● Phong Trào Phật Giáo Miền Trung - Huế Từ Chấn Hưng Đến Dấn Thân: Tiếp Cận Bởi Một Người Kháng Chiến Không Cộng Sản

16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 9887)

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN TRUNG-HUẾ
từ chấn hưng đến dấn thân: Tiếp cận bởi một người kháng chiến không Cộng sản 
Chu Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam

I. Một đạo giáo suy đồi trong một đất nước bị xâm lược

Vương triều nhà Nguyễn củng cố sự nghiệp thống nhất đất nước trên cái nền mà người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ đã nối kết và bảo vệ cương thổ bằng những chiến công hiển hách và những hoài bảo to lớn về một quốc gia độc lập, hùng cường và bền vững. Khát vọng thống nhất, độc lập, hùng cường và bền vững ấy của cả dân tộc chẳng bao lâu chỉ còn là giấc mộng.

Thống nhất về mặt cương thổ, vua quan triều Nguyễn gìn giữ được chưa quá sáu mươi năm (1802-1858).

Còn thống nhất lòng người thì chỉ là huyền thoại, có lẻ kể từ khi lễ khởi công xây dựng kinh đô Huế bắt đầu. Bởi sự hy sinh của trăm họ trong chiến tranh nay chỉ còn công nghiệp của Tiên đế .Và sự sống, hạnh phúc của muôn dân nay chỉ còn là sự vững chắc của ngai vàng và vương triều.

Vua quan triều Nguyễn xa dần trăm họ khi áp dụng một nền chuyên chính cơ hội, giáo điều và độc tôn Nho giáo khô chết và bất lực. Ở trong không nối kết được lòng người. Với bên ngoài thì mê muội và tự cô lập. Bị đánh bại và xâm lược là hệ quả tất yếu khi Việt Nam bị buộc phải đối mặt với một quan hệ quốc tế mới, một sức mạnh mới, một nền văn hoá văn minh mới:

Khi mà trung tâm của thế giới đã chuyển dịch từ thượng quốc đi về phía Tây. Và thượng quốc cũng bị dòm ngó, bị xâu xé, bị khinh miệt và cưỡng đoạt bởi cái bọn tây di mọi rợ ấy.

Khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu tưởng chừng như phép màu, như ma thuật.

Khi mà cuộc cách mạng 1789 đã đẩy lui nền chuyên chính cấu kết giữa nhà thờ Thiên Chúa giáo và bọn phong kiến châu Âu vào sau hậu trường của nền chính trị. Và bọn trưởng giả tư sản vênh váo trong vai trò của một thứ thượng đế mới hoành hành ngang ngược giữa một châu Âu, mà một nửa thì tối đen như mực và một nửa kia thì chói chang một thứ ánh sáng khó mà phân biệt thế nào là hy vọng, thế nào là tội ác. Chẳng bao lâu, chế độ tư bản đã biến châu Âu thành tâm điểm của một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu. Châu Âu của những ông chủ cá mập bóc lột và đàn áp dã man người cùng khổ. Châu Âu của những cuộc chiến đẫm máu của các quốc gia và liên minh tư bản. Châu Âu của sự thặng dư hàng hoá và đói khát nguyên vật liệu. Châu Âu rất cần những vùng đất mới để giải toả cuộc khủng hoảng nguy kịch của chính mình. Thế là tàu bè, súng ống, những tên lính đánh thuê, những tay phiêu lưu anh chị, những con buôn háu hức thị trường, tài nguyên từ châu Âu toả đi bốn biển.

Khi mà những kẻ tiền tiêu của chủ nghĩa thực dân bắt gặp đó đây các đồng hương của mình: các giáo sĩ và giáo đoàn Thiên Chúa giáo, những đứa con nhiệt tình củaThượng đế đã âm thầm đi rao giảng tin mừng từ hàng trăm năm trước cho những kẻ khốn cùng ở các xứ sở tối tăm man di mọi rợ, bụt thần ma quỉ. Cuộc đồng hành tương kết giữa chủ nghĩa thực dân và đạo Thiên Chúa là như thế.

Chúng ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng các tu sĩ Thiên chúa giáo ở các làng chài ven biển, ở các thôn bản heo hút tận rừng sâu từ thế kỷ 15-16.

Chúng ta đã thấy các vị này rỏ nét hơn ở các thủ phủ, các cửa biển ở đàng Trong, đàng Ngoài.

Chúng ta không chỉ thấy mà còn biết rất rỏ sự cấu kết giữa Nguyễn Anh với giám mục Bá Đa Lộc và nhiều linh mục tu sĩ khác trong suốt cuộc mưu cầu tranh bá đồ vương của con người sau này trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.

Và từ đó cho đến khi đất nước bị cắt xé, bị xâm lược toàn phần chẳng bao giờ thiếu vắng các vị sứ giả của Chúa trời, của các giáo hội Thiên Chúa giáo và tổ quốc họ.

Đồn bót, dinh luỹ, phủ thống đốc, phủ toàn quyền, toà khâm, toà sứ và nhà thờ Thiên Chúa giáo đối với nhiều người Việt Nam thời bây giờ là không phân biệt. Tất cả đều là pháo đài. Tôn giáo, văn hoá, chính trị, quân sự, kinh tế..., tất cả đều là vũ khí xâm lược. Đồng bào theo đạo Phật cảm nhận sâu sắc hơn bất cứ thành phần dân tộc nào thực tế lịch sử này.

Vương triều nhà Nguyễn bị đánh bại. Những cuộc kháng chiến, những phong trào yêu nước của nông dân, của vua quan, của văn thân, sĩ phu trên khắp cả ba kỳ cũng lần lược bị đánh bại.

Sự thật cay đắng này có nghĩa là cả đất nước, cả dân tộc với lịch sử lâu dài của nó, cả nền văn hoá, văn minh rực rỡ của nó đang đối mặt trước một thử thách chưa từng thấy.

Có một điều quan trọng nhưng không được nhiều người chú ý là trong suốt thời gian từ lúc hạm đội của liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng cho đến trước Cách Mạng Tháng Tám, trong tất cả các cuộc kháng chiến, các phong trào yêu nước, chúng ta không thấy xuất hiện một lãnh tụ, một lực lượng nào có tầm cở là tín đồ theo đạo Phật cả. Chúng ta chỉ thấy các lãnh tụ kháng chiến, yêu nước đa phần là nhà Nho (nhà Nho quan lại, nhà Nho khoa bảng hay nhà Nho ở nông thôn), là nông dân, thậm chí là binh lính, là thư lại trong bộ máy cai trị của thực dân. Dường như lịch sử đã bỏ quên họ (các tu sĩ Phật giáo).

Hay là chính họ đã đứng bên lề lịch sử. Nhìn lại lịch sử, sau những công nghiệp hiển hách ở hai triều đại Lý-Trần, Phật giáo đã suy thoái và tồn tại bất thường suốt mấy trăm năm. Bởi các triều đại từ Hồ, Lê, Trịnh-Nguyễn đến Tây Sơn hoặc chỉ biết có Nho, độc tôn Nho, hoặc chỉ biết đạo Phật qua các biểu hiện tiêu cực trên các nẻo đường hành đạo tối tăm, lệch lạc của quá nhiều sư sãi. Tôn giáo nào cũng vậy, có phần hình như thượng và cũng có phần hình như hạ. Đạo Phật suốt nhiều thế kỷ từ sau nhà Trần cáo chung hiện hữu trong đất nước dân tộc chỉ có phần hình như hạ. Đến triều Nguyễn, Phật giáo chỉ được xem là phương tiện để thực hiện lòng hiếu để, hoặc để ổn định phần hồn của vua quan và cả đến mọi tầng lớp nhân dân. Các sư sãi cam phận nương tựa vào cung đình, thế gia vọng tộc, và trình diễn trước nhân dân những sắc thái của một Phật giáo dân gian với rất nhiều tệ đoan, mê tín. Hoạ hoằn lắm mới còn lại một vài ngôi chùa của năm ba sư sãi lánh đời, thoát vòng tục luỵ, là nơi trú ẩn, là bạn tâm hồn của những nhà ái quốc đứt gánh nửa đường.

Đạo Phật chỉ có thế thôi sao?

Tổ tiên tâm linh (Từ của Thích Nhất Hạnh) của Phật tử Việt Nam nghèo nàn, tầm thường và mệt mỏi như thế sao?

Câu trả lời trước hết thuộc về chính những người trong cuộc. Và đồng bào theo Phật trong cả nước, đặc biệt ở miền Trung-Huế đã trả lời theo cách riêng của mình. Vào hai thời kỳ khác nhau, Phật tử miền Trung-Huế đã tiến hành hai cuộc vận động, hai phong trào có cùng một mục đích, một hoài bảo, một khát vọng là phục hưng Đạo pháp, góp phần phục hưng đất nước, phục vụ nhân loại.

II. Phong trào Chấn hưng của Phật giáo miền Trung-Huế:

Năm 1925, Phan Châu Trinh, nhà chí sĩ, vị lãnh đạo lừng danh của phong trào Duy Tân những năm đầu thế kỷ, từ Pháp trở về. Một năm sau 1926, ông đã qua đời tại Sàigòn. Trước đó không lâu, năm 1924, Phan Bội Châu, linh hồn của phong trào Đông Du, nhà yêu nước vĩ đại, bị thực dân bắt đưa ra toà rồi an trí tại Huế. Hai sự kiện này báo hiệu kết thúc vai trò lịch sử của kẻ sĩ cựu học và ý thức hệ Nho giáo. Vào thời điểm này ở miền Trung-Huế bắt đầu nhen nhóm, rồi phát triển nhanh chóng hai cuộc vận động xã hội, hai phong trào yêu nước mới:

* Thứ nhất: Phong trào Marxisme của những thanh niên tân học trên dưới 20. Những người tuổi trẻ sôi sục lòng căm thù bọn cướp nước và khát khao tự do, công bằng này đa phần là học sinh, sinh viên hay viên chức nhỏ xuất thân từ các gia đình trung lưu có truyền thống yêu nước. Đây là xu thế cách mạng cùng một lúc tiến hành hai nhiệm vụ: đánh đuổi ngoại xâm và cách mạng vô sản. Những thanh niên thuộc xu thế này về sau: một số là sáng lập viên và nòng cốt của đảng Tân Việt, một số khác tham gia hình thành nên đảng Cộng sản Việt Nam. Phong trào này không là đối tượng tiếp cận của chúng tôi trong tham luận hôm nay.

