Chánh Pháp số 47 tháng 10 2015

02 Tháng Mười 201515:23(Xem: 7158)

CHÁNH PHÁP SỐ 47 THÁNG 10 NĂM 2015


THƯ TÒA SOẠN SỐ 47
(tháng 10.2015)

KHÔNG TRANH

 

chanh phap 47 biaCây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.”

Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công những chú cừu non và những động vật yếu đuối không thể tự vệ; chúng sống như thể để giành nhau rúc rỉa các xác chết. Quạ nương bầy đàn để kiếm ăn, nhưng khi có quyền lợi thì chỉ biết tranh giành cho riêng mình; gặp nguy hiểm, chúng không đoàn kết, chỉ lo tự thoát thân.

Người minh triết sống không tranh.

Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…

Có chăng một chữ ‘tranh’ thì đó là tranh thủ thời gian và cơ hội để mang lại lợi ích và hạnh phúc cho người, cho đời.

Người không tranh là người khiêm nhường. Khiêm nhường chẳng phải là tự ti, cho rằng ai cũng hơn mình; mà chính là tự biết khả năng giới hạn của mình đối với sự vô hạn của đời sống.

(Khiêm nhường không phải là làm bộ tự hạ để kẻ khác nâng mình lên; không phải giả vờ thối lui để người ta đẩy mình ra trước; không phải đóng kịch tâng bốc người khác để họ đáp lại bằng sự ngợi ca mình gấp bội)

Khiêm nhường là đặt mình ra khỏi vòng thị-phi, tranh chấp; nhưng không từ chối trách nhiệm làm đẹp cuộc đời bằng những gì có thể làm được; và bằng những gì có thể làm được, kẻ khiêm nhường luôn giốc hết sức mình cho phúc lạc của số đông.

Trên con lộ nhỏ dẫn qua khu xóm, mấy con quạ giành nhau xác chết của một chú sóc. Nơi kia, giữa những cành lá bạch đàn lao xao trong gió, các chú chim non chưa rời tổ tiếp tục gọi mẹ đòi ăn, và những con chim hiền lành vẫn thản nhiên cất tiếng hót thanh tao đón chào bình minh mới.

NỘI DUNG SỐ NÀY:¨ 

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

¨ NHƠN QUẢ (Điều Ngự Tử Tín Nghĩa), trang 8

¨ NHÂN QUẢ BÓNG MÂY (thơ Ấn Kiên), trang 10

¨ NHỮNG CÁNH HOA RƠI (Thích Như Điển), trang 12

¨ BÀI CA KÍNH NGƯỠNG (thơ Nguyễn Lương Vỵ), trang 15

¨ HÌNH ẢNH LỄ HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ LẦN 9 & ĐẠI TƯỜNG HT THÍCH MINH TÂM, trang 16

¨ TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN TÍN NGƯỠNG CỦA PHÁP NIỆM PHẬT (Thích Đức Trí), trang 20

¨ AYLAN ƠI (thơ Hoang Phong), trang 24

¨ THIÊN THẦN NGỦ TRÊN CÁT (thơ Huệ Trân), trang 25

¨ CON NGƯỜI MẠNH NHẤT (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 26

¨ THIỀN ĐỊNH VÀ BÁT NHÃ LÀM CHO TÂM TÍNH KHÔNG DAO ĐỘNG (Lâm Thanh Huyền), trang 27

¨ TÍNH CÁCH TÍCH CỰC CỦA TÁNH KHÔNG (Nguyễn Thế Đăng), trang 28

¨ ĐẤT THẢN NHIÊN (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 29

¨ CHĂM LO MẸ (thơ Tâm Thường Định), trang 31

¨ PHÁP MÔN – Câu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 32

¨ CHỈ VÌ VÔ MINH – Phật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 33

¨ NGHE KINH, HỌC PHÁP – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 34

¨ THU VỀ (thơ Lê Bảo Kỳ), trang 35

¨ TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO ĐỜI NHÀ LÝ - tt (Nguyễn Lang), trang 36

¨ XẢ BUÔNG (thơ Hoa Cát Phan Văn), trang 38

¨ NHỮNG LÂU ĐÀI DIỄM ẢO (Thiên Hạnh), trang 39

¨ TÂM KHÔNG, KINH LÁ (thơ Mặc Không Tử), trang 40

¨ 5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU CƠN GIẬN (Bạch Xuân Phẻ), trang 41

¨ MAI SAU (thơ Xuyên Trà), trang 42

¨ HÀNH TRANG (Hạnh Chi), trang 46

¨ DÁNG NÚI, ĐI TỚI HIỆN TẠI (thơ Tuệ Thiền Lê Bá Bôn), trang 47

¨ THANH TỊNH TÂM, MỞ KHÔNG GIAN CHO TUỆ GIÁC (Bhikkhu Bodhi - Nhật Tịnh dịch), trang 49

¨ VÀNG HAY RẮN (Thích Minh Chiếu), trang 50

¨ ĂN CƠM, RỬA CHÉN (thơ Chân Minh Trí), trang 50

¨ HỘI CHUYÊN VIÊN PHẬT TỬ (Nguyên Giác), trang 51

¨ PHẬT GIÁO VÀ VĂN HỌC (HT. Tinh Vân - Nguyễn Phước Tâm dịch) trang 53

¨ NẤU CHAY: PUMKIN THÁI TART CHAY (Chân Thiện Mỹ), trang 57

¨ MUA DƯỢC PHẨM QUA INTERNET (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 58

¨ CÓ KHÔNG, CHỜ ĐỢI, KHOẢNG CÁCH (thơ Kha Nguyệt) trang 59

¨ VĂN KIM TRỌNG TẾ THÚY KIỀU (Nguyễn Văn Sâm dịch & giới thiệu), trang 60

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM CHỮ (Steven N), trang 63

¨ HÃY GỌI ĐI, ĐÒ SẼ TỚI (Huệ Trân), trang 64

¨ HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG (Huyền Lam), trang 67

¨ STORY OF SAKKA (Daw Mya Tin), trang 69

¨ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG – chương 5 (Vĩnh Hảo), trang 70

¨ VÀI HỒI ỨC VỀ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V (Huỳnh Kim Quang) trang 72

 

pdf_download_2
ChanhPhap 47 (10.15)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 5971)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5807)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7576)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6645)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6065)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 6628)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 9838)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18370)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5752)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.