● Tập Kết Kinh Nghiệm 80 Năm Phật Giáo Việt Nam

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 7316)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Tập kết kinh nghiệm 80 năm Phật giáo Việt Nam 
Phan Mạnh Lương, Hoa Kỳ

VỚI HÀNH TRANG GÌ CỦA QUÁ KHỨ ?

Dù với ý niệm không-thời-gian nào : quá khứ, hiện tại, vị lai – dĩ nhiên là phải đặt vào bối cảnh của Phật Giáo Việt Nam – thì mặc cho vừa mới bước vào thiên niên kỷ thứ 3, Phật-giáo-đồ Việt Nam gồm cả hai giới xuất gia và cư sĩ, đủ mọi tông phái trên địa bàn cả nước và hải ngoại, tất cả đều phải đối diện với một câu hỏi lớn :

PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐI VÀO THỜI ĐẠI MỚI VỚI HÀNH
TRANG GÌ CỦA QUÁ KHỨ ?

Đi vào thời đại mới với hành trang gì của quá khứ ? là một câu hỏi lớn, một tiền đề có tính liên kết trách nhiệm, liên tục lịch sử, vừa có tính thực dụng thời đại, làm cho mỗi và mọi Phật tử Việt Nam không thể nào không hết sức quan tâm.

Cùng với vận nước nổi trôi, đầy biến động lớn lao và ác liệt, với những thách đố nghiệt ngã và toàn diện trong gần 80 năm qua, Phật GiáoViệt Nam kể từ ngày có phong trào Chấn Hưng ra đời từ năm 1929 cho đến nay, đã chưa một lần nhìn lại quá khứ của chính mình một cách quy mô, chưa kết tập kinh nghiệm một cách chính thức hay không chính thức trên con đường dài 80 năm ấy.

Thật vậy, trong 80 năm phát triển, PGVN đã trải qua 4 giai đoạn hết sức phong phú về giá trị lịch sử từ sơ khai mở đường dưới thời thực dân phong kiến với luồng gió chấn hưng Phật Giáo từ Trung Quốc thổi sang, tiếp nối với giai đoạn noi gương Phật tử đời Trần, tứ chúng xếp lam y tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược; rồi đến thời kỳ chịu thử thách hung hản nhất, ác liệt nhất dưới thời chính quyền Thiên Chúa giáo bản địa trong cuộc chiến tranh mang tính đối đầu ý-thức-hệ “Quốc-Cọng”, và sau cùng là giai đoạn đất nước được độc lập, thống nhất và hoà bình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà chính sách và sách lược của Đảng/chính quyền đối với tôn giáo vẫn còn bị chi phối bởi chủ thuyết Mác-Lénin-Stalinit. Có thể nói từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến nay-trải dài theo dòng sinh mệnh của dân tộc đến cuối thế kỷ 20 - chưa có thời nào mà PGVN đã trải qua một giai đoạn cực kỳ đặc biệt như vậy.

Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, cựu Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ở Huế, trong thư góp ý với tác giả vào năm 1998, theo ý ngài đã chia ra thành bốn giai đoạn cụ thể như sau : (có bản sao bức thư kèm theo)

Từ 1930 đến 1951( 21 năm) : giai đoạn bắt đầu phục hưng : tổ chức hội Phật Giáo ba miền, (1929, ở miền Bắc, 1931, ở miền Trung và 1932, ở miền Nam) - từ trung ương lan dần đến làng xã, xuất bản các tạp chí Phật Giáo và mở trường đào tạo tăng tài ở cả ba miền . 

Từ 1951 đến 1963 (12 năm) : giai đoạn lập Tổng hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc gồm đại biểu của cả ba miền, và là tiền thân của Giáo Hội PGVN Thống Nhất sau này; chuyển Gia Đình Phật Hoá Phổ thành Gia Đình Phật Tử Việt Nam; mở Trường Tư Thục Bồ Đề. 

Từ 1963 đến 1975 (12 năm) : giai đoạn mang tính nhập thế nhiều, Phật giáo tác động mạnh vào các tầng lớp dân chúng. 