* Thứ hai: Phong trào Phật giáo của những trí thức Phật tử, một vài quan lại cao cấp, khoa bảng và những vị tu hành tuổi từ trung niên trở lên. Những vị này đến năm 1932 là người phát khởi, nòng cốt của phong trào Chấn hưng Phật giáo. Mục đích đồng thời là khẩu hiệu của phong trào là Đạo pháp và Dân tộc. Nói là hai, nhưng thật ra chỉ là một, bởi lẻ hàng ngàn năm đạo Phật là một bộ phận không thể tách rời của Dân tộc. Nhiệm vụ trung tâm của phong trào tập chú vào mặt trận tôn giáo, văn hoá, tư tưởng:

Phải làm sống lại, làm mới và đưa tinh thần chân chính của đạo Phật vào cuộc đấu tranh đẩy lùi các thứ ma chướng của thời đại: đó là nền văn minh cơ giới quá thiên trọng vật chất và một thứ tôn giáo độc tôn, thần thánh hoá mọi thứ quyền lực.

Phải phục hưng truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc và bản sắc Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần.

Qua đó mà xây dựng lại con người Việt Nam với những phẩm chất Phật giáo: Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi, Vô uý, Bao dung và Hoà bình.Với sức mạnh, phẩm chất và bản lãnh của con người Việt Nam mới ấy, nền độc lập dân tộc nhất định sẽ được vãn hồi và đất nước sẽ được yên vui trong thế giới hoà bình. Bởi, đối với Phật giáo, cuộc đấu tranh chính đáng, đầu tiên và cuối cùng là cuộc đấu tranh của mỗi người, mỗi tôn giáo, mỗi đất nước với chính mình. Không thắng được chính mình thì không thể chiến thắng được bất cứ thứ ma chướng nào.

Để thực hiện mục đích và khát vọng của mình, phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Trung-Huế bắt đầu từ:

1. Phục hồi sức sống và phẩm chất Phật giáo chân chính cho tất cả Phật giáo đồ, đặc biệt là giới tu hành, kết nối thành một khối thống nhất các sơn môn, các hệ phái. Tổ chức các cấp giáo hội từ trung ương, xuống tỉnh, huyện và phường xã.. Công cuộc này bắt đầu từ việc hình thành một Hội Đồng Giám Luật mà thành viên là các cao tăng đạo cao đức trọng, một An Nam Phật Học Hội với những Phật tử thuần thành và nhiệt huyết được trang bị một nền học vấn tương đối đầy đủ (so với thời bây giờ): có Đông, có Tây, có tân, có cựu, có đạo, có đời, và một Hội Đồng Chứng Minh gồm các sư tăng cao cấp. Đây là những viên đá tảng đầu tiên để tổ chức thành một giáo hội có đủ mọi quyền lực kiểu giáo hội Thiên Chúa giáo.

Công cuộc này là một thách thức cả trên mặt lý thuyết, bản chất và thực tế của một tình hình Phật giáo vào một thời buổi mà thượng toạ Thích Mật Thể gọi là thời mạt pháp. Có thể có một giáo hội với những quyền lực tuyệt đối trên những con người được soi rọi bởi một thứ ánh sáng để nhận ra một chân lý là “Vạn hữu đều vô thường”, và “không có gì đáng tin (kể cả những gì Phật dạy) nếu sự thật không được kiểm nghiệm bằng sự hiểu biết chân thật và tự do của mỗi con người”? Có thể có một giáo hội với những quyền lực tuyệt đối khi các thành viên của nó đều được chỉ cho biết rằng mỗi con người tự trách nhiệm lấy tất cả mọi hành vi của mình, không có sự cứu chuộc, ban phát, tha thứ hay trừng phạt từ một thần linh hay thượng đế? Bình đẳng và tự do tuyệt đối trong mọi quan hệ giữa người và người là lý tưởng của người học Phật.

Tôi chưa hiểu hết ẩn ý sâu xa khi các vị chủ xướng của phong trào muốn tạo dựng một giáo hội kiểu Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên có một điều thu hút sự chú ý của tôi với rất nhiều thiện cảm là sự ra đời của các tổ chức cơ sở. Đó là các Niệm Phật Đường và các Khuôn hội. Khi mà chùa chiền và sư sãi chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu tín ngưỡng, tu tập của Phật tử và quần chúng liên cận, thì Niệm Phật đường và Khuôn hội là nơi tốt nhất để họ cùng nhau sinh hoạt Phật sự. Trong trường hợp bị tấn công hoặc xâm hại bởi thiên tai dịch hoạ, cộng đồng tôn giáo cơ sở này còn là nơi để các thành viên nương tựa giúp đở lẫn nhau vượt qua các thử thách trước mắt và lâu dài. Cũng có thể đây là một loại chính quyền cơ sở trong những tình thế đặc biệt yêu cầu. 

2. Giáo dục và đào tạo các thế hệ tăng ni và phật tử có phẩm hạnh, có học vấn, có tài năng, có bản lãnh để khế hợp và chuyển hoá các thực tại của cuộc sống theo hướng tích cực (lý tưởng Phật giáo và dân tộc). Sự nghiệp này bắt đầu từ các Đạo tràng, đến các lớp thuộc Sơn môn học đường, các cấp thuộc An Nam Phật Học đường, các Phật học viện, các giảng sư, các ban giảng sư, các chương trình giảng tập với nội dung kết hợp nội ngoại kinh điển, mở rộng thêm các kiến thức về lịch sử, văn hoá của dân tộc và của các nước thuộc khu vực Ấn Trung, đặc biệt là các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật và nền văn minh phương Tây.

Đường hướng giáo dục và đào tạo này mãi cho đến ngày nay tuy trình độ so sánh có chênh lệch, nhưng trên đại thể vẫn còn nhiều điều khả thi. Một chi tiết rất quan trọng mà nếu thiếu nó, phong trào Chấn hưng Phật giáo chắc chắn không đạt được thành tựu như chúng ta đã thấy: đó là phương pháp sư phạm, phương pháp tư duy khoa học. Chính nhờ các phương pháp tiên tiến này mà các giảng sư đã cung cấp cho các học viên cách tiếp cận mới các vấn đề thuộc gia tài văn hoá, lịch sử truyền thống một cách thích thú và tương đối dể dàng.

Phương pháp tư duy, cách tiếp cận và giải thích các vấn đề thuộc lãnh vực học thuật, tâm linh mỗi bên mỗi khác, bên này thì xử dụng trực giác là chủ yếu, bên kia thì mãi mê với phân tích-tổng hợp, nhưng nếu không nhờ các phương pháp khoa học đánh thức thì nền văn minh phương Đông trong đó có Việt Nam chẳng biết tiếp tục ngủ quên cho đến bao giờ? Chúng tôi dài dòng đông tây ở đây chỉ với mục đích là làm rỏ hơn vai trò của bác sĩ Lê Đình Thám, của thượng toạ Thích Trí Độ, của một số vị khác trong phong trào Chấn hưng Phật giáo và đồng thời cũng để tự nói với chính mình rằng đạo Phật là con đường rộng mở chỉ có chào đón, dung hợp và chuyển hoá chứ không hề là pháo đài cố thủ, bắn phá và tiêu diệt các nền văn hoá văn minh khác.

3. Xuất bản báo chí và kinh sách. Ra đời chưa được bao lâu thì An Nam Phật học hội đã có tờ báo Viên Âm và một cơ sở xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi hơn các nội dung học thuật (Phật học, Nho học), tu học (Phật giáo), các kiến thức nền tảng hổ trợ, các thông tin liên quan đến các chương trình hoạt động của Hội, của Học đường. Đặc biệt trên báo Viên Âm có mục Diễn đàn trình bày quan điểm, lập trường và đường lối của Phật giáo đối với Đạo pháp và Dân tộc trước bối cảnh mới. Bên cạnh nguyệt san Viên Âm do Hội (ANPHH) quản lý còn có một Phật Học Tùng Thư của Đoàn Phật Học Đức Dục. Phật Học Tùng Thư đã xuất bản một số sách làm thức ăn tinh thần cho giới trẻ Phật Tử. Viên Âm và các sách của Phật Học Tùng Thư đã mở rộng độc giả ra ngoài lãnh thổ Huế-miền Trung và các giới Phật tử. Nó đã ra Bắc vào Nam, và độc giả của nó còn là những người ngoài Phật giáo.

4. Đoàn Phật Học Đức Dục. Tuổi trẻ bao giờ cũng có vai trò xứng đáng trong bất cứ sự nghiệp to lớn và lâu dài nào. Các nhà khởi xướng, lãnh đạo phong trào Chấn hưng Phật giáo đã có ý tưởng đúng đắn và hành động kịp thời khi tổ chức nên Đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Học Đức Dục. Đây là đội ngũ những người kế thừa sự nghiệp của các thế hệ khai sáng. Vào những năm sau 1940, một tổ chức xã hội đã thu hút, qui tụ đông đảo thanh thiếu niên trong cả nước đặc biệt là ở Huế, đó là một phong trào Hướng Đạo Sinh. Phong trào này du nhập từ châu Âu, do những người Pháp và những thanh niên du học từ Pháp, những sinh viên, học sinh các trường Pháp, Pháp Việt tổ chức và điều hành. Phong trào có mục đích huấn luyện thanh thiếu niên trở thành những người tháo vác, sống vui, sống khoẻ và hữu ích.

Nội dung và phương pháp huấn luyện, hoạt động rất phù hợp với tâm lý và thể chất của tuổi trẻ. Nhưng không biết mục đích sau cùng của phong trào Hướng Đạo Sinh là gì? Phải chăng đây cũng là một tổ chức nhằm lôi kéo và ru ngủ thanh thiếu niên khiến họ quên đi các trách nhiệm đối với Đạo pháp, Dân tộc? Bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh đất nước và Phật giáo cũng không thể thiếu cảnh giác trước một hiện tượng xã hội như thế. Đoàn Thanh Thiếu Niên Đức Dục, tiền thân của Gia Đình Phật Hoá Phổ những năm từ 1943-1950, và gia đình Phật tử từ 1950 trở đi, ngoài mục đích đào tạo huấn luyện các thế hệ kế thừa, còn có mục đích gìn giữ, bảo vệ tuổi trẻ cho Đạo pháp và Dân tộc.

Khát vọng, hoài bảo và mục đích rất lớn, rất xa, công sức đổ ra nhiều, nhưng thành quả của phong trào chấn hưng Phật giáo ra sao?

