● Tầm Quan Trọng Của Việc Tái Cấu Trúc Ngành Ấn Độ Học Đối Với Việc Khảo Cứu Phật Giáo Ấn Độ

15 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7907)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Tầm quan trọng của việc tái cấu trúc ngành Ấn Độ học 
đối với việc khảo cứu Phật giáo Ấn Độ 
PGSTS. Wong Chun-Wai, Đại học Hoa Phạm, Đài Loan

“Indology”- khoa học nghiên cứu về Ấn Độ, là một phương pháp luận xử dụng lịch sử, văn hoá, và tư tưởng Ấn Độ như một cơ sở nghiên cứu để có sự hiểu biết đúng đắn. Trước đây, nhiều Phật tử truyền thống có thể cho rằng việc nghiên cứu Phật giáo Trung quốc quá đơn giản, rằng chỉ cần biết một ít về Khổng giáo hay Lão giáo, thì bạn có thể hiêủ biết tất cả. Cũng như thế, họ có thể dùng kiểu nghiên cứu ấy để tìm hiểu về Phật giáo Ấn Độ. Ví dụ, tại Viện nghiên cứu Nhân văn Châu Á trong trường Đại học Huafan của chúng tôi vào năm 2004, có một Ni sinh đã cố gắng viết một bài nghiên cứu về Kinh “Yuya-girl”, bài Kinh bàn về sự phản ứng qua lại giữa một cặp vợ chồng trong thời Đức Phật tại Ấn Độ. Tuy nhiên, cô ấy xử dụng những khái niệm của Đạo Khổng để chứng minh cho sự đúng đắn của Kinh này. Lúc đó, tôi đã có ý kíên phản đối những cách nghiên cứu theo lối đó. Những ý kiến phản đối chính của tôi là:

Nếu Kinh “Yuya –Girl” là một bài Kinh về lời dạy của Đức Phật cho mọi người vào thời đó thì bạn phải xử dụng tư tưởng, văn hóa, tập quán trong bối cảnh xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Bạn không được dùng các khái niệm của Khổng giáo Trung Quốc để nhận thức vấn đề được.

Việc nhận thức về Kinh Yuya- Girl phải đặt trên nguyên tắc của luật Manu theo phong tục văn hóa Ấn Độ thời đó, do vậy bạn không thể xử dụng những khái niệm của Khổng giáo Trung quốc.

Thật ra, nếu bạn dùng những khái niệm của đạo Khổng để hiểu những ý niệm Ấn Độ qua Kinh Yuya-Girl, đó là quan niệm sai lầm để hiểu biết văn hóa Ấn.

Từ những điểm bất đồng của tôi , tôi phản đối những lọai bài nghiên cứu theo kiểu này. Tuy nhiên, cô ta vẫn tiếp tục viết bài theo nguyên tắc sai lầm này. Những việc như thế làm tôi rất bức xúc. Do đó, tôi muốn viết bài “Tầm quan trọng của việc thiết lập lại khoa Ấn Độ học với sự nghiên cứu Phật học Ấn Độ”. Mục tiêu là hướng đến sự tái lập ngành Ấn Độ học trên cơ sở nghiên cứu lại Kinh điển Phật giáo Ấn Độ, mặc dù đã được dịch sang tiếng trung Quốc, nhưng vẫn là những khái niệm văn hóa Ấn chứ không phải khái niệm văn hóa Trung Quốc. Vì vậy Kinh Lokaprajnapti Loka nidana-vaggo trong Trường a hàm là bước đầu tiên để tái tạo lại bộ môn Ấn độ học cùng với sự nghiên cứu Phật học Ấn Độ.

Từ khóa: ngành Phật học, nghiên cứu Phật học, Ấn Độ học, Kinh Yuya-Girl, Trường a hàm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10911)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10298)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9683)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9287)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4940)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4767)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10857)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3430)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11960)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9797)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.