Đúng Và Sai

15 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 13439)

ĐÚNG VÀ SAI
Hoàng Tá Thích

blankTrong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, có câu chuyện kể về một người lái buôn bị lạc vào một nơi xa lạ rất kỳ dị. Người lái buôn này là một chàng thanh niên đẹp như Phan An, Tống Ngọc (hai người Trung Hoa thời nhà Tống được kể như là điển hình cho vẻ đẹp đàn ông) theo một đoàn thương thuyền mang hàng hóa vượt biển. Một hôm gặp bão, tàu đắm, chàng thanh niên bị trôi dạt vào một hoang đảo, nằm bất tỉnh úp mặt trên bờ biển. Những người dân trên đảo này đi làm cá, bắt gặp có người bị nạn liền kéo nhau đến cứu. Nhưng vừa lật ngửa chàng thanh niên ra, mọi người đều la lên hoảng sợ. Có người hét lớn: “Quỷ! quỷ!”. Tiếng hét làm chàng thanh niên tỉnh dậy. Vừa nhìn thấy những người dân trên đảo này, chàng cũng hoảng sợ muốn ngất đi. Thì ra những người dân ở nơi này mặt mày xấu xí như quỷ dạ xoa. Cuối cùng thì chàng thanh niên cũng được dẫn đến trình diện một vị quan sở tại. Vừa gặp vị quan này, chàng thanh niên lại suýt bị ngất đi lần nữa, vì vị quan này còn xấu xí hơn những người dân kia. Khi được đưa đến trình diện vị vua của xứ này thì chàng thanh niên mới hiểu ra là càng có địa vị cao thì bộ mặt lại càng xấu xí, và chàng cũng không thể diễn tả được vị vua nước này xấu xí đến mức nào. Trái lại khi nhà vua trông thấy chàng thanh niên kia, thì ngài cũng giật mình thốt lên: “Trời ơi, sao lại có người xấu xí đến như thế, làm ta sợ muốn chết”.

Xem như vậy thì đẹp hay xấu chỉ là một quan niệm, một ước lệ về mỹ thuật của từng nơi mà thôi. Chắc chắn những người dân trên đảo này cũng có thể khen trời đẹp, như những người ở nơi khác, vì không có một bầu trời khác để so sánh. Chắc chắn những người dân trên đảo này cũng thấy nước biển là mặn, vì nước biển mặn là một sự thật khách quan. Nhưng xấu đẹp lại là một vấn đề khác. Mặc dù chàng thanh niên kia cũng có mắt mũi như họ, nhưng lại hoàn toàn khác với họ, nên họ có thể so sánh một cách chủ quan trên quan niệm về mỹ thuật của xứ đó.

Ngày xưa Tây Thi, Dương Quý Phi, Cléopatre… đẹp thế nào thì không biết, nhưng ai cũng biết nữ minh tinh màn bạc Liz Taylor, Marilyn Monroe… là những người đẹp. Thế mà cũng có người không đồng ý như thế. Trịnh Công Sơn nổi tiếng là một người tài hoa, các ca khúc của ông được rất nhiều người yêu thích. Thế mà vẫn có người cho là tầm thường, chẳng có gì hay, có thể vì một lý do nào đó không hiểu được. Tất nhiên họ cũng phải có những lý lẽ nào đó để bảo vệ ý kiến của mình, và cho dù những lý lẽ của họ là khác thường thì cũng không ai có thể khẳng định những lý lẽ đó là sai, bởi đó chỉ là một quan niệm về nghệ thuật, ngay cả khi họ không dựa trên một căn bản nào để nhận định. Có điều, người ta có thể cho người đó là gàn, là quá sức khác người. Tuy nhiên, nếu nói đến một nhân vật như Hitler của Đức Quốc xã thì không ai không đồng ý đó là một kẻ có tội đã giết hàng triệu người Do Thái. Nhưng Hitler đúng hay sai thì lại chưa chắc có thể quả quyết được, vì phải có một lý thuyết vững chắc nào đó thì ông ta mới có thể điều hành cả một chính quyền có sức mạnh ảnh hưởng đến cả thế giới như thế, dù đối với thế giới, Hitler không có chính nghĩa. Hoa Kỳ chấm dứt cuộc Thế chiến thứ hai ở mặt trận Thái Bình Dương bằng hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản giết chết hàng triệu người, rõ ràng là có chính nghĩa, nhưng cũng không thể quả quyết là đúng hay sai được.

