Sung Ngọt Sung Chát

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 7283)

SUNG NGỌT SUNG CHÁT
Tấn Nghĩa

sung-ngot-sung-chatCâu chuyện tiền thân Jajovada (Jàkata IV 334) nói về ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với thiên nhiên và toàn xã hội.

Ngày xưa khi vua Bramadatta trị vì ở Ba-la-môn. Khi lớn lên Ngài theo đuồi tất cả các học nghệ rồi Người sống đời tu hành, phát huy mọi khả năng và trí tuệ. Người trú trong khu tịnh lạc trong dãy Hy mã lạp sơn, sinh sống bằng trái và rể cây rừng.

Bồ tát thực hành đầy đủ “tất cả các học nghệ” trước khi xuất gia. Mẫu người xuất gia được nói trong kinh điển Phật giáo không phải là người thất bại trong cuộc đời, thất tình, chán nãn mà xuống tóc đi tu. “Tu” có nghĩa là sửa, điều chỉnh. Đi tu có nghĩa là muốn điều chỉnh co cuộc đời mình tốt hơn. Một người như Bồ tát có thề sống thành công trong cuộc đời thường, nhưng vì muốn “phát huy mọi khả năng và trí tuệ” mà đã đi tu.

Lúc bấy giờ nhà vua, muốn thấy ra được các khuyết điểm của mình, đã đi khắp nơi tìm xem ai có thể nêu ra các lỗi lầm của ngài chăng. Nhưng ngài không tìm được ai nói đến khuyết điểm của ngài cả; trong triều, ngoài triều cũng không thành, ngoài thành cũng không nốt. Ngài nghĩ: “tìm trong nước xem sao?” Đoạn ngài giả trang mà đi khắp nước nhưng cũng không tìm được ai nói đến khuyết điểm mà chỉ nghe nói tới công hạnh của ngài mà thôi.

Nhà vua là một người tuân theo những giới luật. Ông muốn hoàn thiện bản thân nên đã tìm hiểu ý kiến của mọi người về các khuyết điểm của mình. Ở VN, vua Trần Thái Tông cũng là người giữ giới luật rất nghiêm túc. Mỗi ngày vua Trần Thái Tông thực hành việc đánh giá bản thân (sám hối) đến 6 lần.

Vua lại nghĩ: “Ở vùng Hy-mã-lạp-sơn thì sao? Thế là nhà vua vào rừng lang thang đây đó cho đến khi đến nơi ẩn dật của Bồ tát, thân mật hỏi han Ngài và ngồi xuống một bên. Bấy giờ Bồ-tát đang ngồi ăn mấy trái sung chín người ta mang từ rừng về. Sung ngon và ngọt như có rắc đường. Bồ-tát nói với vua: “Thưa Ngài, ngài hãy dùng trái sung này và uống một ít nước”.

Tìm hiểu ý kiến ở chốn thị thành thấy không ai nói đến khuyết điểm của mình nên vua nghĩ tới vùng thâm sơn cùng cốc. Hy-mã-lạp-sơn là nơi có nhiều vị có trí tuệ cư ngụ. Do đó, vua đi đến vùng núi này. Tham vấn những vị có trí tuệ là điều rất quan trọng.

Vua theo lời rối hỏi Bố-tát: “Thưa tôn giả, sao trái sung này lại ngọt quá như vậy?”. Bồ-tát đáp:

Thưa ngài, nhà vua hiện nay trị vì công chính, vì vậy mà trái sung này ngọt đến như thế đấy”.

Thưa, thế thì trong đời vua bất chính, sung sẽ mất đi cái ngọt ngào của nó chăng?”

Thưa ngài, đúng thế. Trong các đời vua bất chính thì dầu, mật, đường v.v..và ngay cả rễ cây, trái rừng đều mất đi cái ngon ngọt của chúng. Chẳng những thế mà thôi, mà cả vương quốc đều trở nên dở dang, vô vị. Nhưng khi những nhà lãnh đạo mà công chính thì những thứ này trở nên ngon ngọt thơm tho, và toàn thể vương quốc đấy vẻ thanh tao, ngào ngạt”.

Bồ-tát nói cho nhà vua biết một mối quan hệ nhân quả giữa việc trị vì công chính và sự ngọt ngào cùa quả sung. Nói rộng ra, việc trị vì của nhà vua ảnh hưởng đến mọi thứ. Ngày nay theo ngôn ngữ mới, có thể nói: “sự trị vì công chính của các nhà lãnh đạo đem lại phẩm chất cuộc sống cho toàn thể xã hội”. Mối liên hệ nhân quả này thì nhà vua chưa biết. Vua cứ nghĩ rằng phải đi hỏi ý kiến của người khác, từ cận thần, dân chúng trong thành, ngoài thành cho đến thâm sơn cùng cốc để biết được những khuyết điểm của mình mà lo sửa chữa. ý muốn của vua mới hoàn thiện ý thức cá nhân. Tuy nhiên, Bồ-tát lại cung cấp một cách kiểm định khác, công chính thì sung ngọt, không công chính thì sung chát. Phương pháp này chính là phương pháp “nhìn quả biết nhân”. Nhà vua luôn luôn sửa chữa khuyết điểm, cai trĩ công chính, điều đó ảnh hưởng tới toàn xã hội. Một người ngồi ở thâm sơn cùng cốc như Bồ-tát, chẳng cần phải thu thập tin tức gì nhiều, chỉ cần quan sát thiên nhiên, cũng biết được phẩm chất cai trị của nhà vua.

