● Tính Năng Động Của Phật Giáo Trong Quá Trình Hội Nhập

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7425)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO 
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Đại Đức Ths. Thích Phước Đạt, HVPGVN tại TPHCM

Sự thật đức Phật Thích Ca chứng ngộ chân lý lúc Thành đạo chính là sự thật Duyên sinh vô ngã. Chính sự thật Duyên sinh vô ngã này, nó quy định toàn bộ đặc trưng hệ thống giáo lý đức Phật được kết tinh trong Tam Tạng kinh điển. Nó cũng chỉ ra con đường giác ngộ được thực thi theo một phương pháp giáo hóa, giáo dục với tinh thần theo lý Duyên sinh vô ngã mà không có ở bất kỳ một nền văn hóa giáo dục nào được thiết lập theo hướng tư duy hữu ngã trước đó. Cụ thể, đạo Phật chủ trương tùy theo căn cơ, từng thời mà có phương thức, kỹ năng trao truyền giáo pháp thích ứng cho mỗi đối tượng, mỗi hội chúng với một nội dung thích hợp để người học đạo tiếp nhận. Nói cách khác, tổ chức Phật giáo, với đặc trưng duyên khởi tính mà nó thể hiện “Tính năng động của Phật giáo trong quá trình hội nhập” để đáp ứng các nhu cầu lịch sử đặt ra cho dân tộc, trong đó có Phật giáo.

1. Tính năng động đầu tiên của Phật giáo thể hiện trong quá trình hội nhập cần được đề cập đến là Phật giáo của cộng đồng người Việt kể từ thời du nhập cho đến thời đất nước độc lập, bao giờ nó cũng đặt sự tồn vong, phát triển của mình trong sự tồn vong và phát triển chung của dân tộc. Điều đó có nghĩa đời sống sinh hoạt Phật giáo luôn song hành với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. Dân tộc Việt đã mất 1000 năm đấu tranh để chống lại sự đồng hóa phương Bắc, và Phật giáo đồng hành cùng cả dân tộc để bảo vệ sự tồn vong chính mình. Đến khi nước nhà độc lập, ý thức tự chủ của dân tộc càng được phát huy thì Phật giáo càng có điều kiện phát triển và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Do đó, Phật giáo thời Đinh, Lê, Lý, Trần không chỉ bó hẹp trong khuôn viên nhà chùa lo truyền đạo mà còn đóng góp nhiều công sức trong công cuộc kiến thiết đất nước. 

2. Tính năng động thứ hai mà Phật giáo thể hiện trong quá trình hội nhập cần được bàn đến là mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước qua các triều đại, qua các thời kỳ, bao giờ cũng song hành cùng nhau tồn tại và phát triển. Các nhà lãnh đạo Phật giáo sau này, nhất là thời Lý Trần đã kế thừa và vận dụng tinh thần này một cách triệt để nên không bao giờ có sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Tinh thần vô ngã đã cung cấp cho người Phật tử một cái nhìn duyên sinh trong tiến trình vận hành bao la của vũ trụ, kể cả cuộc đời con người. Đây chính là cơ sở, động lực mà giới Phật tử Đại Việt làm nên hào khí Đông A hào hùng bấy giờ, thúc đẩy sự phát triển đất nước.

3. Tính năng động thứ ba trong quá trình hội nhập mà Phật giáo thể hiện là đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Tại đây, nó không chỉ cho ta cái nhìn về văn hóa Đại Việt từ trong quá khứ mà còn từ nền văn hóa quá khứ ấy để xây một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc, thích ứng với xu hướng hội nhập toàn cầu. Cụ thể, một nền văn học dân tộc tiếp tục vận hành theo sự biến chuyển dòng mạch lịch sử dân tộc qua những áng văn chương mà chủ yếu của các thiền sư Phật tử sáng tác. Và nếu yêu nước và nhân đạo là hai nội dung lớn, hai tư tưởng lớn, hai chủ đề xuyên suốt của văn học Việt Nam từ xưa đến nay thì văn học Phật giáo Lý Trần được vinh dự là một bộ phận văn học góp phần đặt nền móng vững chắc cho hai nội dung, tư tưởng, chủ đề nói trên.

4. Tính năng động thứ tư của Phật giáo trong quá trình hội nhập là sự thể nhập vào đời sống thực tiễn trên mọi lĩnh vực. Tinh thần nhập thế của Phật giáo trong sự đồng hành cùng dân tộc đã bảo vệ và xây dựng đất nước qua từng thời đại. Từ thời du nhập, Phật giáo, trong đó các nhà sư, Phật tử đã tích cực cùng toàn dân chống lại đô hộ của phương Bắc, chống lại nền văn hóa nô dịch. Mô hình kiến lập quốc gia được thiết lập theo kết cấu “Đất vua – Chùa làng – Phong cảnh Bụt” được giới giới lãnh đạo Quốc gia và Phật giáo nỗ lực xây dựng nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ đạo pháp, văn hóa nước nhà.

Khi đất nước độc lập, hướng đi Phật giáo hẳn phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra. Từ một nền Phật giáo chức năng, dần dần đã chuyển sang một nền Phật giáo thế sự. Cụ thể, Phật giáo đã cùng các triều đại thực thi việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long, ban hành luật Hình thư, lập trường Quốc Tử Giám, khai sinh ra nền Đại học Việt Nam, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, mở mang bờ cõi, lập thiền phái Thảo Đường, hình thành Phật giáo Nhất Tông. Trong đó, sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế đã góp phần giải quyết một loạt vần đề đặt ra cho Phật giáo Đại Việt, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc.

5. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Đời sống sinh hoạt của Phật giáo cũng theo xu hướng toàn cầu hóa mà vận hành. Vấn đề là trong quá trình hội nhập, Phật giáo vẫn giữ sắc thái riêng của Phật giáo, nhưng đồng thời cũng mang những tính chung của cộng đồng quốc tế, nhân loại. Bản chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tư duy sáng tạo, cạnh tranh công bằng, lợi nhuận. Ưu việt của nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra động lực sáng tạo của mỗi cá nhân, làm đòn bẩy cho xã hội phát triển.

Do đó, khi kinh tế đất nước hưng thịnh thì Phật giáo ắt hẳn phát triển. Bởi tiềm lực của Phật giáo không chỉ nằm trong giới xuất gia mà còn ở khối quần chúng Phật tử. Giáo lý Phật giáo là giáo lý thể hiện tính năng động trên tinh thần duyên khởi. Trách nhiệm người Phật tử là tích cực học đạo, hành đạo tùy theo từng thời đại, hoàn cảnh với tính đa dạng của nền kinh tế thị trường mà tham gia tích cực đóng góp cho tự thân, gia đình và xã hội. Tính đa dạng của nền kinh tế thị trường vốn chẳng xa lạ gì giáo lý Phật giáo. Người Phật tử đã nắm rõ nguyên lý duyên khởi, vô thường, thì họ sẽ dễ dàng thích nghi và tiếp cận chuyển hóa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10849)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10201)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9607)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9211)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4915)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4728)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10729)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3411)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11892)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9733)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.