● Đưa Giáo Lý Nhà Phật Vào Cuộc Sống

15 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7852)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

ĐƯA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀO CUỘC SỐNG
TS. Phan Văn Hoàng

Mỗi buổi sáng, giở tờ báo, chúng ta bắt gặp không ít những tin tức không vui. Trên thế giới, chiến tranh, khủng bố, bắt cóc… tiêp tục gieo chết chóc và khổ đau cho loài người ở nhiều nơi. Trong nước, tham nhũng, hối lộ, lường gạt, cướp bóc… vẫn còn hoành hành. Bức tranh toàn cảnh nói trên khiến những người ưu thời mẫn thế không khỏi lo lắng và đau lòng.

Đối với những người từng học Phật, nguyên nhân sâu xa của tất cả những chuyện kể trên đều có thể quy về tam độc (tham, sân, si). Giáo lý nhà Phật không những có thể giải thích mà còn có thể giải quyết tất cả bằng giới định tuệ, bằng bi trí dũng.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo cứu khổ. Thế nhưng, cho đến nay, đạo Phật vẫn chưa góp phần tiêu diệt mọi cái ác. Vì sao? Theo thiển ý của chúng tôi, đạo Phật vẫn chưa có một cơ chế thích hợp để tác động vào cuộc sống. Các giáo hội vẫn chưa thường xuyên đặt nặng công cuộc hoằng dương chính pháp. Việc hành đạo còn dừng lại trong khuôn viên chùa chiền, chuyện tu tập của các Phật tử chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân.

Do đó, đưa giáo lý nhà Phật vào cuộc sống đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của thời đại để giảm bớt khổ đau, tăng thêm hạnh phúc cho chúng sinh.

Vấn đề này mang tính toàn cầu, nhưng ở đây chúng tôi xin giới hạn nó trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Lâu nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tốt công tác từ thiện, như nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, khuyết tật, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân thiên tai…, thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật. Nhưng điều đó chỉ mới giải quyết cái ngọn, chứ chưa triệt tiêu cái gốc của mọi khổ đau.

Theo thiển ý của chúng tôi, Giáo hội cần đẩy mạnh công cuộc hoằng dương chính pháp và, hơn thế nữa, tổ chức cho mọi Phật tử sống theo lời Phật dạy. Nói đến Giáo hội là nói đến lực lượng tăng ni. Mỗi tăng ni cần quan niệm chỉ tự giác không thôi là chưa đủ, mà phải giác tha thì mới đạt được con đường giác hành viên mãn. Giúp cho một người hiểu và làm theo chính pháp tức là làm giảm bớt một tác nhân có thể gây tai họa cho xã hội. Tăng ni phải tìm đến mọi người để giáo hóa chứ không chờ mọi người tìm đến tăng ni xin được giúp đỡ. Tăng ni cần nhập thế hơn nữa, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người tu sĩ đối với mọi người trong cộng đồng mình đang chung sống. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hội, tăng ni phải là lực lượng chủ yếu đưa giáo lý nhà Phật đến với mọi người.

Ở Việt Nam, có một tổ chức rất thuận lợi cho công cuộc thực hiện lời dạy của Phật, đó là Gia đình Phật tử. Cần mở rộng Gia đình Phật tử để không chỉ là tổ chức của giới trẻ mà là của mọi lứa tuổi:

- Gia đình nhi đồng Phật tử (từ 5 tuổi trở xuống)
- Gia đình thiếu niên Phật tử (từ 6 đến 15 tuổi)
- Gia đình thanh niên Phật tử (từ 16 đến 30 tuổi)
- Gia đình tráng niên Phật tử (từ 31 đến 60 tuổi)
- Gia đình cao niên Phật tử (từ 61 tuổi trở lên)

Cần tập hợp tín đồ vào Gia đình Phật tử theo từng lứa tuổi và đề ra những sinh hoạt phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi, làm sao để mọi người đều được tắm mình trong giáo lý nhà Phật đặng gột rửa mọi điều xấu xa, phát huy Phật tính của từng người.

Mọi việc nêu trên được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Giáo hội trung ương (hay của một ủy ban do Giáo hội cử ra). Công việc sẽ có nhiều, nhưng trước hết có lẽ là mấy việc thiết yếu như:

- Biên soạn một bộ sách giáo lý cơ bản cho ba trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) dễ hiểu, dễ nhớ và dể thực hành

- Biên soạn một cuốn kinh mới mang tính chất Việt Nam, chung cho mọi tông phái

- Xuất bản những sách về lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn học Phật giáo Việt Nam, mỹ thuật Phật giáo Việt Nam…
 

Đưa giáo lý nhà Phật vào cuộc sống là một vấn đề có tầm quan trọng to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng một xã hội Việt Nam lành mạnh, thanh bình và an lạc. Hôm nay chúng tôi chỉ xin gợi ra một số suy nghĩ bước đầu và mong mỏi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức thảo luận chuyên sâu về đề tài này.

Mong thay! 

(Bài viết Hội thảo Phật giáo trong Thời đại mới: Cơ hội và Thách thức)

TS. Phan Văn Hoàng (*)
(*) Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giảng viên chính Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. E-mail: hoanganh@email.viettel.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10849)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10200)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9607)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9211)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4914)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4728)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10726)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3411)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11890)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9730)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.