● Ba Đường Hướng Khả Thi Cho Tương Lai Phát Triển Phát Triển Phật Giáo Thế Giới

15 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7734)
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 
PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Ba đường hướng khả thi cho tương lai phát triển
phát triển Phật giáo thế giới 
TT. Thích Kiến Đạt (Shi Jian Da), Viện trưởng Học Viện Phật Học Nam Chúng, Đài Loan

Phật giáo bắt nguồn, phát triển và đồng hành với nhiều học thuyết tư tưởng và trường phái khác nhau ở Ấn Độ, sau đó kết hợp với tư tưởng Trung Hoa và bắt rễ sâu dày ở châu Á. 100 năm gần đây, Phật giáo từ châu Á lại phát triển dần ra toàn thế giới, có nghĩa là Phật giáo đang bước vào giai đoạn phát triển toàn cầu, giai đoạn đối đầu với nhiều tình huống phức tạp. Trong bài viết này, ba phương hướng : 1. Đa văn hóa dẫn đến đường trung đạo, 2. đa tôn giáo đưa đến đối tác, 3. sự đối tác trung đạo dựa trên nền tảng tâm thức. Đó là ba đường hướng được đề ra làm nền tảng cho tương lai phát triển Phật giáo thế giới.

Ở thời Ấn Độ cổ đại, khi có nhiều trường phái triết học và tôn giáo hiện hữu với nhiều phương pháp thực hành cực đoan khác nhau, đức Phật dạy đệ tử của Ngài thực hành con đường trung đạo, tránh xa hai cực đoan đó là hưởng thụ khoái lạc và khổ hạnh ép xác. Ở Trung Hoa, khi tri thức Phật giáo và tuệ giác phát triển rực rỡ, con đường trung đạo luôn luôn là hướng lựa chọn đúng đắn của Phật giáo. Trong kỷ nguyên hiện tại, khi sự toàn cầu đi đến đỉnh cao, đa văn hóa đạt đến cực điểm, thì những tác dụng tiêu cực sẽ sản sinh và ảnh hưởng đến xã hội loài người. Ở đây con đường trung đạo chính là điều cần thiết đáp ứng cho nhu cầu hiện đại.

Những kinh nghiệm quá khứ đã chứng minh rằng ngôn ngữ đối tác là phương pháp tự nhiên nhất đã được Phật giáo sử dụng để giao tiếp với các trường phái tư tưởng và văn hóa khác nhau ở Ấn Độ cũng như ở Trung Quốc. Ngày nay, khi phải đối đầu với nhiều tôn giáo khác như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác, Phật giáo hẳn phải sử dụng một hình thức đối tác rộng lớn hơn để hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình.

Từ khi ngôn ngữ đối tác của Phật giáo trở thành một đề tài phổ quát, lĩnh vực tâm linh lại đóng một vai trò quan trọng. Điều đó có nghĩa là, khi chúng ta bắt đầu đàm luận, chính chúng ta tiếp xúc lẫn nhau. Chúng ta có thể tìm thấy điều này trong trường hợp ảnh hưởng qua lại và bổ sung nhau giữa ba trường phái của hệ thống Đại thừa, và trong sự kết hợp giữa các tôn giáo Phật, Lão, Nho ở Trung Quốc.

Từ kinh nghiệm lịch sử và những thí dụ điển hình nêu trên; chúng ta có thể kết luận rằng là những người đệ tử Phật, ngoài việc đảm nhiệm trọng trách giữ gìn giáo pháp, chúng ta còn phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ lớn lao của minh là làm cho Phật giáo phát triển trên toàn thế giới với hy vọng đem lại cho thế hệ mai sau một xã hội hài hòa và gần gũi nhau hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 2019(Xem: 3832)
13 Tháng Mười 2016(Xem: 5893)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 5373)
Tổng quan Nghiên cứu về hòa bình cả ở cấp độ lý thuyết lẫn thực tế đã được tăng cường do tầm quan trọng đương thời của nó. Việc tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy hòa bình và hòa hợp đóng vai trò then chốt trong xã hội toàn cầu do bạo lực và các xung đột do con người gây ra ngày một gia tăng. Do vậy mà có cả các nghiên cứu về hòa bình ở các khía cạnh khác nhau như chính trị và tôn giáo, và ở các cấp độ khác nhau như quốc gia và khu vực.