Từ 1975 đến nay (trên 30 năm) : tiếp tục các Phật sự trên - thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam bao gồm đầy đủ các hệ phái PG ba miền; mở nhiều trường Trung cấp, Cao cấp cho tăng ni trẻ; dịch Đại Tạng Kinh từ chữ Pali, chữ Hán thành Đại Tạng Kinh Việt Nam 
Cả hai lối chia giai đoạn trên đây, tuy có xê dịch cách nhau năm ba năm, xem ra chẳng có gì mâu thuẫn mà có thể bổ túc lẫn nhau trong việc Tập kết Kinh nghiệm 80 năm của PGVN, và nhờ vậy sẽ giúp đi sát với những biến động chính trị lớn của Đất nước và sự phát triển của chính tự thân PGVN trong khung cảnh chính trị và xã hội ở tầm quốc gia ấy.

Hiện nay, chúng ta đã thực sự bước vào thế kỷ 21, đã đi vào thiên niên kỷ thứ ba, vào thời đại mới, nhưng vẫn mang nặng những di sản của một quá khứ chưa được kiểm điểm, xem xét, đánh giá đúng mức, chưa tiến hành được việc tổng kết kinh nghiệm của 80 năm qua. Và như thế, có thể nào chúng ta chẳng đếm xỉa gì đến kinh nghiệm của quá khứ ?

Đại Pháp nạn năm 1963 đã để lại cho chúng ta và cho hậu thế những bài học gì? Đến nay ta vẫn chưa nhìn thấu cội nguồn của hiện tượng hai Giáo Hội Ấn Quang và Quốc Tự mà tác động sâu đậm và di lụy dài lâu của nó vẫn còn đó; hiện tượng ấy ngày nay được tiếp diễn với hai cái tên khác là “Quốc Doanh “và “Thống Nhất” với những sự kiện còn đang phân chia đôi bờ, lúc âm ỉ, lúc bộc phát ở trong nước, không ngừng hâm nóng ở Cali và Úc châu, và đặc biệt ở Paris với Phòng Thông Tin Văn Hoá Phật Giáo Quốc Tế là nơi khởi xuất mọi giáo lệnh hành động do một Phật tử thuộc GHPGVNTN cầm đầu và được tài trợ hằng năm của một bộ phận ngoại vi của CIA Mỹ.

Nếu không tập kết kinh nghiệm thì làm sao chúng ta thấy rõ bàn tay của các thế lực chính trị và tôn giáo quốc tế mà trong suốt quá trình gần 100 năm xâm lược, cai trị và bành trướng của họ ở đất nước ta, họ đã vận dụng mọi phương tiện với nhiều đòn phép xảo quyệt, tinh vi, thực hiện chính sách “chia để trị”ï ở mọi địa hạt chính trị, hành chánh, quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao, tôn giáo v.v... …và trong thời điểm 1963-1967, chính sách chia để trị được ứng dụng là nhằm chia rẽ lực lượng Phật Giáo để hòng cứu nguy chế độ chính trị đương thời.

Đông Tây, kim cổ và ở thời nào cũng vậy, chính sách chia để trị thường được giới cầm quyền sử dụng để bảo vệ quyền lực và bảo tồn quyền lợi thiết thân của họ. Ngày nay, sau 40 năm, sách lược chính trị cổ điển ấy vẫn còn đang được dùng sờ sờ ra đó. Các giới Phật tử VN, cả trong lẫn ngoài nước- với tinh thần phản quan tự kỷ, trứớc hết là tự xem xét mình và với trí tuệ Bát Nhã, có thể nhìn thấu suốt được nguồn cội của vấn đề để tự mình tĩnh thức và có hành động đúng để tự sửa sai và giúp đưa giáo hội PGVN đến thống nhất và đoàn kết thực sự. Chẳng nhẽ, là Phật tử mà chúng ta lại không đủ cảnh giác, để bị rơi vào cạm bẩy chia rẽ và xa rời Phật tính hay sao ?

Không tập kết kinh nghiệm làm sao chúng ta có thể thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, từ năm 1981 trở đi, với một cơ chế toàn quốc tập họp đầy đủ 9 hệ phái trong cả nước, sau 25 năm có mặt trong điều kiện đất nước độc lập, thống nhất và hòa bình, đã góp phần gì vào việc tái võ trang tinh thần, rèn luyện đạo đức, tô bồi lại tình tự dân tộc sau mấy chục năm dài chiến tranh ? Lià xa những mục tiêu nầy thì còn đâu là vai trò của Phật Giáo Việt Nam ! Hoặc giả có nhìn thấy vấn đề mà không giải quyết được, thì tại sao? vì lý do gì? Và ai chịu trách nhiệm ?

Không tập kết kinh nghiệm làm sao chúng ta thấy được tổ chức cơ cấu của giáo hội ở trung ương và nhất là ở hạ tầng cơ sở, tổ chức vi mô của giáo hội đã đưa đượïc giáo lý của Đức Như Lai đến cho đại chúng ở nông thôn và ven biên các thành phố như thế nào ? Nói gì đến các vùng rẻo cao, các vùng đồng bào thiểu số dọc theo Trường Sơn, ở Tây Nguyên và các vùng biên giới Việt-Trung? Hay cứ tạm thời thỏa mãn với những kết quả Phật sự bề nổi ở các thành phố lớn hiện nay?

Làm sao cho tỷ lệ 80% dân Việt Nam mà thường hay cho là theo đạo Phật thực sự thấm nhuần giáo lý Phật Đà để mỗi người tự mình chuyển hóa, ít nhất là thực hành ngũ giới căn bản trong đời sống hằng ngày, mọi nơi, mọi lúc, rồi tiến dần lên cao hơn là thực hành thập thiện để tạo nền nhân bản tốt đẹp và vững vàng cho một xã hội có nếp sống mới an lạc, dân chủ và hòa bình - một xã hội dân sự Phật giáo? Câu hỏi đặt ra là : trong 80% dân số ấy, có bao nhiêu Phật tử thực sự thực hành giáo lý Đạo Phật? Nếu tỷ lệ ấy còn quá thấp thì tại sao và làm thế nào để nâng dần tỷ lệ ấy cao lên ? Tổ chức và sự lãnh đạo của giáo hội mà không đưa đến việc giúp cho các giới Phật tử hiểu Đạo và thực hành giáo lý nhà Phật là đi ra ngoài mục tiêu của Giáo hội. Tập kết kinh nghiệm 80 năm qua chúng ta sẽ phải tìm ra đúng đường lối tu học và hành Đạo đường dài của Phật tử VN ấy.

Qua 80 năm phát triển trong nhiều điều kiện khác nhau, tứ chúng Phật tử Việt Nam, tùy theo cương vị và môi trường của mình đã học Đạo, hiểu Đạo và hành Đạo như thế nào ? đã vận dụng giáo lý Phật Đà vào đời sống của mỗi người và góp phần xây dựng Giáo Hội, Đất nước ra sao ? Không kiểm điểm, không tập kết kinh nghiệm thì làm sao mỗi người thấy rõ được vấn đề để sửa sai và cải tiến ?

Không tổng kết kinh nghiệm, không tiến hành điều nghiên, kiểm điểm một cách nghiêm túc thì làm sao chúng ta có thể củng cố được giáo hội về cả hai mặt tổ chức và lãnh đạo để kịp thời thoát ra khỏi những yếu kém, những sơ sót được huân tập từ hàng chục năm qua mà ngày nay cần phải đổi thay, cập nhật nhận thức, quan điểm, canh tân đường lối và phương pháp vì không còn thích hợp với nhu cầu, đòi hỏi và điều kiện xã hội mới nữa.

Trước hết, xin thử xem xét đến phần tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo VN ra đời từ năm 1981 ở trong nước và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được khai sinh ở San Jose, Hoa Kỳ năm 1992. Tuy thời gian, địa điểm, mục đích và thành phần lãnh đạo khác nhau nhưng cả hai giáo hội đều có cùng một mô thức tổ chức giống nhau, đó là mô thức hình Kim tự tháp, có vẽ chặt chẽ ở thượng tầng kiến trúc với các hội đồng chứng minh, hội đồng trị sự, và các tổng vụ trưởng phụ trách các ngành v.v.. nhưng ở hạ tầng cơ sở của mỗi Giáo hội, tức là nói đến hội viên nam nữ Phật tử là thành phần nòng cốt đông đảo, nền móng của Giáo hội, thì lại rất lỏng lẻo, kém tổ chức nếu không muốn nói là vô tổ chức. Cho nên nếu ta nhìn vào chiều sâu thì mỗi Giáo hội đều không có nền tảng vững chắc vì thiếu tổ chức ở ngay chính cơ sở hạ tầng, do đó mà rất mỏng manh, chẳng có thực lực bao nhiêu, không tạo nên hay chưa tạo nên được nền tảng cho một xã hội dân sự Phật giáo thật sự.

