sẽ gọi là Rối Loạn Nhị Trùng Nhân Cách, (DPD – Dual Personal Disorder) vì chỉ có 2 người trong 1 người, để bảo vệ tự ngã, một cái ngã yếu hơn phải ra đi. Trường hợp này, cái ngã mạnh đã đưa cái ngã yếu hơn đó, đi về chùa. Đó chỉ là một mặt.

Thế nhưng, không phải vậy, còn mặt khác, vì có những chi tiết quan sát được, lại phi logic đối với tâm phân học, như địa điểm, chùa này chưa bao giờ hiện hữu trong hệ dữ liệu tâm trí của họ, làm sao họ có thể đi … chính xác đến chùa? Theo Tâm phân học và cả Tâm sinh lý học, cũng “bó tay”.

Kinh Luận dạy rằng: Nếu cho là có linh hồn, là thường kiến, nếu cho là không, là đoạn kiến. Thế nhưng, “kiến” nào cũng là dữ liệu tâm trí, cũng là “vô sở hữu, vô tánh, vô tự tánh, vô sở đắc,… là Không”! Nhưng nếu, chẳng có “kiến” – cái TÂM – thì lại cũng chẳng có thế gian này. Cho nên, tôi nghĩ rằng, còn cái TÂM, thì vẫn còn những hiện tượng nhị nguyên đoạn và thường, linh hồn và thể xác, mặc cho khoa học nói gì thì nói, vì khoa học, rốt lại cũng là “kiến”!

Đoạn-thường là không hai cũng chẳng một; Trong đoạn có thường và trong thường có đoạn. Vì thế, tôi cho rằng chuyện này là do nhân duyên giả hợp, bởi vì có khi những tiếng động của dao kéo trong phòng phẫu thuật, biết đâu lại làm xúc tác cho hiện tượng tương tự ?

Điều gì có sinh cũng phải có diệt. Hiện tượng này, rồi đến lúc nào đó, bánh xe vô thường phải chuyển hóa thôi!

Cái biết của dữ liệu tâm trí của ta chỉ là 1 phần triệu của hạt bụi, có khi lại ít hơn nữa, trong khi cái ta chẳng biết nhiều như nước của 4 đại dương. Trước khi khám phá châu Úc, thì châu Úc đâu phải là chẳng tồn tại?.

Đức Phật cũng đã đặt vấn đề này với ví dụ nắm lá trong tay và lá cây trong rừng. Cho nên, tìm hiểu mà làm chi, mà nếu có hiểu được, thì có giúp gì cho việc tu tập đâu? Việc trước mắt là gom góp tư lương Bồ-đề gấp gấp thôi! Kẻo lại … có linh hồn … để chu du trong 6 cõi luân hồi!

Bài học gì cho tất cả chúng ta từ đây? Rõ ràng, đây là bài học thiết thực đối với tất cả cư sĩ tại gia và cả những gia đình ngoài đạo, nhất là giới trẻ. Ở đây, là những công nhân trẻ nhập cư, tạm cư tại những khu công nghiệp hay những thành phố, là sinh viên nam nữ tập tành kiểu sống chung, sống thử của Tây phương, nhưng lại không nghĩ đến hệ luỵ của việc này. Phàm làm việc gì cũng có hậu quả.

Những người trẻ tuổi này đã “giải quyết” hậu quả một cách nhanh gọn: Phá thai. Những tiếng cảnh báo của báo giới qua những phóng sự sống động về những nghĩa trang thai nhi, những nghĩa trang trẻ em ảo trên những websites vẫn còn chưa đủ sức cảnh tỉnh giới trẻ. Ở đây, cũng có phần của người lớn dự vào, “bể kế hoạch hóa”, đành “phá” đi. Ở đây cũng có phần góp sức của những người không tin vào tâm linh …

Đạo Phật không ngăn cản tình dục, đạo Phật chỉ dạy con người phải có hành vi tính dục phù hợp đạo đức, cao thượng và an toàn, điều mà tất cả những tiến bộ nhất của nền văn minh nhân loại xưa nay đều đã, đang và sẽ mãi mãi lấy làm chân lý.

Khoa học ngày nay đã có đủ mọi biện pháp phòng tránh thai, sao lại không sử dụng mà lại “vô minh” dấn thân vào tội lỗi? Xin mọi người hãy nghĩ suy thận trọng và sáng suốt trên tình trường, để sao không mang lại những hậu quả không lường.¡

Tâm Nhẫn

(*) Chùa ĐP – Tỉnh BRVT – Ngày mùng 2 Tết và bài viết đã được sự cho phép của vị Sư trụ trì .

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 5984)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5831)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7607)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6730)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6094)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 6657)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 9896)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18406)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5784)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.