Đến năm 1943, một trong những người nòng cốt và năng nổ của phong trào: Thượng toạ Thích Mật Thể đã mô tả tình hình Phật giáo sau 15 năm chuyển mình (1928-1943) khá bi quan:

Ôi! Tinh thần Phật giáo đến đây hầu như đã tuyệt diệt. Bởi vậy các cảnh chùa trong nước đã thành những cảnh gia đình riêng. Không còn tính cách đoàn thể của một tôn giáo nữa. Họ sống trong Phật giáo hầu hết chỉ còn “dốt” và “quên”. Quên để khỏi phải biết bổn phận-bổn phận chân chánh của một tông đồ”. (Thích Mật Thể-Việt Nam Phật Giáo sử lược)

Chúng ta không hoài nghi sự chân thành của Thượng toạ Mật Thể khi ông đưa ra nhận định này. Và cũng qua đó chúng ta thấy được sự nôn nóng của ông trước tiền đồ Phật giáo. Sau mấy trăm năm suy thoái và hơn nửa thế kỷ sống trong áp bức và nô lệ, công cuộc Chấn hưng mới chỉ từng ấy năm trời với một nhóm nhỏ con người và phương tiện-cho dù những con người ấy có tài năng và nhiệt huyết đến đâu cũng chưa thể đưa Phật giáo thoát khỏi tình trạng bế tắc. Hơn nữa, dù thế nào thì Phật giáo Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của dân tộc. Khủng hoảng của Phật giáo không ở ngoài khủng hoảng của dân tộc. Vấn đề của Phật giáo nhất thiết chỉ được giải quyết sau khi nền độc lập của đất nước được vãn hồi và sự hàn gắn dân tộc có điều kiện thực hiện.

Cuộc cách mạng tháng 8-1945 và cuộc kháng chiến tiếp liền sau đó đã đặt Phật giáo trước những khó khăn và những cơ hội mà người lãnh đạo tưởng chừng không thể vượt qua và khó mà tận dụng hết.

Khó khăn thứ nhất là một bộ phận nhân sự chủ chốt của phong trào như bác sĩ Lê Đình Thám, thượng toa Thích Trí Độ, thượng toạ Thích Mật Thể và nhiều tu sĩ, Phật tử khác rời bỏ cương vị và cuộc sống tu hành tham gia kháng chiến.

Khó khăn thứ hai là các nguồn tài trợ cho phong trào và cho sinh hoạt của rất nhiều chùa bị cắt giảm, thậm chí dứt hẳn, bởi chế độ phong kiến đã cáo chung, và đời sống của đại bộ phận quần chúng Phật tử không có dấu hiệu gì được cải thiện sau những đổi thay chính trị đã kéo theo sự đình đốn kinh tế.

An Nam Phật Học Hội và An Nam Phật Học Đường tạm ngừng hoạt động. Công cuộc Chấn hưng đứng trước một thử thách lớn, thậm chí ở một vài lãnh vực có những bước thụt lùi: khối lượng thầy cúng, thợ tụng có giảm bớt sau hàng chục năm vận động chỉnh lí đã gia tăng trở lại. Các hoạt động báo chí, xuất bản và sinh hoạt của Gia Đình Phật Hoá Phổ cũng gián đoạn một thời gian. Trước những biến động to lớn của xã hội, đất nước, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo miền Trung-Huế quay trở lại củng cố hàng ngũ tăng già. Năm 1947, khi mà lực lượng kháng chiến cố thủ một số vùng nông thôn và các chiến khu ở rừng núi, thực dân Pháp đặt ách cai trị tương đối ổn định ở các đô thị, phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Huế và các thành phố tỉnh lị miền Trung bắt đầu hoạt động trở lại.

Lần này không phải với danh nghĩa An Nam Phật Học Hội, mà là Hội Phật Học trong ý hướng tiến tới thống nhất Phật giáo toàn quốc. Phải chăng cuộc Cách Mạng Tháng Tám và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời năm 1945 đã củng cố và góp phần tăng thêm ý chí và khát vọng hình thành một cơ cấu lãnh đạo duy nhất cho Phật giáo Việt Nam. Ý chí, khát vọng ấy đặc biệt mạnh mẽ nơi Phật tử miền Trung-Huế . Tuy sự nối kết giữa các Hội Phật Học ở các tỉnh miền Trung-Huế lúc bây giờ vẫn còn lỏng lẻo và các Hội Phật Học ở miền Bắc, miền Nam vẫn còn hoạt động riềng lẻ, nhưng báo Viên Âm ở Huế vẫn được gọi là cơ quan hoằng pháp của Hội Phật Học Việt Nam.

So với An Nam Phật Học Hội, thì Việt Nam Phật Học Hội có những đổi thay quan trọng: Thành phần lãnh đạo không còn là cư sĩ nữa mà là các tăng sĩ. Các tăng sĩ trẻ là thành tựu của công cuộc Chấn hưng bắt đầu xuất hiện trong các vai trò trọng yếu. Các nhà sư Trí Quang, Minh Châu, Nhất Hạnh, Thiện Minh, Đức Tâm... đã chen vai cùng các tăng sĩ đàn anh thuộc thế hệ trung gian, như Trí Thủ, Đôn Hậu, Mật Nguyện, Mật Hiển... gánh vác công cuộc Chấn hưng. Trên báo Viên Âm giai đoạn này (1949) chúng ta thấy xuất hiện những vấn đề mới thu hút sự tò mò quan tâm của độc giả thuộc thành phần có học vấn cao (đăc biệt độc giả ngoài Phật giáo): Lịch sử Phật giáo, Phật giáo và khoa học, Phật giáo và giáo dục, Phật giáo và triết học, Phật giáo và tôn giáo, Phật giáo và mỹ thuật. Những công trình nghiên cứu có tính tư tưởng học thuật này đã hé mở cho độc giả thấy rằng Phật giáo là một thế giới rộng lớn, phong phú, mới lạ bị che khuất cần phải được khám phá, và Phật tử Việt Nam đã chứng tỏ khả năng bỏ lại đằng sau thời kỳ mà Thích Mật Thể mô tả là “dốt” và “quên” từng bước vượt qua các trở ngại, các ma chướng để khẳn định sự tồn tại của mình giữa lòng dân tộc và thời đại mới.

Do những điều kiện và hoàn cảnh thực tế, phong trào Chấn hưng giai đoạn từ 1947 trở về sau phải tạm thời hạn chế công tác giáo dục đào tạo. Thay vào đó đẩy mạnh công tác báo chí, tuyên truyền, phát triển các Khuôn hội, các Niệm Phật đường, các Gia Đình Phật Hoá Phổ. Đến năm 1950 tại Thừa Thiên-Huế đã có trên 100 Khuôn hội và Niệm Phật đường. Năm 1951 Gia Đình Phật Hoá Phổ có mặt khắp các làng xã Thừa Thiên-Huế thu hút hàng ngàn thanh thiếu niên.

Chính các Gia Đình Phật Hoá Phổ Huế-miền Trung là lực lượng nòng cốt tổ chức Đại Hội các huynh trưởng Gia Đình Phật Hoá Phổ toàn quốc. Tại Đại Hội này Gia Đình Phật Hoá Phổ đổi tên thành Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Cũng trong năm 1951, một kết quả vô cùng to lớn của công cuộc Chấn hưng là Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời và đặt trụ sở tại Huế. Phật giáo miền Trung-Huế là nòng cốt của giáo hội thống nhất này. Một sự kiện mới mẻ và đặc biệt quan trọng cũng diễn ra tại Huế năm 1951 là trường trung học tư thục Bồ Đề được thành lập. Đây là cơ sở giáo dục ngoài truyền thống của Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam. Những năm tiếp theo một mạng lưới trường Bồ Đề hai cấp trung và tiểu học có mặt tại Huế, tại nhiều tỉnh thành của miền Nam. Thầy và trò của các trường Bồ Đề đã tham gia rất tích cực các phong trào của giai đoạn Phật giáo Dấn thân.

Phật giáo miền Trung-Huế chuyển mình từ những năm cuối của thập kỷ thứ ba thế kỷ hai mươi, bắt đầu công cuộc chấn hưng từ 1932, trải qua nhiều tháng năm thăng trầm, đã gặt hái được những thành tựụ đáng kể làm rộn lên bầu không khí phấn chấn vui tươi trong cộng đồng Phật Giáo đồ, thu hút được sự tò mò chú ý nể trọng của các thành phần quần chúng khác, sau năm 1954, làm cho chế độ độc tài và độc tôn Thiên Chúa Giáo gai mắt và e ngại.

Sau hàng mấy trăm năm suy thoái, lụi tàn, đạo Phật đã hồi sinh như một sức mạnh vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa hứa hẹn một năng lực sinh động xem ra rất phù hợp với lý tưởng Cộng hoà Dân chủ, và đồng thời như một ngọn lửa thắp sáng niềm tin và hy vọng cho một bộ phận không nhỏ quần chúng mới vượt thoát ra khỏi tình trạng bế tắc mịt mù của cá nhân, Đạo pháp và Đất nước. Chúng ta thấy được, cảm nhận được tình trạng phấn chấn và niềm hy vọng này qua những lễ hội rực rở trong các mùa Phật Đản tại Huế những năm sau 1954.

III. Khúc quanh mới - bối cảnh mới.

Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp dịnh Genève, vĩ tuyến 17, sông Bến Hải là những từ gây chấn động mãnh liệt và vô cùng sâu sắc trong tâm thức nhân dân Việt Nam.

Sau gần một trăm năm kháng chiến với rất nhiều đau thương, mất mát, hy sinh, vào giai đoạn cuối, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản đã dành lại độc lập, chủ quyền trên một nửa đất nước: miền Bắc. Một nửa còn lại: miền Nam, nằm trong vòng kim cô của đế quốc Hoa Kỳ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: đỉnh cao của vinh quang và tự hào dân tộc. Đồng bào theo đạo Phật chia xẻ niềm vinh quang và tự hào ấy. Công cuộc Chấn hưng đã góp phần, bước đầu, làm sống lại tinh thần Phật giáo Lý-Trần, đã nối kết người Phật tử với thân phận đất nước. Tăng sĩ, Phật tử cũng tham gia “sát thát” như bất cứ người Việt Nam yêu nước nào.

Đất nước bị chia cắt, cuộc ra đi từ miền Bắc của non một triệu con người, cuộc ra đi từ miền Nam (tập kết) của hàng trăm ngàn con người khác. Những biến cố này là nổi đau, là món nợ, là sự nghiệp dở dang, là niềm ray rứt, hy vọng, là cơ hội để thực hiện một hoài bảo, một mưu đồ, một tham vọng... Mỗi cảm nhận, mỗi động thái tâm hồn, mỗi toan tính và hành động thể hiện tâm thức của từng bộ phận quần chúng nhân dân, kể cả từng cá nhân, gia đình trước khúc quanh lịch sử.