Trong thực tế thì Giáo Hội PGVN ở trong nước là kết quả quy tụ của 9 hệ phái Phật giáo khác nhau, còn ở hải ngoại với GHPGVNTN là sự tập họp một số chùa, tự viện v.v. . cùng hệ phái hoặc tùy thuộc vào quan hệ tốt xấu giữa vị trú trì với các vị cầm đầu giáo hội, mà quan hệ đó một khi được đặt trên cơ sở tình cảm và nhất là xu hướng chính trị của cả đôi bên, thì dễ . . tùy thời biến động, thay đổi một cách dễ dàng chứ chẳng có gì ràng buộc, gắn bó dài lâu như ta đã thấy.
Ta thử xem xét nội dung tạo nên sự kết hợp các thành viên của Giáo hội – 9 hệ phái Phật giáo (ở trong nước) và các chùa, các tự viện v.v.. (ở hải ngoại) đãø dựa vào những yếu tố, những nguyên tắc gì ? hẳn là không ngoài những điều căn bản dưới đây :

Vì Đạo Pháp và Dân Tộc 
Vì Giáo Lý ràng buộc 
Vì Giáo Chế bắt buộc phải phụng hành 
Do quan hệ dựa vào cảm tính, thầy trò, hệ phái nên “tốt thì ở, dở thì lui”. 
Cùng xu hướng chính trị nên dễ ăn ý, bắt tay. 
Do tác động, áp lực chính trị từ bên ngoài nên không làm khác đi được. 
Vì một số yếu tố khác v.v… 

Có một điều đặc biệt là cả hai giáo hội, dường như đã xem thường vấn đề Giáo Luật –nên không có Hội đồng Giám Luật hoặc nếu có thì Hội Đồng Giám Luật chẳng thấy hoạt động, không lên tiếng, chẳng có thực quyền, nên đã dẫn tới tình trạng dù không ở trong hàng giáo phẩm được trao trọng trách phát ngôn viên của giáo hội hay cả những tăng sĩ bình thường chẳng có trách nhiệm gì, ai muốn tuyên bố hay hành động thế nào tùy thích mà Giáo hội chẳng có biện pháp gì ngăn ngừa, đính chính, hoá giải hay thi hành kỷ luật.

Đây là một vấn đề từ lâu nay đã xảy ra khá nghiêm trọng : gây chia rẽ nội bộ, (hai giáo hội trong ngoài đối chọi nhau), đối đầu với chính quyền (liên tôn chống Cọng, đòi Tự do tôn giáo, đòi nhân quyền, đòi giáo sản, v.v..)ä, làm mất uy tín đối với Phật tử và quần chúng. Tập kết kinh nghiệm sẽ đi sâu tìm nguyên nhân cội rễ của vấn đề để có giải pháp chấn chỉnh thích đáng.

Có điều chắc chắn là bất kỳ giáo hội nào, dù với tên tuổi gì, có đông hay ít Phật tử, mới thành lập hay đã có mặt lâu năm, ở trong hay ngoài nước, nếu lìa xa mục tiêu Đạo Pháp và Dân tộc, không giữ vững bản sắc Phật giáo, để dính vào chính trị, bị chính trị lôi cuốn, tác động và khống chế thì giáo hội ấy khó mà giữ được sự bền vững nếu không muốn nói là dần dần chỉ còn danh tướng, không tránh khỏi đi đến sự lỏng lẻo, rệu rã mà chẳng đem lại được lợi ích gì cho chúng sanh và xã hội, làm mất uy tín của Phật giáo. Tập kết kinh nghiệm 80 năm PGVN sẽ giúp ta tìm ra con đường kết hợp chính thống, giữ vững bản sắc PG, củng cố được Giáo Hội, phục vụ được Dân tộc.