Quốc gia nào cũng có những quy ước mà dân chúng phải tuân theo, nhưng không phải quy ước nơi nào cũng giống nhau, mặc dù đều dựa trên căn bản luật pháp, để duy trì trật tự xã hội: ví dụ phần đông trên thế giới, xe đều chạy bên phải, nhưng ở một vài quốc gia như Anh quốc, Hongkong… xe lại chạy bên trái. Đĩ điếm được cho là một tệ nạn xã hội, và đều bị cấm đoán hầu như trên khắp thế giới, nhưng ở một vài quốc gia như Hòa Lan, Ấn Độ… thì lại được coi là hợp pháp, có tổ chức hẳn hòi.

Xã hội nào cũng có những phong tục tập quán, nhưng không phải nơi nào cũng giống nhau. Ví dụ ở Âu Mỹ, ăn mì sợi hút vào sồn sột làm người khác khó chịu thì trái lại ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, điều đó lại bình thường. Nhiều người nuôi chó, thấy tình nghĩa của chó đối với chủ, nên không bao giờ họ có thể ăn thịt một con vật quá gần gũi với mình được, vì người ta cho là tội nghiệp và họ không thích những người ăn thịt chó. Nhưng ở Hàn Quốc, người ta ăn thịt chó như một loại thịt rất phổ thông. Luật pháp của phần đông các quốc gia tiến bộ không cho phép người ta có hai vợ, nhưng ở một vài nước, người đàn ông có thể có bao nhiêu vợ cũng được.

Vậy thì đúng và sai là những điều hết sức khó phân định; cũng vậy, những điều được gọi là hợp pháp hay bất hợp pháp cũng chỉ là dựa theo quy ước, chẳng có điều gì tự thân nó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Thế nhưng điều tốt và điều xấu thì có thể phân biệt được. Theo quan điểm của nhà Phật, điều tốt là điều đem lại lợi ích cho mình và cho người, đem lại lợi ích cho cả hai. Làm lợi cho mình mà đem lại hại cho người thì đã đành không phải là điều tốt; nhưng làm lợi cho người mà mang lại hại cho mình thì nhà Phật cũng không cho đó là điều tốt. Chẳng hạn, cướp của người giàu rồi đem phân phát hết cho kẻ nghèo thì làm lợi cho người này mà lại gây hại cho người kia và bản thân mình có thể phải chịu đựng những rủi ro, chưa kể phải chịu nghiệp xấu, thì rõ ràng không phải là điều tốt theo quan điểm nhà Phật. Nhưng những vị hành Bồ-tát hạnh, chấp nhận thiệt thòi về phần mình để mang lại lợi lạc cho người lại là một vấn đề khác, vì các vị đó hiểu được như vậy là tốt cho tiến trình giải thoát của họ; nghĩa là các vị đó cũng hành xử trên tiêu chuẩn lợi mình lợi người; chỉ khác ở chỗ cái lợi mà họ có được không phải là cái lợi thế tục trước mắt. Phân biệt được để có thể tránh điều xấu, làm điều tốt là một cách sống có thể đưa con người đến thân tâm an lạc như tư tưởng cốt lõi của Phật giáo: “Làm điều thiện cho mình và cho người, tránh làm điều ác cho mình và cho người để cuối cùng đạt đến thân tâm an lạc”. Cái khó là biết phân biệt cho được đúng đắn hai chữ tốt và xấu. „■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 138

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 6443)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6318)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8167)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7263)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6556)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7121)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 10644)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18966)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 6164)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.