Xâm lược và đô hộ, thực dân và đế quốc, đàn áp và bóc lột, chém giết và tù đày, nô lệ và nghèo đói, cuộc kháng chiến trường kỳ và vô cùng khắc nghiệt, ý thức hệ, chánh kiến, tôn giáo, đảng phái, địa phương, địa bàn cư trú, thành phần xã hội, lợi quyền, địa vị, danh vọng..., tất cả những thứ ấy Cộng lại và nhiều thứ khác nữa đã tích tụ, đã tác động qua lại làm nên VẤN ĐỀ MIỀN NAM, VẤN ĐỀ VIỆT NAM với những mốc điểm thời gian: 1954, 1960, 1963, 1968, 1973, 1975. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo miền Trung-Huế vào những thời điểm đặc biệt ấy đã thể hiện sự tham dự của mình. Sự tham dự mà như sự mong ước của nhà sư Trí Quang, người khởi xướng và chung sức lãnh đạo phong trào Phật giáo Dấn thân 1963-1966: “trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai [kể cả người Mỹ và thế giới: Chu Sơn] nhìn vào Phật giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy”. (Tiểu truyện tự ghi - Thích Trí Quang).

IV. Phong trào Dấn thân của Phật Giáo miền Trung-Huế

Điều 1 (chương một) của hiệp định Genève về Việt Nam qui định: “Một đường ranh giới quân sự tạm thời được vạch ra để tập kết lực lượng quân sự của hai bên về phía sau”.

Mục 6 của tuyên bố cuối cùng nói rõ rằng:

“Đường ranh giới quân sự là tạm thời và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được coi là biên giới lãnh thổ hay chính trị”.

Như vậy vĩ tuyến 17 không phải là lằn ranh giới chia hai đất nước. Vĩ tuyến 17 chỉ là lằn ranh tạm thời giữa hai khu phi quân sự. Hai bên rút quân về phía sau khu phi quân sự ấy. Người Pháp ở phía Nam, Việt Minh ở phía Bắc. Sau đó người Pháp rút quân về nước và một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức hai năm sau hiệp định ký kết để bầu chọn ra một nhà cầm quyền cho quốc gia Việt Nam Độc lập và Thống nhất.

Tinh thần hiệp định Genève là như thế.

Nhưng các bên liên hệ đã làm gì trước và sau khi hiệp định được công bố? Ngày nay ta không khó lắm để mô tả mưu đồ và hành động của mỗi bên.

Về Phía Mỹ: Mỹ là một trong chín bên tham dự hội nghị Genève về Đông Dương, tám bên còn lại là: Pháp, Liên Xô, Anh, Trung Quốc, Campuchia, Lào và hai phía Việt Nam là chính phủ Hồ Chí Minh, chính phủ Bảo Đại thuộc Pháp. Nhưng Mỹ đã không ký vào tuyên bố cuối cùng tại Genève. Sách lược của Mỹ về Đông Dương sau chiến tranh thứ hai là: một: ủng hộ Pháp phục hồi lại các thuộc địa. Cung cấp tiền bạc và vũ khí cho Pháp tái chiếm Đông Dương. Xử dụng Pháp như tên lính đánh thuê để thực hiện sách lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á. hai: Từ năm 1950 khi thấy Pháp sa lầy ở Việt Nam, Mỹ dần dần muốn đẩy Pháp ra và tự mình đảm trách vai trò cảnh sát quốc tế ở khu vực này. Việc tuyển chọn Ngô Đình Diệm (từ 1953) điều đình với Pháp, trả giá với Bảo Đại, cấu kết với nhà thờ Thiên Chúa giáo để đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng, và bày bố mưu ma chước quỉ để Ngô Đình Diệm chiếm đoạt mọi quyền lực và biến miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng là những mắc xích nằm trong sâu chuổi sách lược của Mỹ ở Việt Nam, ở Đông Dương, Đông Nam Á và châu Á. Sách lược này bất chấp các quyền lợi tinh thần, vật chất của nhân dân, đất nước Việt Nam.

Chính Mỹ là con ách chủ bài phá bỏ hiệp định Genève.

Về Phía tập đoàn Ngô Đình Diệm: Trong khi Mỹ muốn biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng theo sách lược toàn cầu của họ, thì Ngô Đình Diệm nương nhờ thế lực Mỹ để thực hiện mưu đồ cát cứ lâu dài, tách miền Nam ra khỏi đất nước Việt Nam, xây dựng vùng lãnh thổ này thành một nước riêng biệt, một quốc gia độc tôn Thiên Chúa Giáo.

Để thực hiện tham vọng đen tối chống lại quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, Ngô Đình Diệm và tập đoàn Cần Lao Thiên chúa Giáo của ông, một mặt ngang ngược phá bỏ hiệp định Genève, một mặt tiến hành các sách lược sau:

1. Lật đổ Bảo Đại, người đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ ướng và ông đã quì lạy hứa trung thành “với hoàng thượng” trước khi trở về Việt Nam.

2. Tiến hành các chiến dịch đẩm máu tố Cộng, diệt Cộng, bắt bớ tra tấn và giết hại hàng chục ngàn người cựu kháng chiến, làm tan nát hàng trăm ngàn gia đình có thân nhân đi tập kết.

3. Tiêu diệt các đảng phái, giáo phái.

4. Thực hiện một kế hoạch lâu dài nhằm hạn chế, đàn áp và tiêu diệt Phật giáo.

Về phía miền Bắc, bên duy nhất thành thực muốn thi hành hiệp định Genève, Đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh đã:

1. Triệt thoái hết lực lượng quân sự về phía bên kia bắc vỹ tuyến 17. Chỉ để lại miền Nam những cán bộ chính trị nhằm vận động dân đấu tranh để chính quyền Ngô Đình Diệm chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hiệp định, tiến tới hiệp thương, tổng tuyển cử. Miền Bắc phải trả giá cho ảo tưởng chính trị này bằng cái chết hoặc tù đày hàng chục ngàn cán bộ đã trưởng thành trong kháng chiến và rất nhiều những cơ sở của họ.

2. Tiến hành cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc.

3. Đến khi không còn hy vọng gì chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành hiệp định Genève, thì đảng Cộng sản và chính phủ Hồ Chí Minh mới phát động chiến tranh giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời vào tháng 12-1960 là hành động chẳng đặng đừng. Bởi đất nước này là một, dân tộc này là một.

Đại thể tình hình chính trị ở miền Nam và cả Việt Nam sau hiệp định Genève là như thế. Còn tại Huế-miền Trung toàn cảnh xã hội ra sao?

Hơn bất cứ nơi nào trên cả miền Nam, chế độ Ngô Đình Diệm đã thực thi tại miền Trung-Huế các sách lược cực kỳ thất nhân tâm, nham hiểm và tàn ác:

Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, việc truất phế Bảo Đại và tước đoạt một số tài sản của hoàng tộc đã gây bất mãn, khinh bỉ và căm giận trong các giới thuộc cựu trào.

Huế là kinh đô của Phật giáo, việc kỳ thị, bêu riếu, hạn chế, đàn áp và tiêu diệt Phật giáo đã thúc đẩy đồng bào Huế theo đạo Phật đoàn kết lại và đấu tranh sinh tồn với chế độ.

Huế-miền Trung là xứ sở của những cực đoan chính trị, là nơi hoạt động sôi nổi của các đảng phái. Việc tố Cộng, diệt Cộng bằng các biện pháp phát xít và thanh toán các đảng Đại Việt, Quốc Dân Đảng đã biến anh em nhà họ Ngô thành kẻ thù không đội trời chung của tất cả.

Huế-miền Trung là một khu vực kinh tế nghèo nàn, việc Ngô Đình Cẩn và anh em nhà họ Ngô bắt bớ, tống tiền, làm nhục và cướp bóc tài sản của một số thương gia, nhà doanh nghiệp đã khiến giới doanh thương hoảng sợ tìm đường làm ăn nơi khác, những người còn lại đa phần là tiểu thương âm thầm chịu đựng và khinh ghét chế độ. Đường lối kinh tế của tập đoàn Ngô Đình Diệm là bỏ rơi nông dân và dân nghèo thành thị, bao che cho địa chủ và bọn tư sản mại bản. Viện trợ Mỹ tập trung vào túi không đáy của bọn tham nhũng, vào bộ máy quân sự, công an mật vụ, thông tin tuyên truyền, hành chính và thư lại.

Chính sách văn hoá giáo dục phục vụ cho mưu đồ cát cứ, nhân danh chủ nghĩa chống Cộng mà chống phá miền Bắc, cản ngăn việc thống nhất đất nước, tuyên truyền chủ nghĩa Duy linh-Nhân vị, thần thánh hoá anh em nhà họ Ngô và cuối cùng là chống phá Phật giáo.

Một thị xã nhỏ như Huế mà có đến bốn trường trung học Thiên Chúa giáo: Pellerin, Providence, Jean D’art và Việt Hương, tất cả các huyện thuộc lãnh thổ Thừa Thiên. Quãng Trị đều có trường tư thục do các tu sĩ linh mục đảm trách. Trường Quốc học đổi tên thành trường Ngô Đình Diệm. Viện đại học Huế do linh mục làm viện trưởng, phụ trách giảng dạy các môn Văn, Sử và Triết đa phần là linh mục, tu sĩ và giáo sư Công giáo. Sách giáo khoa các môn học trên tập chú tuyên truyền cho đạo và nền văn minh Thiên Chúa giáo.

Tất cả các mưu đồ, sách lược và động thái của chính quyền Ngô Đình Diệm từ việc thay đổi thành phần viên chức, thành phần dân cư theo tiêu chí Thiên Chúa giáo, đến việc đánh phá tiêu diệt niềm tin, nhân sự các bộ phận quần chúng ngoài Thiên Chúa giáo đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là biến Huế-miền Trung và cả miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, một nước Thiên Chúa giáo dưới sự quan phòng của Đức Chúa Trời-đấng sáng tạo ra muôn loài có quyền năng và giá trị tuyệt đối. Đất nước, Dân tộc và các nền văn hoá văn minh khác chẳng là cái gì cả trước mắt Giáo hội và số đông người Thiên Chúa giáo vào thời buổi ấy. Càng ngày đồng bào theo đạo Phật miền Trung-Huế càng thấy rỏ nguy cơ Đạo pháp và Dân tộc bị huỷ hoại bởi chính quyền anh em nhà họ Ngô.