Không tập kết kinh nghiệm làm sao ta thấy rõ những vấn đề cấp thiết của Giáo hội cần phải nhanh chóng bổ túc, củng cố, canh tân về mặt lãnh đạo và quản trị, cần tùy duyên biến hóa để theo kịp với bước tiến mới thời đại, cần cập nhật hoá mọi mặt để đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của giáo hội và Đất nước. Nếu về lãnh đạo, một mặt nhất thiết cần bảo vệ và duy trì truyền thống công cử những vị đạo cao đức trọng vào vị trí lãnh đạo tối cao – Tăng thống - để trang nghiêm giáo hội thì mặt khác cũng xin dành cơ hội cho tất cả các vị đứng đầu các hệ phái khác (VN có đến 9 hệï phái) có dịp biểu đóng góp tài lãnh đạo và thể hiện tinh thần bình đẳng của Phật giáo.

Đó là việc cần dành cho giới cư sĩ nam nữ được tham gia đầy đủ, đông đảo và mạnh mẽ hơn về cả ba mặt : tổ chức, lãnh đạo và quản trị giáo hội - đặc biệt là lãnh vực quản trị tài chánh mà giới xuất gia thường thiếu kinh nghiệm do ít am tường và vì giới luật không cho phép tăng sĩ động chạm đến tiền bạc. Không tập kết kinh nghiệm làm sao chúng ta thấu hiểu ngọn ngành nội dung, phương pháp, cách thức đào tạo tăng tài ngày xưa có còn phù hợp, còn hiệu quả với điều kiện tâm lý và môi trường xã hội mới và quần chúng ngày nay không?Vì sao số lượng tốt nghiệp từ các Trường đào tạo thì khá nhiều mà lại thấy vắng bóng tăng ni trẻ ở các vùng nghèo khó, các vùng Tây nguyên, rẻo cao Trường Sơn hay biên giới Việt-Trung, Việt- Miên- Lào? Có lớp tăng ni tốt nghiệp nào đã tiếp cận với giới thương bệnh binh bất kể căn cước “Quốc gia” hay “Cọng sản” ?, với lớp trẻ con mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ, với giới thanh niên nam nữ mà khả năng Việt ngữ và ngoại ngữ đã khiến cho họ lìa xa các buổi thuyết pháp mà họ chẳng hiểu mô tê gì ? v.v.. và v.v..

Vấn đề Phật giáo đến với quần chúng chứ không phải quần chúng phải đến với Phật giáo hiện ra quá rõ ràng, do đo,ù từ cái nhìn, quan điểm, nhận thức cho đến thực hành đều cần phải xem xét lại trong công tác đào tạo và phương hướng hành đạo của toàn giáo hội.
Tập kết kinh nghiệm 80 năm PGVN sẽ dẫn đến sự khẳng định cần có sựï thay đổi lớn lao ấy. Và cuối cùng, không tổng kết kinh nghiệm 80 năm PGVN thì làm sao chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu từ việc xây dựng Gia Đình Phật Tử, một điểm son về tổ chức của PGVN đã có từ thời đầu phong trào chấn hưng Phật giáo, một tổ chức đã chứng minh giá trị sự hiện hữu nhất định cuả nó trong mấy chục năm qua – đó là xây dựng và rèn luyện nên hàng hàng lớp lớp thanh niên trưởng thành từ tuổi oanh vũ, với tinh thần Bi-Trí-Dũng- để làm rường cột xây dựng của một xã hội dân sự Phật Giáo. Tất cả những lý do chính yếu trên đây đã khiến cho việc đặt vấn đề tập kết kinh nghiệm 80 năm PGVN trở nên cấp thiết, một đòi hỏi chính đáng và đáng được đặt lên hàng đầu của mọi nghiên cứu vì nhu cầu tiến hóa của PGVN. Nghiên cứu và nắm vững tình hình là điểm khởi đầu của mọi phương pháp luận và mọi thiết kế .

