● Vai Trò Của Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 8372)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức


Vai trò của Văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới 

GSTS. Nguyễn Đức Lữ, 
Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo và Tín ngưỡng, 
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 

Từ Ấn Độ, Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong những thế kỷ đầu công nguyên. Hàng ngàn năm tồn tại, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc về nhiều phương diện. Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kỳ lịch sử mới với nhiều biến đổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy, Phật giáo đương đại ở nước nhà có vai trò gì cho "quốc thái dân an" như nó đã từng đóng góp trong lịch sử dân tộc? Bài viết này đề cập đến bốn vấn đề chính như sau:

1. Toàn cầu hoá - Một hiện tượng khách quan trên đà tiến hóa của nhân lọai. Trước hiện tượng này, loài người đang có những đánh giá, thái độ và phản ứng rất khác nhau. Bài viết đề cập đến tính hai mặt của nó: tích cực và tiêu cực, một là tính tích cực: Tòan cầu hóa sẽ thách và thúc đẩy các quốc gia trên nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức… . hai là mặt tiêu cực: Vấn đề “xâm lăng văn hóa”. Hậu quả nhãn tiền là việc “nhập khẩu” lối sống thực dụng và xem nhẹ đạo lý truyền thống và lịch sử dân tộc. Việc tiếp thu tinh ba văn hóa xứ người nhưng vẫn bảo vệ giá trị tốt đẹp của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc thì vai trò của Phật giáo là vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược. 

2. Sự truyền bá Phật giáo có điểm chung: 

Một là, quá trình truyền bá Phật giáo nhìn chung không tạo ra những xung đột về quân sự cũng như về văn hoá.

Hai là, với phương châm hoằng hoá “tùy duyên bất biến” (“Ever changing in conditions yet immutable in essence”), Phật giáo đã tạo khả năng chấp nhận những dị biệt của truyền thống văn hoá ở những khu vực mà nó du nhập và đã trở thành một nhân tố tham gia sáng tạo văn hoá và đồng hành cùng các dân tộc trên thế giới.

3. Phật giáo là một tôn giáo truyền thống của dân tộc ta và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. Truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, ngày nay không còn chung chung trừu tượng mà đã đi vào cuộc sống đời thường cụ thể và thiết thực. 

4.Các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng nhập thế với biểu hiện tôn giáo tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Hơn hết, Phật giáo là một tôn giáo sẽ biết tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội Việt Nam và nhân loại trước những cơ hội và thử thách đương đại. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10390)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 5869)
Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngã, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ… không bao giờ bỏ cuộc - nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những gì được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8312)
Từ quan điểm chủ quan hay khách quan,sự an lạc của con người là nhu cầu cơ bản của xã hội loài người .Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các tổ chức và thể chế xã hội khác nhau đã xuất hiện với mục tiêu duy trì sự sống của nhân loại trong tinh thần hòa hợp. Nhiều đóng góp đã được thực hiện nhằmcủng cố và phát triển them phúc lợi cho xã hội loài người.
11 Tháng Năm 2014(Xem: 7101)