Nhưng nguy cơ đâu chỉ đến từ một phía.

Đồng bào theo đạo Phật ở miền Trung-Huế, đặc biệt là thành phần trí thức (sau Chấn hưng trí thức Phật giáo tăng trưởng mạnh và đông) cảm nhận về một nguy cơ đến từ phía khác đó là chiến tranh và chủ nghĩa Cộng sản. Khi không thống nhất đất nước theo con đường hoà bình theo tinh thần Hiệp định Genève, đảng Cộng sản và chính phủ Hà Nội chắc chắn sẽ tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam, nối liền Nam-Bắc và xây dựng chủ nghĩa Cộng sản trên cả hai miền. Đối với Phật giáo chiến tranh không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cả. Và chủ nghĩa Cộng sản theo sách vở và những thông tin họ nhận được qua báo chí, đài phát thanh-thì luôn xem tôn giáo là kẻ đồng hành với phản động và lạc hậu. Trong kháng chiến chống Pháp hầu như tất cả các chùa chiền sư sãi, Phật tử đã không nhiều thì ít, không trực tiếp thì cũng gián tiếp, đều tham gia. Và kinh nghiệm đứng chung chiến hào với người Cộng sản, số đông trong họ đinh ninh rằng bạo lực cách mạng sẽ quay chỉa về phía tôn giáo sau khi đánh đuổi được ngoại xâm.

Tình trạng của Phật giáo từ sau Genève là trên đe dưới búa.

Hồi 1972, ở trại thẩm vấn, nhà sư Thích Như Ý còn nói với tôi: “Đấu tranh với chính quyền Ngô Đình Diệm là khó, nhưng không khó bằng sống chung với người anh em Cộng sản. Trong chế độ Ngô Đình Diệm số người có lý tưởng không nhiều. Bản chất của chế độ ấy là tham vọng độc tôn và quyền lợi tầm thường, điểm tựa dân tộc còn chông chênh hoặc không có. Cụ Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam thì ý thức, tình cảm dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ. Chủ nghĩa Cộng sản đối với các vị là một lý tưởng. Lý tưởng ấy đối với cụ Hồ và các đệ tử của cụ cũng để trước hết phục vụ dân tộc, phục vụ tổ quốc Việt Nam”. Sư Như Ý còn nói thêm một câu mà đến nay tôi chưa hiểu hết: “Nhiều người tiếc là Marx chưa tiếp cận với phương thức sản xuất châu Á. Tôi thì chỉ tiếc là Marx chưa tiếp cận với đạo Phật và dịch lý ...”

Để thoát ra khỏi các nguy cơ trước mắt (chế độ Ngô Đình Diệm) và lâu dài (chủ nghĩa Cộng sản) như ở trên tôi đã trình bày, để khẳn định mình là một bộ phận sinh lực có quyền tồn tại và có trách nhiệm trước vận mệnh Đất nước, Dân tộc và Đạo pháp, Phật giáo miền Trung-Huế đã chuyển mình qua giai đoạn khác, giai đoạn Dấn thân.

Trong “tiểu truyện tự ghi” của hoà thượng Thích Trí Quang có một đoạn như sau:

“Giáp ngọ 2498 (1954), kháng chiến chống Pháp kết thúc. Miền Nam ông Ngô Đình Diệm đứng ra. Việc này được biết rỏ khi hội nghị Genève sắp kết thúc. Lấn chót trước khi đất nước phân cách, mẹ con tôi đã nói chuyện với nhau khá nhiều. Rốt cuộc mẹ tôi bảo, vậy là miền Nam “quạ lang” vẫn hoành hành. Thôi thì con đi mà báo bổ cho Phật. Tôi đi và ất mùi 2499 (1956), [? Chu Sơn]. Tôi nhận chức vụ Hội Trưởng Tổng trị sự hội Phật học, vận động đổi tên Phật học ra Phật giáo. Đưa Tổng hội Phật giáo Việt Nam vào đặt trụ sở tại Sài Gòn. Rồi nghỉ việc cho đến Quí Mão 2507 (1963) nhận lại chức vụ nói trên. Với chức vụ này, Phật Đản năm ấy tôi phát động, và chung sức lãnh đạo việc chống chế độ Ngô Đình Diệm”.

Đoạn tự truyện này chứa đựng nhiều thông tin. Tôi chỉ nêu vài chi tiết:

Thứ nhất: Vào thời điểm trước khi hiệp định Genève ký kết, nhà sư Trí Quang lúc bây giờ vừa bước tới tuổi trung niên (ông sinh năm 1923). Ông không ở lại trên miền Bắc mới được hoàn toàn giải phóng để xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, mà ông đi vào Nam để lo “báo bổ cho Phật” . Là một người hoạt động tôn giáo, vào thời điểm ấy (1954) ông không có vai trò trong Xã Hội Chủ Nghĩa. Vả lại, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa cũng không cần ông trong tư cách một nhà tu hành.

Là một trong những đứa con ưu tú của phong trào Chấn hưng, ông phải đến cái nơi mà tình thế cần. Nơi ấy “quạ lang” đang “hoành hành”, Phật đang cần được “báo bổ”. Bởi nơi ấy, ông Ngô Đình Diệm-vị thượng thư đầu triều, đạo (Thiên Chúa) dòng năm nào, nay đã “đứng ra” . Phải chăng đây là lời tiên báo, là cuộc dấn thân của một nhân vật tự biết mình sẽ nắm giữ vai trò “phát động” và “chung sức lãnh đạo việc chống chế độ Ngô Đình Diệm? Hay, đây là một biện chứng tất yếu, một hành xử mẫu mực của một trong những thành tựu mà phong trào Chấn hưng đã dày công un đúc?

Thứ hai: là những lời mà hoà thượng Trí Quang đã không ghi lại trong tiểu truyện tự ghi . Ây là: Phật giáo miền Trung-Huế đã làm gì, đã chuẩn bị ra sao trước khi vào cuộc? Đương nhiên là trong từng ấy năm trời (1954-1963), những người khởi xướng, lãnh đạoû Phong trào cùng với đông đảo các Phật tử, quần chúng của họ, đã làm biết bao công việc để: chỉ với kinh kệ, chuông mỏ, chỉ với tinh thần Vô uý, chỉ với ánh sáng Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, chỉ với phương pháp bất bạo động, chỉ với niềm tin mãnh liệt và bền vững vào Đạo pháp, họ đã đĩnh đạc đương đầu với các thứ ma chướng bạo tàn và hung hiểm từ chế độ Ngô Đình Diệm, để rồiì góp phần quyết định đánh bại nó.

Trong khi tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm ồn ào Phát động các chiến dịch bài Phong, đả Thực, diệt Cộng, đằng đằng sát khí với máy chém và súng đạn, bắt bớ, tra tấn, tù đày, chém giết, thì bộ phận đầu não của phong trào Phật giáo Dấn thân miền Trung-Huế, một mặt kiên trì khiếu nại, phảng kháng và tố cáo các hành động tội ác của chính quyền đối với Phật tử ở nhiều địa phương trong phạm vi luật pháp của chế độ Việt Nam Cộng hoà, một mặt âm thầm mà quả quyết tiến hành các chương trình kế hoạch, tổ chức và phát triển lực lượng để sẳn sàng thách đấu khi thời cơ đến:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo tăng ni với qui mô lớn hơn, cải cách và nâng cấp chương trình, nội dung, phương pháp thích ứng với cơ, lý của đất nước và thế giới trong thời đại mới. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tăng ni tiếp cận có chọn lựa một số bộ môn học thuật ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, kể cả việc gởi tu sĩ đi du học ở các học viện Phật giáo thế giới.

Mạng lưới các trường tư thục Bồ Đề từng bước tăng cường và mở rộng không những ở Huế mà ở nhiều tỉnh thành, huyện lị miền Nam. Trước năm 1963 mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm tìm đủ mọi cách làm khó dể, ngăn chặn, phá hoại, số lượng các trường Bồ Đề có đến con số trăm.

Cũng cố và phát triển hệ thống giáo hội các cấp. Mặc dù tổng hội Phật Giáo Việt Nam đã được thành lập ở Huế từ năm 1951, và sau đó giáo hội Tăng già toàn quốc cũng đã ra mắt tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Tuy nhiên trong thực tế, các tổng hội, giáo hội thống nhất đó chỉ hiện hữu trên danh nghĩa, không phát huy được chức năng, tác dụng như mong ước của Phật tử cả nước và các nhà lãnh đạo (giáo hội). Bù lại các giáo hội và tổng hội miền Trung-Huế lại tỏ ra năng nổ và tích cực. Trước tình hình miền Nam “quạ lang hoành hành” và “Ngô Đình Diệm đứng ra”, Sự năng nổ và tích cực ấy càng gia tăng.

Một mặt Phật giáo miền Trung-Huế ra sức củng cố, phát huy vai trò, năng lực của các cấp hội từ Trung ương xuống địa phương, một măt mở rộng mạng lưới chùa, học viện, ni viện ra ngoài khu vực miền Trung. Năm 1973, tôi có dịp đến Sa Đéc cùng với vị Đại đức Hiệu trưởng trường Bồ Đề. Đại đức đưa tôi qua thăm ni viện gần kề. Ni viện trưởng là một sư bà rất nổi tiếng tại các tỉnh miền Tây Nam bộ trong phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Paris. Té ra ni viện này do sư bà Diệu Không từ Huế vào kiến lập đã 15 năm trước đó (1958). Cũng năm 1973 tôi đến một nơi gọi là Quảng Hương-Già Lam ở Gò Vấp, được biết ngài Trí Thủ đã khai mở cơ ngơi to lớn này từ năm 1956. Rất nhiều “chùa Huế “đã mọc lên trên đất Nam bộ sau mốc điểm lịch sử 1954 trong xu thế chuyển mình từ Chấn hưng qua Dấn thân của Phật giáo miền Trung-Huế .

Gia đình Phật tử: song song với sự phát triển của mạng lưới Chùa chiền, Niệm Phật Đường và Khuôn Hội, Gia Đình Phật tử tại các tỉnh miền Trung-Huế lớn lên không ngừng cả lượng và chất. Trước 1945, so với tổ chức Hướng Đạo sinh, Gia đình Phật tử (lúc bây giờ là Gia Đình Phật Hoá Phổ) còn quá khiêm tốn. Sau 1954, tổ chức của Phật tử trẻ tuổi này đã tỏ ra ngang ngửa bên cạnh anh bạn lớn tuổi của mình. Tại Thừa Thiên Huế vào năm 1963, đã có trên một trăm Gia đình Phật tử . Phật tử sinh hoạt bên cạnh các Khuôn Hội và Niêm Phật Đường. Rất nhiều huynh trưởng Gia Đình Phật tử có học vấn cao (tốt nghiệp đại học hay tương đương) và có trình độ chuyên môn vững vàng nên hoạt động gia đình Phật tử là rất hữu ích, có uy tín không những trong giới Phật giáo đồ mà còn gây được thiện cảm ngoài xã hội.

Công cuộc chuẩn bị lực lượng để bước vào giai đoạn Dấn thân của Phật giáo miền Trung-Huế theo như tôi đã trình bày e rằng có tiếp mà chưa được cận. Rất mong các nhà viết lịch sử Phật giáo xem đây là những gợi ý để độc giả có được những công trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ về một thời kỳ lịch sử quá ư phức tạp nhưng không kém phần thú vị.

Phong trào Phật giáo Dấn thân đối đầu với chế độ Ngô Đình Diệm (1963)

Sau 1954, tại Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung, hằng năm đến mùa Phật Đản (8-4 ÂL) và lể Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch) là tưng bừng lể hội. Cổng chào, xe hoa, lồng đèn, cờ xí, mô hình các sự tích, các biểu tượng liên quan đến ngày sinh và cuộc đời của đức Phật, các cuộc cắm trại của gia đình Phật tử, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ... không những rực rở, tưng bừng trong và ngoài khuôn viên các chùa lớn nhỏ-đặc biêt là Từ Đàm và Diệu Đế-mà đến cả trên môt số đường phố, công viên và hầu hết các tư gia. Ở Huế vào thời điểm ấy ít ra có đến trên dưới 70% gia đình hân hoan tham giạ lể hội. Thật là một cảnh tượng đẹp đẻ, yên vui, thanh bình. Nếu có một du khách đã đến Huế trong các dịp lể hội ấy mà sau đó nghe tin có tình trạng đàn áp, kỳ thị tôn giáo tại Việt Nam thì chắc chắn người ta sẽ không tin và cho là vu khồng, bịa đặt, nói xấu chính quyền.

Tuy nhiên chuyện chính quyền Ngô đình Diệm kỳ thị đàn áp, âm mưu tiêu diệt Phật giáo và độc tôn Thiên Chúa giáo là điều có thật. Chuyện xảy ra trong tất cả các cơ quan hành chánh, các đơn vị quân đội, các trường học và đặc biệt ở nông thôn. Ở Huế có khoảng 10% dân số là người theo đạo Thiên Chúa, 90% còn lại là người theo đạo Phật, đạo thờ cúng ông bà. Như vậy cứ cho người Thiên Chúa giáo chiếm tỷ lệ 10% trong các trường học, các cơ quan hành chánh, các đơn vị quân đội, các nơi công Cộng như rạp hát, rạp xinê. Thế mà 90% người ngoại đạo lại phải suy tôn ông Tổng Thống Thiên Chúa mỗi ngày, lại phải cơm áo gạo tiền vào tận Nam bộ để học các khoá Duy Linh-Nhân vị do ngài Tổng Giám mục anh ruột ngài Tổng Thống chủ trì; lại phải vào tận Sàigòn ra tận Lavang để dự các thánh lể, lại phải dâng lể vật lên ngài Tổng Giám Mục nhân lể ngân khánh; lại phải đút lót, biếu xén các của quí vật lạ lên ngài Cố vấn chính trị miền Trung Ngô Đình Cẩn; lại bị đảng Cần Lao, Thanh niên Cộng hoà của Ngô Đình Nhu và Phụ nữ Liên Đới của Trần Lệ Xuân chèn ép, doạ nạt; lại bị vu khống là Việt Cộng để rồi bị bắt bớ, tra tấn, tù đày và giết chóc. Ở nông thôn tình trạng này còn trầm trọng hơn.

Ở nông thôn công cuộc Thiên Chúa giáo hoá bắt đầu từ việc Cha cố đi làm công tác tổ chức, tuyển chọn cán bộ, viên chức ở tận thôn ấp, xã phường, quận huyện. Công cuộc Thiên Chúa giáo hoá không chỉ bắt đầu từ trên xuống mà còn từ dưới lên. Ở nông thôn phong trào “theo đạo có gạo mà ăn” là sự thật phổ biến. Cùng bần hoá nông thôn là một sách lược trong mưu đồ Thiên Chúa Giáo hóa. Ở nông thôn các gia đình theo đạo Phật muốn yên ổn làm ăn, sinh sống chỉ có cách là theo đạo Thiên Chúa, bằng không thì tai ương hoạn nạn hoặc còn có cách nữa là bỏ xứ mà đi. Quốc sách ấp chiến lược không chỉ nhằm một đối tượng duy nhất là Việt Cộng mà còn là Phật giáo. Công cuộc Thiên Chúa Giáo hóa của chế độ Ngô Đình Diệm là một kế hoạch tiệm tiến, tằm ăn dâu. Đặc biệt tại thành phố Huế nơi mà hơn 90% là người theo đạo Phật hoặc Nho Phật thì việc tiến hành kế hoạch đó lại càng thận trọng và kiên trì.

Do vậy mà các lể hội Phật Đản, Vu Lan được tổ chức hàng năm là một cái gai gây nhức nhối cho anh em nhà họ Ngô và tập đoàn Cần lao Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên những người có hiểu biết và kinh nghiệm chính trị đôi chút như Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu... thì có thể nhẫn nhịn chờ đợi, còn những người xốc nổi như Trần Lệ Xuân, nóng vội như Ngô Đình Thục thì thời điểm 1963 là quá sức họ. Họ chẳng còn nghị lực để chứng kiến cái vẻ nhơn nhơn đầy thách thức của cái đám ma quỉ bụt thần quê mùa dốt nát qua mùa lễ hội Phật đản 1963. Chiều ngày 6-5-1963 Ngô Đình Thục từ Lavang vào lại toà Tổng giám mục với lòng buồn bực và căm giận. Trên đường đi, ngài đã chứng kiến quang cảnh reo vui, cờ xí và cổng chào mà đồng bào Phật tử đã chuẩn bị để đón chào ngày Đản sinh của vị Thầy vĩ đại.

Thế là câu chuyện cấm treo cờ Phật giáo bắt đầu vào chiều hôm sau. Thế là cuộc đụng độ giữa hai lực lượng: Chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo Ngô đình Diệm và Phật giáo bắt đầu. Đây là cuộc đụng độ kỳ lạ giữa một bên với: tua tủa dùi cui ma trắc, lưởi lê và súng ống, lựu đạn và xe tăng, xích sắt và nhà tù, tấn công và đàn áp, mưu ma và chước quỉ... với một bên là tràng hạt và kinh mỏ, kiến nghị và tuyên ngôn, biểu tình và tuyệt thực và đỉnh cao là vị pháp thiêu thân.

Có người bảo đây là cuộc đụng độ giữa Đông và Tây, giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Tôi không nghĩ như thế.

Có người bảo đây là cuộc đấu tranh sinh tồn giữa một bên là Phật giáo Việt Nam đã hồi sinh sau mấy trăm năm suy đồi hội nhập với một số khía cạnh tích cực của nền văn minh hiện đại, và bên kia là một tập đoàn phong kiến Nho giáo lạc hậu, lỗi thời kết hợp một cách bản năng với cặn bã của nến văn minh Thiên Chúa giáo biến dị trong bối cảnh của cuộc chiến tranh Việt Mỹ.

Trên đại thể tôi chia xẻ nhận định này.

Phong trào Phật giáo chống tập đoàn Ngô Đình Diệm nổ ra tại Huế, miền Trung vào giữa tháng 5-1963 và kết thúc tại Sàigòn vào đầu tháng 11 năm ấy, gây sửng sốt cho cả Việt Nam và toàn thế giới ở ngoài dự kiến của chính phủ Mỹ và đảng Cộng sản. Không ai có thể hình dung trong lòng Việt Nam ngoài sức mạnh kháng chiến Cộng sản còn có một nội lực hùng hậu và lạ lẫm đến như thế.

Đế quốc Mỹ tính toán sức mạnh trên khối lượng tính năng vũ khí và đồng dollars.

Đảng Cộng sản Việt Nam dự hoạch sức mạnh tổng hợp quân sự và chính trị. Chính tri trong quan điểm chiến tranh nhân dân cũng là một hình thái bạo lực. 

Phong trào Phật giáo đã thể hiện một sức mạnh khác đó là sức mạnh của tình yêu, của tinh thần vô uý và của chỉ với phương sách bất bạo động.

Từ năm 1960, chế độ Ngô Đình Diệm ở trong một tình thế phức tạp và cực kỳ mâu thuẩn.

Một mặt anh em nhà họ Ngô và bầu đoàn yên chí rằng mình đã bước vào thời kỳ ổn định. Bởi tất cả các đối thủ, các chướng ngại đều bị đánh tan, dẹp yên và công cuộc Cần lao Thiên Chúa giáo hoá guồng máy quyền lực đã đặt xong nền móng, hầu như tất cả các đơn vị quân đội, các cơ quan hành chánh, các ban ngành từ trung ương xuống địa phương quận huyện, phường xã, thôn ấp, các nguồn lợi kinh tế béo bở đều đã được sắp xếp, ban phát cho người của tập đoàn và bè cánh nắm giữ. Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế và hổ trợ ngoại giao để phát triển uy tín của Diệm trên trường quốc tế. Nhờ có trực thăng, thiết vận xa M113 và cố vấn quân sự Mỹ mà quân đội Việt Nam Cộng hoà tổ chức được những cuộc hành quân thọc sâu hơn vào các căn cứ kháng chiến. Các toán biệt kích, thám báo được tung nhiều hơn vào lãnh thổ miền Bắc và các vùng căn cứ kháng chiến bên Lào và Campuchia. Anh em nhà họ Ngô thoả thuê trước những gì đạt được, tin chắc rằng chiến thắng Cộng sản là ở trong tầm tay, công cuộc biến miền Nam thành nước Chúa được đức Mẹ phò trợ và thế giới tự do vổ tay.

Mặt khác đại bộ phận nhân dân miền Nam ngày một thấy rỏ hơn bộ mặt thật phản dân hại nước của tập đoàn Ngô Đình Diệm. Rất nhiều người đã tin tưởng hoặc đã Cộng tác, thân cận với anh em nhà Ngô lần hồi tỏ ra chán nản, bất mản, oán ghét, căm thù chế độ. Nhóm 18 nhân vật nhóm họp ở khách sạn Caravelle ra tuyên ngôn kêu gọi Diệm thực thi dân chủ và chấm dứt chế độ gia đình trị đa phần là những chiến hữu của ngài Tổng thống. Tháng 4-1960 nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông làm đảo chánh (11-1960) là những sĩ quan ưu tú của binh chủng nhảy dù. Đồng mưu với Thi và Đông gồm nhiều sĩ quan khác của quân đội VNCH và nhiều chính khách thuộc nhiều đảng phái, phe nhóm chính trị đã bị anh em Diệm loại khỏi cuộc chơi. Hai sự kiện này báo hiệu sự đổ vở trầm trọng trong lòng chế độ.

Tuy nhiên biến cố quan trọng nhất trong năm 1960 là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGP), chấm dứt thời kỳ đen tối của các cán bộ chính trị nằm vùng trên toàn bộ các tỉnh thành miền Nam suốt năm sáu năm liền nhịn nhục, chịu đựng không biết bao nhiêu hành vi tàn ác hiểm độc từ các chiến dịch sát Cộng, diệt Cộng. Thực ra MTGP xuất hiện chỉ là sự công khai hoá một thủ pháp chính trị trong sách lược cách mạng hai chân, ba mũi, ba vùng chiến lược từ nghị quyết 15 của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, do ông Tổng bí thư Lê Duẩn đề xuất. Nghị quyết 15 là ánh sáng đưa đường chỉ lối cho kháng chiến miền Nam. Kháng chiến miền Nam tiến lên bằng hai chân: chính trị và quân sự, tấn công bằng ba mủi: chính trị, quân sự và binh vận trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn và thành thị.

Thế là chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu thời kỳ tứ phương thọ địch.

Năm 1961, rồi năm 1962 theo những tin tức tình báo Mỹ thì “Cộng quân tăng cường hoạt động trên 80% lãnh thổ ở nông thôn”. Ở thành phố Sài Gòn thì đặt công Việt Cộng tấn công Mỹ bằng bom ở nhiều nơi.

Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn trương. Kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia khác thuộc phe thế giới Tự do giúp đở.

Mỹ tăng cường quân viện, thành lập bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Sàigòn (MACV) Tổng thống Mỹ Kennedy gởi Phó Tổng thống Jhonson tới Sàigòn công kênh Diệm lên hàng nhà lãnh đạo tầm cở thế giới. Tuy nhiên tình hình của chế độ Diệm vẫn không tốt lên chút nào. Trong lòng chế dộ tiếp tục đổ vở. Tháng 2 năm 1962, nhóm các sĩ quan không quân Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom dinh Độc lập, làm đảo chánh hay cảnh báo Diệm về tình trạng độc tài gia đình trị? Sau lưng nhóm này là một lô các chính khách, đảng phái mà Ngô Đình Nhu gọi là đám xôi thịt.

Nhưng thảm hoạû của chế độ Ngô Đình Diệm thực sự bắt đầu từ trận đại bại Ấp Bắc. Ấp Bắc là một thôn nhỏ nằm sát cạnh thị xã Mỹ Tho, cách Sàigòn 50 km về phía Tây. Nhiều tiều đoàn VNCH gồm bộ binh, biệt động quân, lính dù, bảo an, pháo binh, trực thăng, tàu chiến, thiết vận xa M113 cùng 31 cố vấn Mỹ được điều tới đây để đánh nhau với một tiểu đoàn Việt Cộng. Trận chiến diễn ra ác liệt. Quân Việt Nam Cộng hoà bị đánh tan tác. Quân Việt Cộng rút lui an toàn. Kết quả 65 binh lính và sĩ quan Việt Nam Cộng hoà với 03 cố vấn Mỹ bị giết, vô số bị thương, 16 trực thăng bị bắn hạ hoặc hư hại nặng, mấy chiến xa, tàu thuỷ nhỏ, xe pháo bị bắn cháy, bắn chìm.

Lập trường của chính giới Mỹ đối với Diệm đã chia hai sau trận Ấp Bắc. Đã có đề xuất thay thế Diệm bằng một nhân vật khác để đánh thắng Cộng sản.

Vụ Phật giáo nổ ra tại Huế trong nhận thức của Mỹ và tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm lúc ban đầu chỉ là vấn đề địa phương không khó giải quyết. Giới chính trị Mỹ và phương Tây vào thời điểm ấy rất thiếu hiểu biết về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tập đoàn Ngô Đình Diệm kế thừa quan điểm tự cao tự đại của các quan thầy của họ là giới Thừa sai và giáo hội mẫu quốc. Họ xem đạo Phật là bụt thần ma quỉ và các tăng ni là bọn quê mùa dốt nát. Họ nghĩ rằng Cộng sản, phong kiến thực dân, đảng phái, giáo phái còn bị họ tiêu diệt, dẹp yên huống hồ gì một nhóm sư sãi tay không tất sắt, và đám học sinh sinh viên trẻ dạ non lòng.

Năm nguyện vọng mà Phật giáo miền Trung-Huế đề xuất sau vụ cấm treo cờ chiều ngày 7 tháng 5 và vụ đàn áp đẩm máu bằng xe tăng lựu đạn trước đài phát thanh Huế tối hôm sau, ngày 8 tháng 5, đã được gởi khẩn cấp tới chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng nhiều ngày sau vẫn không có bất cứ một hồi âm nào ngoại trừ một thông cáo cho rằng Việt Cộng là thủ phạm sát hại 08 thiếu niên trước đài phát thanh Huế. Những dấu hiệu ban đầu ấy tiên báo rằng sẽ không có việc thoả mãn năm nguyện vọng phải chăng, bức thiết và tối thiểu của Phật giáo đồ miền Trung-Huế:

1. Đề nghị chính phủ rút lại lệnh cấm treo cờ.

2. Đề nghị chính phủ công nhận quyền tự do truyền đạo và thực hành tôn giáo của Tăng Ni tín đồ Phật giáo.

3. Đề nghị chính phủ đối xử công bằng đối với Phật giáo cũng như Thiên Chúa giáo và bãi bỏ dụ số 10 xem Phật giáo như một hiệp hội.

4. Đề nghị chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ khủng bố tín đồ Phật giáo.

5. Đề nghị chính quyền bồi thường cho các nạn nhân bị sát hại tại đài phát thanh Huế và trừng trị xứng đáng kẻ gây tội ác.

Thực ra 5 nguyện vọng của Phật giáo không ở ngoài các nguyên lý của hiến pháp và luật pháp Việt Nam Cộng hoà về sự công nhận các quyền tự do và sự bình đẳng của các công dân.

Tuy nhiên trong việc thực hành luật pháp thì chính quyền Ngô Đình Diệm cho rằng:

1. Phật giáo đã không tôn trọng luật pháp khi treo cờ ở nơi công Cộng.

2. Phật giáo chỉ là một hiệp hội theo qui định của dụ số 10 do Bảo Đại ký năm 1950. Theo tinh thần của dụ số 10 thì các hiệp hội (như hội đá banh, hội thả diều ...) chỉ được phép hay đình chỉ hoạt động theo quyết định của chính quyền địa phương. Như vậy Phật giáo trong tư cách pháp nhân là một hiệp hội không thể đòi các quyền tự do của một tôn giáo và không có quyền đòi bình đẳng với Thiên Chúa giáo là một tôn giáo đích thực và duy nhất trong chế độ Việt Nam Cộng hoà.

Theo tinh thần và cách lập luận đó, anh em và chính quyền Cần lao Thiên Chúa giáo cho rằng không có tình trạng bắt bớ khủng bố tôn giáo mà chỉ có chuyện trừng trị theo pháp luật những hội viên hiệp hội (Phật giáo) nào vượt quá quyền hạn của mình (được qui định bởi dụ số 10 đành cho các hiệp hội) và vi phạm pháp luật, hoặc giả: những người mà Phật giáo cho là Phật tử bị bắt bớ, khủng bố chỉ là bọn Cộng sản đội lốt. Mà Cộng sản thì đã bị dặt ngoài vòng Pháp luật theo luật số 10/59(cũng con số 10)

Về phía Phật giáo đã nhìn nhận vấn đề và những sự kiện theo một cách khác:

1. Nếu bảo treo cờ tôn giáo nơi công Cộng trong các lể hội tôn giáo là vi phạm luật pháp thì chính gia đình, chính quyền Ngô Đình Diệm và giáo hội Thiên Giáo đã vi phạm nhiều vô số kể:

 Lễ Noel hàng năm được tổ chức tưng bừng trong và ngoài nhiều khu vực Thiên Chúa giáo, các doanh trại quân đội. Các đại lộ công viên ở Sàigòn, Huế, Qui Nhơn, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quãng Trị.

 Năm 1959, cờ xí giáo hội La Mã, ảnh tượng Đức Mẹ tràn ngập nhiều nơi công Cộng tại Sàigòn và nhiều tỉnh thành khác nhân đại hội Thánh Thể và lễ nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương Cung Thánh Đường.

 Năm 1961, tại Lavang Quãng Trị, nhân lễ kỷ niệm đức Mẹ hiện ra và khánh thành Vưong Cung Thánh Đường Lavang, cờ xí, ảnh tượng, khải hoàn môn thiết trí khắp nơi trên quốc lộ 1 từ Huế qua Quãng Trị đến Lavang và nhiều khu vực khác tại Quãng Trị. Đồng bào ngoài Thiên Chúa giáo tỉnh Quãng Trị cũng bị bắt ép đi dự Thánh lễ.

 Lễ khánh thành nhà thờ Chúa Cứu Thế do Ngô Đình Thục chủ quản xây cất, và lể Ngân Khánh (sinh nhật) của ngài Tổng giám mục cũng đã phô diễn quan cảnh như vậy khắp nơi phía bờ Nam sông Hương. Rất nhiều viên chức, sĩ quan và tướng lãnh quân đội, thương gia ngoài Thiên Chúa giáo bị thúc ép hiến dâng lể vật lên Đức Cha.