VÌ SAO CHO ĐẾN NAY VẪN CHƯA CÓ
MỘT CUỘC TẬP KẾT KINH NGHIỆM NHƯ VẬY ?

Có thể do mấy lý do chính sau đây :

Do hoàn cảnh của đất nước biến chuyển qua ùmau lẹ, quá dữ dội và hết sức phức tạp cho nên chưa có cơ hội nào để cho Phật Giáo Việt Nam tiến hành một cuộc tập kết kinh nghiệm toàn diện có qui mô cả nước và thực sự có chiều sâu. 
Ở trong nước, kể trừ ngày có Giáo hội PGVN ra đời từ năm 1981 với cơ cấu tổ chức thống nhứt từ Trung Ương đến địa phương và cứ 5 năm lại có đại hội toàn quốc một lần và ở mỗi đại hội đều có tổng kết tình hình chung, cho nên có thể vì thế mà Hội Đồng trị sự Trung Ương thấy không cần thiết phải có một cuộc Tập kết Kinh Nghiệm lịch sử như vậy. 

Ở hải ngoại, nơi hiện có đông đảo Phật tử VN với điều kiện không, thời gian , vật chất và sự liên lạc khá thuận lợi, nhưng có một số khá đông tu sĩ và cư sĩ co ùlẽ vì đang có mối bận tâm giữa Phật giáo trong nước và ngoài nước, hoặc vì nhiều lý do khác nên không lý tới một vấn đề lớn đòi hỏi Chánh Kiến và Chánh Tư Duy có ảnh hưởng rất sâu đậm đến Đạo pháp và Dân Tộc. 

Dù là giả thiết với cả ba trường hợp trên đây, thực tế đã chứng minh và giúp ta đưa ra kết luận :
Chúng ta xem thường lịch sư ûvà phớt lờ lịch sử. Một mặt khác, vì chịu ảnh hưởng sâu đậm và di sản truyền thống lâu đời của một nước ở vào một vị trí địa- lý chính trị đặc biệt, với một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lâu đời cho nên chúng ta đang tiếp tục duy trì cung cách sống, suy nghĩ và lề lối làm việc tới đâu hay tới đó, chưa thoát ra được khỏi nề nềp xưa cũ dựa nhiều vào cảm tính ấy. Một mặt khác, chúng ta thật sự chưa quen với lề lối, cung cách và tác phong làm việc mới, hiện đại là phải dựa vào dữ kiện, điều nghiên, phân tích và khoa học. Nhưng điều rốt ráo hơn hết là chúng ta chưa thật sự đưa Đạo vào Đời, chỉ chú trọng nhiều về Lý Thuyết chứ chưa mấy vận dụng, thực hành Giáo Pháp Như Lai của toàn tứ chúng để tạo nên một sự chuyển hóa xã hội bắt đầu bằng sự chuyển hóa từ tự thân mỗi Phật tử, để nhờ vậy, tạo nền vững chắc cho một xã hội dân sự Phật giáo an lạc và hòa bình.

Nhìn ra thế giới bên ngoài ắt có thể giúp chúng ta thêm suy nghĩ. Từ hơn 10 năm trước, vào năm 1995 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều nước trên thế giới, từ các cường quốc cho đến các nước nhỏ, ở Liên Hiệp Quốc và các cơ quan phụ thuộc, đâu đâu cũng tổ chức kỷ niệm, kiểm điểm để tìm ra nguyên nhân và những biện pháp ngăn ngưà một tai họa ghê gớm mới cho nhân loại.

Hiện tượng chính trị đồng loạt và có tính phổ cập ấy của toàn thế giới trong mấy năm qua phải chăng là kết quả gây tỉnh thức từ một triết gia Mỹ gốc Tây Ban Nha, George Santayana, đã từng cảnh báo thế giới như sau :
“Những ai không đếm xỉa đến lịch sử sẽ lại vấp phải (những thất bại của) lịch sử. Học từ quá khứ là con đường trách nhiệm duy nhất để xây dựng lại tương lai, đặc biệt khi cái quá khứ ấy là một chứng tích thất bại to lớn.” (Those who ignore history are doomed to repeat it. To learn from our past is the only responsible way to gird ourselves for the future, particularly when that past is the record of a monumental failure.” George Santayana, Spanish-American philosopher ) Lời cảnh báo của triết gia George Santayana đâu có chỉ dành cho hai lãnh vực quân sự và chính trị, cho các chính trị gia và các tướng lãnh, ma øcho tất cả các mặt khác của đời sống con người kể cả tôn giáo, của mọi dân tộc trên toàn thế giới.