Sách sử Đông Á khi nói tới những triều đại suy yếu thường hay dẫn ra những điềm báo như sao chổi, lụt lội, điềm tai dị…nhiều chuyện nêu trong đó có vẻ hoang đường và mang tính huyền bí. Câu chuyện “sung ngọt, sung chát” này khi mới đọc cũng gây cảm giác như vậy. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta biết rằng các chính sách của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều tới thiên nhiên và xã hội. Nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng cao, thực phẩm độc hại…rõ ràng làm thiên nhiền biến đổi. Các nạn này lại xuất phát từ sự trị vì khong công chính. Câu chuyện “sung ngọt, sung chát” này mặc dù được kể cách đây 2.000 năm vẫn còn rất hiện đại.

Vua nói “Thưa Tôn giả, hẳn là như thế”. Đoạn chẳng cho biết ngài là vua, ngài chào Bồ-tát và quay về Ba-la-nại. Để chứng nhận lời nói của vị ẩn sĩ, vua trị vì bất chính, ngài tự nghĩ: “Ta sẽ biết mọi sự đúng sai thế nào”. Chỉ ít lâu sau, nhà vua quay trở lại rừng, chào Bồ-tát và kính cẩn ngồi xuống một bên. Bồ-tát cũng nói đúng như những lời nói trước kia, cùng mời ngài ăn một trái sung chín, nhưng sung lại chát, vua nhổ ra và nói: “Thưa Tôn giả, chát quá!”. Bồ-tát nói: “Thưa ngài, hẳn là nhà vua đang trị vì và là kẻ bất chính, vì khi các nhà lãnh đạo mà bất chính thì mọi vật, khởi đầu từ các trái cây trong rừng, mất hết sự ngọt ngào thơm ngon của nó”.

Sự cai trị tốt là một điểm tựa quan trọng cho đời sống hạnh phúc của người dân. Thời kỳ (danh từ Pali gọi lả kala) là điểm tựa môi trường chung cho cả một cộng đồng. Nó bao gồm mức độ ổn định, xã hoi65m sự ca trị của các cá thể cầm quyền…Nếu gặp phải thời kỳ cai trị của một lãnh đạo không tốt thì đó là một thời kỳ xấu (kala vipatti). Nếu gặp một thời kỳ ổn định, các nhà lãnh đạo sáng suốt thì đó là một thời kỳ tốt (kala sampatti). Điểm đặc biệt của Phật học là nhấn mạnh vào yếu tố điều chỉnh và kiểm nghiệm bằng thực tế. Nhà vua thử kiễm nghiệm các khẳng định của Bồ-tát và thấy đúng như vậy.

Đoạn người đọc hai câu kệ như sau:

Con bò đực vượt dòng quanh quất chạy
Đàn cái theo, hàng ngũ rối tan tành
Người cầm đầu theo đường lối co quanh
Toàn vương quốc hận một thời phóng dật
Bò đực kia, nếu dẫn theo đường thẳng.
Bầy cái theo đuôi nó sẽ ngay hàng
Người cầm đầu nếu công chính một đàng
Cả đám đông sẽ tránh điều bất chính
Khắp vương quốc sẽ sống đời lạc tịnh.

Một thời kỳ không tốt có thể biến thành tốt nếu biết cách điều chỉnh. Một thời kỳ tốt có thể biến thành thời kỳ không tốt, nếu không biết cách điều chỉnh. Vua Trần Nhân Tông biết rõ mối quan hệ nhân quả giữa sự lãnh đạo và tình trạng của cộng đồng. Khởi đầu của triều đại nhà Trần có nhiều điều khuất tất. Điều đó làm giảm sức mạnh của chế độ. May mắn các vua nhà Trần đều hiểu điều đó. Do đó các vua Trần Thái Tông, Trân Thánh Tông, Trần Nhân Tông đều giữ mình nghiêm ngặt. Vua Nhân Tông lại đi khắp nơi cổ vũ cho dân chúng tuân theo Thập thiện.

Sau khi Bồ-tát trình bày về sự thật, nhà vua cho Người biết rằng ngài là vua. Ngài nói: “Thưa Tôn giả, trước đây chính là do tôi mà trái sung được ngọt, rồi sau đó trở thành chát, nhưng nay tôi sẽ làm cho chúng ngọt trở lại”. Vua chào Bồ-tát mà trở về. Nhờ trị vì công chính,.ngài làm cho mọi sự trở lại trạng thái đầu tiên của nó.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 114

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn