● Cải Đạo Là Sự Cải Đổi Lịch Sử Và Ngược Lại Gsts. Noritoshi Aramaki, Đại Học Otani, Nhật Bản

14 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7562)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 
PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Cải đạo là sự cải đổi lịch sử và ngược lại
GSTS. Noritoshi Aramaki, Đại học Otani, Nhật Bản


Trong một buổi cơm tối thân mật và ấm cúng nhân cuộc hội thảo về Phật Học Trung-Nhật lần thứ II tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 10 năm 1987, tôi được vinh dự ngồi cạnh Giáo sư Fang Li Tian, một trong những triết gia hàng đầu của Trung Quốc trong thời kỳ đương đại, và chúng tôi đã bắt đầu cuộc trò chuyện bằng câu hỏi sau:

“Giáo sư Fang này! Tôi nghĩ rằng không những đối với lịch sử văn hóa Tây Phương, mà cả với lịch sử văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, và Nhật Bản củng đã phát triễn theo ba thời kỳ: Cổ Đại, Trung Đại, và Hiện Đại(1). Mặc dù có lẽ là thời điểm chính xác về ba thời đại này không nhất thiết trung lập với nhau. Tuy nhiên ngược lại, trong thời đại “kinh tế tư bản mang tính toàn cầu hóa” như hiện nay thì không có một lịch sử phong tục tập quán nào có thể phát triển độc lập và vì vậy tất cả điều sẽ hướng tới một thời đại mới mang tính toàn cầu. Theo giáo sư nghĩ thì những lịch sử văn hóa sẽ phát triển theo hướng nào trong tương lai tới?

Tôi rất là vui mừng nghe giáo sư Fang trả lời như sau:

 “Thì bây giờ chúng ta đang hướng tới một thời đại mới về một lịch sử văn hóa mang tính toàn cầu!”

Mặc dù tôi không nhớ rỏ những chi tiết về cuộc trao đổi giữa tôi và giáo sư Fang, nhưng sau đó chúng tôi tiếp tục nói chuyện về việc là nền lịch sử (2) mang tính văn hóa sinh thái hay toàn cầu sẽ tiến triển theo hướng nào và chính chúng ta có thể đóng góp được những gì cho sự nghiệp hợp nhất của thời đại hiện nay. Trong bài thuyết trình này tôi xin được đề cập một lần nữa đến cũng những câu hỏi mà tôi đã nêu ra và những câu hỏi này vẫn mang tâm quan trọng hay có tính cấp bách hơn và tôi cố gắng trả lời những câu hỏi này dựa trên một nền tảng mang suy tư triết lý hơn. Tôi đề cập đến khái niệm “suy tư mang tính cách triết học” bởi vì theo tôi không có gì khác ngoài triết học đã từng là và bây giờ đang là triệt để cách mạng - chuyển hoá - qua việc chỉ trích đúng đắn bất cứ sự suy đồi văn hoá nào - chủ nghĩa hư vô - của lịch sử quá khứ và qua việc sáng tạo đúng đắn của bất cứ sự phục hưng văn hóa nào - tính sáng tạo - trong thời đại mới.

Bây giờ liệu chúng ta có thể giả thiết rằng chúng ta đã đi vào thời đại của một lịch sử văn hóa môi trường sinh thái hằng ngày với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu hoá đang chiếm đoạt với sự hủy diệt môi trường của chính nó? Không, không có cách nào như thế, bởi vì tôi nghĩ rằng sự toàn cầu hóa đương đại của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sư hũy diệt môi sinh của nó không thể hình thành lịch sử văn hóa môi sinh mới, nhưng, ngược lại thì, điều đó phải được coi là một triệu chứng của giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa hư vô kỹ thuật Phương Tây - mà chủ nghĩa này ngày càng thúc ép chúng ta phải tạo ra một lịch sự văn hóa mang tính sinh thái môi trường nhưng bản thân nó lại đặt dấu chấm hết cho lịch sử của việc thống trị về kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là càng áp đảo nhiều thì càng kết thúc nhanh hơn.

Nếu cái đề nghị của tôi về việc cần thiết cấp bách phải đánh bại lịch sử mang tính hư vô của nền kinh tế tư bản và hình thành một trang sử mới về sự đa dạng hài hòa của những nền văn hóa sinh thái là đúng. Thì sau đó chính chúng ta phải là những người tiên phong trong việc chuyển đổi lịch sử của chúng ta từ chủ nghĩa hư vô trong quá khứ đến tính sáng tạo như hiện nay. Nhưng phải làm thế nào? Vì vậy những câu hỏi mà tôi đã nêu ra cho giáo sư Fang và cũng tự hỏi chính mình, có thể được đúc kết lại theo những thục ngữ mang tính triết lý hơn. Đó là hai câu hỏi sau:

Làm sao mà sự độc quyền mang tính chiếm đoạtt của kinh tế tư bản lại có thể bị đánh bại trên toàn cầu - có lẽ là do việc diệt tận gốc rể ý thức tập thể suy dồi của chủ nghĩa hư vô kỹ thuật hiện đại khi nó được mỡ rộng đến những điểm sâu nhất trong tiềm thức của chúng ta.

Làm thế nào để hài hòa các văn hóa môi sinh thống nhất nhưng đã đang được tạo ra khắp nơi trên thế giới - có thể qua sự chuyển hóa trên cơ sơ bản chất cộng đồng của đời sống hay là chiều kích số không của sự sống ‘sunyata’ để tạo ra một nền văn hóa môi sinh cộng đồng hài hòa với những văn hóa môi sinh cộng đồng khác.

Để hỏi hai câu hỏi đó một cách cấp bách hiện tại tôi xin đề nghị tìm hiểu những bài học triết học và thực tiễn trong sự chuyển hóa tôn giáo và lịch sử của chính chúng ta: trước hết là từ một nhà sư Việt Nam ngày xưa. Làm thế nào mà vị sư này đã thiết lập để chuyển đổi lịch sử Trung Quốc từ Trung Cổ đến Hiện Đại, về một mặt, và tiếp đến là từ một triết gia người Đức ngày nay làm thế nào ông ta đã sống về mình để chuyển đổi quá trình chuyễn đổi lịch sử hiện đại từ một Chủ Nghĩa Hư Vô, Tư Bản Chủ Nghĩa và kỷ thuật qua một thực tiễn môi sinh và cộng đồng của hữu thể về mặt khác. Như vậy tham luận này sẽ gồm hai phần như sau:

Sự chuyển hóa lịch sử Trung Quốc do thiền sư Việt Nam ngày xưa là Khương Tăng Hội đã chuyển hóa.

Sự chuyển hóa lịch sử hiện đại do triết gia người Đức M. Heidegger chuyển hóa.

Để kết luận tôi muốn rút ra một số bài học triết lý và thực tiễn về sự chuyển hóa tôn giáo của chính chúng ta từ hai trường phái Phật Giáo Cổ Điển và Thiên Chúa Giáo hiện đại để làm nên sự chuyển đổi quá trình chuyển đổi lịch sử của chúng ta:

Tập chung vào tiềm thức hữu thể bây giờ và ở đây bằng cách hành thiền để quan tâm tới và thoát ra khỏi tính tập thể tiềm thức sâu xa nhất.

Sự chuyển hóa trên cơ sở bãn chất cộng đồng của đời sống hay là chiều kích số không của sự sống ‘sunyata’ từ tính tập thể tiềm thức sâu xa nhất qua tính sáng tạo tự do của nền văn hóa môi sinh và cộng đồng duy nhất của chính anh.

Tự tạo cho mình một nền văn hóa có tính cộng đồng và phù hợp với sinh thái để truyền thông một cách hài hoa với những nền văn hóa cộng đồng và môi sinh khác trên quả đất của chúng ta.

Khi đó và chỉ khi đó mà thôi chúng ta mới có thể chuyển đổi được hữu thể bây giờ và ở đây của chính chúng ta trên cơ sở bản chất cộng đồng của sự sống, hoặc là chiều kích số không của sự sống ‘sunyata’ từ Chủ Nghĩa Hư Vô, Tư Bản Chủ Nghĩa và kỹ thuật của thời đại củ sang sự sáng tạo về môi sinh và cộng đồng của thời đại mới. Tôi nghĩ là chính các Phật tử Việt Nam sẽ là những người khởi đầu việc chuyển đổi hữu thể bây giờ và ở đây của chúng ta từ sự độc quyền mang tính chiếm đoạt của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa sang sự hài hoa đa dạng độc đáo của những nền văn hóa môi sinh - vì quí vị đã phải chịu nhiều khổ đau của cuộc chiến tranh Đế Quốc Chủ Nghĩa tàn phá và đã tự thoát ra được chính nó nhờ vào việc là Phật tử chân chính.

Sự chuyển hóa lịch sử Trung Quốc như đã được nhà sư Việt Nam Khương Tăng Hội chuyển hóa.

Sự chuyển hóa lịch sử hiện đại của chúng ta như đã được triết gia người Đức, M. Heidegger chuyển hóa

Kết Luận:
Tiến tới sự chuyển hóa lịch sử hiện đại của Việt Nam do những người Phật tử Việt Nam chuyển hoá.

Chú thích

(1) Xem Noritoshi Aramaki, “History and Buddhism in Creative Ages” trong Zen Buddhism Today, No.1 (do Kyoto Seminar for religious philosophy, Hanazono University, Kyoto xuat ban), 1983. Ở đó tôi đã cố gắng đề suất một lý thuyết tổng quát để giải thích lịch sử và tôn giáo làm thế nào liên hệ với nhau trong ba giai đoạn lịch sử, Cổ Đại, Trung Đại, và Hiện Đại.

(2) Vì những ý đó sẽ được bàn cãi trong bài tham luận này, tôi đã nghĩ rằng lịch sử văn hóa toàn cầu mới phải là lịch sử văn hóa toàn cầu môi sinh và từ đó tôi sẽ gọi trong những gì tiếp theo cái mà giáo sư Fang gọi là một lịch sử văn hóa toàn cầu là một lịch sử văn hóa môi sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 2019(Xem: 3830)
13 Tháng Mười 2016(Xem: 5891)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 5370)
Tổng quan Nghiên cứu về hòa bình cả ở cấp độ lý thuyết lẫn thực tế đã được tăng cường do tầm quan trọng đương thời của nó. Việc tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy hòa bình và hòa hợp đóng vai trò then chốt trong xã hội toàn cầu do bạo lực và các xung đột do con người gây ra ngày một gia tăng. Do vậy mà có cả các nghiên cứu về hòa bình ở các khía cạnh khác nhau như chính trị và tôn giáo, và ở các cấp độ khác nhau như quốc gia và khu vực.