● Sự Truyền Bá Và Tái Du Nhập Của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Vào Cam-pu-chia

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7730)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Sự truyền bá và tái du nhập của 
Phật giáo nguyên thủy Việt Nam vào Cam-pu-chia 
GS.TS. Ohashi Hisatoshi, Đại học thương mại Takasaki, Nhật Bản

Hai năm khám phá mảnh đất này cho thấy tiến trình truyền đạo của Phật giáo Nguyên thủy tại Vịêt Nam và sức bật của nó có ảnh hưởng đến đất nước Cambodia. Đối với PG Nguyên thủy tại Vịêt Nam, chiều dài lịch sử của nó tương đối ngắn kể từ khi ngôi chùa Bửu Quang, đầu tiên được thiết lập vào năm 1939. Từ đó, các ngôi chùa Nguyên thủy khác tại Việt Nam lần lượt được dựng lên, là nhờ vào công sức kiên trì của HT Ho Tong, người khai sáng Buu Quang tự. 

Mặc dù là nhà Sư Việt Nam, nhưng ngài được đào tạo tại Wat Unalom, một ngôi chùa lớn nhất tại Phnom Penh. Sau khi tạo dựng một ngôi chùa nhỏ ở thành phố này, ngài đã thiết lập chùa Buu Quang tại Việt Nam. Vào thời kỳ khi mà chiến tranh Đông dương chống Pháp trở thành chiến tranh chống Mỹ, lúc ấy, nhiều Tăng sĩ Việt Nam đang nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy tại Phnom Penh đã di tản vào Saigon, Vietnam để tránh sự tàn sát. Các Tăng sĩ này bắt đầu hoằng pháp với ngài Ho Tong. Sự việc đáng tiếc rằng sự truyền đạo của PG Nguyên thủy lúc ấy lại trở thành bước nối cho sự xung đột để rồi đào thải người Việt ra khỏi Cambodia.

Kế đến, chúng tôi bàn về tình thế có thật của buổi lễ truyền giới được tổ chức nhằm khôi phục lại PG Nguyên Thủy sau lần hầu như bị tiêu hủy vào thời đại Dân chủ Cambodia. Trong buổi lễ truyền giới này, có tất cả 8 vị, nhưng trong số ấy có 3 vị người Việt được xem là quan trọng hơn 5 vị Khơ me đến từ lãnh thổ Mekong kia (5 vị Khơ me đã thọ giới với 3 người Việt). Các thành viên của buổi lễ truyền giới tin vào sự học hỏi trước để trở thành người Khơ me, nhưng sự khảo sát này đã được thực hiện hơn ¼ thế kỷ sau cuộc xung đột và các tình huống đã trở nên tốt hơn trước dù cần phải đương đầu với một vài khó khăn. 

Khi chúng ta quán sát kỹ các thành viên của đòan vừa thọ giới, nhận thấy rằng hầu hết trong số họ là những người Việt được cung kính của Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc họ là những người tương đương như thế. Qua đó đủ xét đóan rằng đòan này đã mạnh mẽ mang lại mục đích quan trọng của Đảng. Vào năm 1979, khi Vietnam bắt đầu đấu tranh độc lập chống lại quân đội Dân chủ Cambodia để loại trừ chúng ra khỏi đất nước Cambodia thì chính những người Việt đã trở thành những người có thế lực chính trị giúp người Cambodian đạt được sự ủng hộ tinh thần, đó là sự truyền đạo của PG Nguyên thủy.

Câu hỏi được đặt ra là cho dù các Sư Nguyên thủy người Cambodian đã thọ giáo nhờ buổi lễ truyền giới và đã trở thành đệ tử người Việt hay không, song một số tu sĩ trẻ vẫn cảm thấy nhớ ơn. Dù đây là sự truyền bá chỉ trong lĩnh vực tinh thần, không có nghĩa lệ thuộc chính trị, cũng như các người Nhật theo PG Bắc tông không lệ thuộc vào người Trung quốc theo PG Bắc tông. Sự truyền đạo của Phật giáo Nguyên thủy tại Vịêt Nam và tầm quan trọng của nó đối với đất nước Cambodia do chiến tranh đem lại, đặc biệt là bước ngoặc quan trọng đối với đất nước Cambodia, bị ảnh hưởng của chiến tranh và mục đích chính trị rất mạnh. Với bối cảnh không thuận xảy ra giữa Việt Nam và đất nước Cambodia về mặt lịch sử, địa lý và văn hóa, nhưng do sự truyền đạo và tầm quan trọng của nó nên đã thực hiện được tốt. Chúng tôi hy vọng bài tóm tắt này sẽ trở thành cơ sở cho cả hai nước trong mối tương quan về mặt hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn