● Sự Truyền Bá Và Tái Du Nhập Của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Vào Cam-pu-chia

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7749)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Sự truyền bá và tái du nhập của 
Phật giáo nguyên thủy Việt Nam vào Cam-pu-chia 
GS.TS. Ohashi Hisatoshi, Đại học thương mại Takasaki, Nhật Bản

Hai năm khám phá mảnh đất này cho thấy tiến trình truyền đạo của Phật giáo Nguyên thủy tại Vịêt Nam và sức bật của nó có ảnh hưởng đến đất nước Cambodia. Đối với PG Nguyên thủy tại Vịêt Nam, chiều dài lịch sử của nó tương đối ngắn kể từ khi ngôi chùa Bửu Quang, đầu tiên được thiết lập vào năm 1939. Từ đó, các ngôi chùa Nguyên thủy khác tại Việt Nam lần lượt được dựng lên, là nhờ vào công sức kiên trì của HT Ho Tong, người khai sáng Buu Quang tự. 

Mặc dù là nhà Sư Việt Nam, nhưng ngài được đào tạo tại Wat Unalom, một ngôi chùa lớn nhất tại Phnom Penh. Sau khi tạo dựng một ngôi chùa nhỏ ở thành phố này, ngài đã thiết lập chùa Buu Quang tại Việt Nam. Vào thời kỳ khi mà chiến tranh Đông dương chống Pháp trở thành chiến tranh chống Mỹ, lúc ấy, nhiều Tăng sĩ Việt Nam đang nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy tại Phnom Penh đã di tản vào Saigon, Vietnam để tránh sự tàn sát. Các Tăng sĩ này bắt đầu hoằng pháp với ngài Ho Tong. Sự việc đáng tiếc rằng sự truyền đạo của PG Nguyên thủy lúc ấy lại trở thành bước nối cho sự xung đột để rồi đào thải người Việt ra khỏi Cambodia.

Kế đến, chúng tôi bàn về tình thế có thật của buổi lễ truyền giới được tổ chức nhằm khôi phục lại PG Nguyên Thủy sau lần hầu như bị tiêu hủy vào thời đại Dân chủ Cambodia. Trong buổi lễ truyền giới này, có tất cả 8 vị, nhưng trong số ấy có 3 vị người Việt được xem là quan trọng hơn 5 vị Khơ me đến từ lãnh thổ Mekong kia (5 vị Khơ me đã thọ giới với 3 người Việt). Các thành viên của buổi lễ truyền giới tin vào sự học hỏi trước để trở thành người Khơ me, nhưng sự khảo sát này đã được thực hiện hơn ¼ thế kỷ sau cuộc xung đột và các tình huống đã trở nên tốt hơn trước dù cần phải đương đầu với một vài khó khăn. 

Khi chúng ta quán sát kỹ các thành viên của đòan vừa thọ giới, nhận thấy rằng hầu hết trong số họ là những người Việt được cung kính của Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc họ là những người tương đương như thế. Qua đó đủ xét đóan rằng đòan này đã mạnh mẽ mang lại mục đích quan trọng của Đảng. Vào năm 1979, khi Vietnam bắt đầu đấu tranh độc lập chống lại quân đội Dân chủ Cambodia để loại trừ chúng ra khỏi đất nước Cambodia thì chính những người Việt đã trở thành những người có thế lực chính trị giúp người Cambodian đạt được sự ủng hộ tinh thần, đó là sự truyền đạo của PG Nguyên thủy.

Câu hỏi được đặt ra là cho dù các Sư Nguyên thủy người Cambodian đã thọ giáo nhờ buổi lễ truyền giới và đã trở thành đệ tử người Việt hay không, song một số tu sĩ trẻ vẫn cảm thấy nhớ ơn. Dù đây là sự truyền bá chỉ trong lĩnh vực tinh thần, không có nghĩa lệ thuộc chính trị, cũng như các người Nhật theo PG Bắc tông không lệ thuộc vào người Trung quốc theo PG Bắc tông. Sự truyền đạo của Phật giáo Nguyên thủy tại Vịêt Nam và tầm quan trọng của nó đối với đất nước Cambodia do chiến tranh đem lại, đặc biệt là bước ngoặc quan trọng đối với đất nước Cambodia, bị ảnh hưởng của chiến tranh và mục đích chính trị rất mạnh. Với bối cảnh không thuận xảy ra giữa Việt Nam và đất nước Cambodia về mặt lịch sử, địa lý và văn hóa, nhưng do sự truyền đạo và tầm quan trọng của nó nên đã thực hiện được tốt. Chúng tôi hy vọng bài tóm tắt này sẽ trở thành cơ sở cho cả hai nước trong mối tương quan về mặt hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10904)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10290)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9671)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4935)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4764)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10839)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3429)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11951)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9790)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.