Đối với Phật tử, chúng ta có một tấm gương sáng của Đức Bổn Sư đầy tính thuyết phục. Đó là sự kiện mà ai cũng biết là sau nhiều năm Ngài thực hành đường lối tu khổ hạnh, Đức Phật đã kiểm điểm, suy nghiệm và nhận ra con đường tu lúc ban đầu Ngài đã chọn và trải qua là sai lầm, không đúng, không thể đạt đến giác ngộ. Và nhờ vậy, Ngài đã đổi lại cách tu để cuối cùng Ngài đạt thành đạo quả. Kể từ ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, Phật Giáo có truyền thống Tự Tứ sám hối hằng năm vào dịp lễ Vu Lan. Đó là dịp chư tăng ni kiểm điểm việc gìn giữ giới luật, bồi dưỡng giới đức, tinh tấn tu hanøh để nâng cao giá trị Tăng Bảo nhằm làm chỗ tựa vững chắc cho toàn thể Phật-giáo-đồ. Tinh thần tự tứ sám hối ấy đâu phải chỉ dành riêng cho chư tăng ni mà cho toàn cả tứ chúng đấy chứù.

Đến đây, việc TẬP KẾT KINH NGHIỆM 80 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM đã trở nên rõ ràng là một vấn đề lớn, một trách nhiệm lịch sử, một nhu cầu tiến hóa của Phật Giáo Việt Nam. Chúng tôi ý thức rằng đây là một đại công tác, một dự án lớn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, của toàn thề tăng tín đồ trong cả nước và hải ngoại, của chư tăng ni và cư sĩ đủ mọi thế hệ. Một khi vấn đề được chính thức đặt ra thì trí tuệ tập thể của PGVN sẽ bảo đảm thành công mỹ mãn.

*****

“…Vấn đề anh đưa ra hội thảo, quả thật ít người để ý đến. Ít chứ không phải không có. Nhưng để ý một cách riêng lẽ, phiến diện, âm thầm. Chắc khi nào vấn đề được đưa ra công khai rộng rãi mới có nhiều người quan tâm sâu rộng, xem đây là một giai đoạn lịch sử tốt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại.”
Từ Đàm, 1-10-1998
Cố Hoà Thượng Thích Thiện Siêu, Cựu Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu PGVN, Huế)
Chúng tôi xin mượn lời góp ý qúy giáù của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu trên đây để kết thúc bài tham luận này và hy vọng chư vị Tôn Túc, các vị Thiện Tri Thức tham dự cuộc hội thảo lịch sử hôm nay sẽ chia xẻ quan điểm và nội dung đã đưa ra và nếu quý vị đồng thuận với tác giả, xin trân trọng đề nghị với qúy vị chuyển đề tài tham luận này đến Hội Đồng Chứng Minh và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN để đưa vào chương trình nghị sự của Đại Hội kỳ VI- GHPGVN sẽ được tổ chức vào năm 2007.
Và cuối cùng, vì nhiệt tình xây dựng Đạo Pháp và Dân Tộc mà tác giả không tránh khỏi quá bộc trực trong trình bày, kính xin chư vị Tôn túc và toàn thể quý vị tham gia hội thảo từ bi hoan hỷ tha thứ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10390)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 5870)
Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngã, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ… không bao giờ bỏ cuộc - nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những gì được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8313)
Từ quan điểm chủ quan hay khách quan,sự an lạc của con người là nhu cầu cơ bản của xã hội loài người .Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các tổ chức và thể chế xã hội khác nhau đã xuất hiện với mục tiêu duy trì sự sống của nhân loại trong tinh thần hòa hợp. Nhiều đóng góp đã được thực hiện nhằmcủng cố và phát triển them phúc lợi cho xã hội loài người.
11 Tháng Năm 2014(Xem: 7102)