2. Dụ số 10 là một sản phẩm, một thủ đoạn của thực dân Pháp, vua Bảo Đại chỉ là kẻ thừa hành. Thực dân Pháp áp lực để Bảo Đại ký chỉ dụ này nhằm mục đích trước mắt là hạn chế, tiêu diệt Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho Thiên Chúa giáo bành trướng. Mục đích lâu dài và thâm độc là chuyển đổi tâm hồn não tuỷ Việt Nam từ truyền thống (trong đó một phần là đạo Phật) qua Thiên Chúa giáo, biến vĩnh viễn đất nước này thành lãnh thổ phía Đông của nước mẹ Đại Pháp. Ngô Đình Diệm đã “bài phong-đả thực” sao không huỷ bỏ dụ số 10. Phải chăng Ngô Đình Diệm lợi dụng chỉ dụ này để thực hiện mưu đồ Thiên Chúa giáo hoá toàn miền Nam, biến lãnh thổ này thành đất đai của đức Chúa Trời và người đại diện là giáo hội La Mã.

3. Phật giáo là một tôn giáo có lịch sử trên hai ngàn năm trăm năm, đã là gốc rể của một trong hai nền văn minh vĩ đại và một thời rực rở của nhân loại, hiện đang là ánh sáng tâm linh của mấy trăm triệu con người trên trái đất.

 Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên đầu tiên của lịch sử dân tộc, đã góp phần hình thành và phát triển tâm hồn và trí tuệ Việt Nam, đã góp phần to lớn trong công cuộc phục hồi nền Độc lập sau hàng ngàn năm nô lệ, đã tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, mở mang và xây dựng đất nước ở hai triều đại Lý-Trần.

4. Chỉ có bọn xâm lược, bọn cướp nước và con đẻ của chúng mới đánh giá và đối xử với Phật giáo như là một hiệp hội trong ý đồ tiêu diệt Phật giáo, đào cắt gốc rể văn hoá lịch sử dân tộc, xâm chiếm vĩnh viễn đất nước Việt Nam.

 Âm mưu và sách lược đó của bọn thực dân đế quốc và bè lũ tay sai là tội ác không những đối với dân tộc, đất nước Việt Nam, mà còn là tội ác đối với nhân loại.

 Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn không có lý do chính đáng khi duy trì chỉ dụ số 10.

5. Năm nguyện vọng của Phật giáo là tối thiểu. Thái độ và phương pháp đấu tranh của Phậtû giáo là mềm dẻo, bất bạo động nhưng không khoang nhượng.

Trong một quốc gia dân chủ như hiến pháp Việt Nam Cộng hoà xác lập, như mô hình lý tưởng mà tập đoàn Ngô Đình Diệm, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã rêu rao và tự hào trong quá trình đấu tranh với chế độ Cộng sản độc tài đảng trị, thì năm nguyện vọng của Phật giáo miền Trung-Huế nêu lên trong tuyên ngôn 10-5, chẳng có gì để anh em nhà họ Ngô phải phẩn nộ mà la toáng lên rằng cách ứng xử của Phật giáo là ngông cuồng, là làm loạn cả. Chính các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà cũng biết như thế nên ngay từ đầu họ đã né tránh thảo luận trực tiếp, thẳng thắng và giải quyết dứt điểm vấn đề trong tinh thần hoà hợp hoà giải dân tộc. Nhiều người bảo tập đoàn Ngô Đình Diệm chỉ xem việc cấm treo cờ Phật giáo như là một cái cớ để thực hiện mưu đồ và sách lược độc tài-Thiên Chúa giáo hóa miền Nam như họ đã tính toán từ trươc. Tôi chia xẻ nhận định này.

Đối diện với một chính quyền như thế, Ban lãnh đạo Phật giáo (BLĐPG) cùng một lúc chuẩn bị hai phương án để sẳn sàng ứng phó:

* Thứ nhất: kiên trì đàm phán với chính quyền để đạt được 05 nguyện vọng trong tinh thần hiến pháp Việt Nam Cộng hoà. Chúng ta đã thấy Tuyên ngôn 5 nguyện vọng được soạn thảo và công bố tại chùa Từ Đàm ngày 10 tháng 5. Ngày 15 tháng 5 Tuyên ngôn được gởi đến các cấp chính quyền qua đường bưu điện. Ngày 16 tháng 5 Tuyên ngôn được công bố trước báo chí và các cơ quan truyền thông khác tại chùa Xá Lợi Sàigòn có đại diện chính quyền tham dự. Không có hồi âm từ chính phủ Việt Nam Cộng hoà, lại bị các cơ quan truyền thông của chính phủ bêu riếu, nhục mạ và vu khống là phong trào do Cộng sản điều động. Ngày 23 tháng 5, một bản phụ đính và một bản phụ trương được soạn thảo để làm sáng tỏ nội dung của tuyên ngôn ngày 10 tháng 5, và minh định quan điểm lập trường của Phật giáo về những vấn đề liên quan mà chính quyền đang xuyên tạc:

1. Chỉ có kêu gọi chính phủ tôn trọng quyền tự do tôn giáo, không kỳ thị, và đối xử với Phật giáo ngang bằng với Thiên Chúa giáo. Phật giáo không coi Thiên Chúa giáo là kẻ thù.

2. Phật giáo trong truyền thống cũng như trong hiện tại luôn đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên. Tuyệt đối không để cho bất cứ ai lợi dụng. Tất cả các văn bản (tuyên ngôn 10-5, phụ đính và phụ trương 23-5) đều được BLĐPG gởi đến Tổng thống Ngô Đình Diệm qua một ban đại diện cũng không có hồi âm. Đầu tháng 6, theo đề nghị của phía chính quyền, BLĐPG cử một Uỷ ban Liên phái cùng với Uỷ ban Liên bộ của chính quyền đàm phán. Kết quả là một thông cáo chung có chữ ký của hai Uỷ ban ra đời. Thông báo chung không được công bố và đương nhiên không được thi hành. Phật giáo hết hy vọng đàm phán.

* Thứ hai: Tiến hành đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động. Mà đấu tranh dân chủ thì yếu tố đầu tiên là quần chúng. Như chúng ta biết 90% dân chúng Huế là Phật giáo, Nho Phật, hay Tam giáo cửu lưu.

Từ sau hiệp định Genève, tập đoàn Ngô Đình Diệm càng ngày càng tự cô lập mình, càng gây thù kết oán với hầu hết khối lượng quần chúng ngoài Thiên Chúa giáo, mà khối lượng quần chúng ấy, họ ở đâu trong cái thành phố mà sự nhẫn nhục, chịu đựng của dân Huế kết tụ lâu ngày thành một sức mạnh âm ỉ, dồn nén như lòng núi lửa chỉ đợi một cơn địa chấn là vở bùng phun lên. Nay cơn địa chấn đã bắt đầu từ một hành động ngu xuẩn và điên cuồng là triệt hạ cờ Phật giáo, sát hại trẻ em bằng súng đạn và xe tăng Mỹ, và nhất là thái độ bạo ngược, gian dối của một chế độ đã đến thời điểm không cần che dấu, nguỵ trang tham vọng độc tôn và các hành động phát xít.

Từ sau Genève, trong cái bối cảnh”quạ lang hoành hành “và “Ngô Đình Diệm đứng ra “, Phật giáo miền Trung-Huế đã tận dụng tình thế mà tập đoàn Ngô Đình Diệm còn bận tay thanh toán các “kẻ thù gần “(đảng phái, phong kiến-thực dân và Cộng sản), đã ráo riết đẩy mạnh các chương trình: Đào tạo tăng ni, phát triển Gia Đình Phật tử và mạng lưới trường Bồ Đề, củng cố và mở rộng hệ thống tổ chức Giáo hội - đặc biệt là mạng lưới Khuôn Hội. Vào cái thời điểm nổ ra sự biến “Triệt hạ cờ Phật giáo”, trên địa bàn miền Trung-Huế đã có tới 1000 Khuôn hội, một nửa con số ấy là Gia Đình Phật tử. Riêng tại Thừa Thiên-Huế số Khuôn Hội lên đến 300 và Gia Đình Phật tử là 150. Hội viên các Khuôn Hội, đoàn viên Phật tử các thế hệ từ Đoàn Thanh Niên Đức Dục, Đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Hoá Phổ và đoàn viên Gia đình Phật tử có mặt khắp nơi từ chợ búa, trường học, công sở, phố phường thôn ấp.

Các đoàn viên Phật tử sau khi tốt nghiệp các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bị gọi lính toả đi khắp các tỉnh thành quận huyện miền Trung và một số nơi ở Nam bộ. Họ sẽ là những hạt nhân hoặc là bạn đồng hành của phong trào Phật giáo những nơi họ tới. Một điều đặc biệt cũng rất cần được lưu ý là sau 1954, các Khuôn hội, các trường Bồ Đề là chốn dung thân, là đất lành, là nơi để giải toả khi có thời cơ và cũng là nơi để chờ đợi một vận hội mới của các cựu kháng chiến-những con hổ phải gặm một khối căm hờn trong cụi sắt của luật số 10/59 (một đạo luật của chế độ Việt Nam Cộng hoà đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật).

Ban lãnh đạo Phật giáo miền Trung-Huế biết mình đang đứng ở đâu và bắt đầu công cuộc đấu tranh với một lực lượng, một khối lượng quần chúng ra sao trong bối cảnh miền Nam vào thời điểm đó.

Đạo pháp và Dân tộc đối với các vị vừa là mục tiêu, vừa là khẩu hiệu và đồng thời là phương pháp của cuộc đấu tranh.

Hai tiêu chí mà Phật giáo đã đề ra trước và trong cuộc đấu tranh là:

Không khoan nhượng với chế độ Ngô Đình Diệm nhưng phương pháp vẫn là hoà bình và bất bạo động.

Không để bị lợi dụng từ bất cứ phía nào. Các nhà sư trong những hoàn cảnh đặc biệt, họ thường nói không hết lời. Chữ phía trong tiêu chí thứ hai, chúng ta có thể hiểu ngầm là cả Mỹ và đảng Cộng sản. Lập trường Dân tộc của Ban lãnh đạo Phật giáo trong chừng mực nào đó ẩn tàng nơi chữ phía này. Nó có nội dung ý thức hệ tư tưởng, triết lí và văn hoá hơn là lịch sử. Về mặt nhận thức, đảng Cộng sản chắc chắn là không đồng tình khi có một bộ phận quần chúng lập lờ đứng giữa, nhưng về mặt phương pháp họ lại cổ vỏ nhiệt liệt. Một bộ phận quần chúng không phải địch đã là may lắm rồi. Huống hồ cái bộ phận quần chúng đó có khả năng làm rối loạn hàng ngũ, sào huyệt của đối phương.

Đảng Cộng sản đã nhiệt liệt cổ vủ phong trào Phật giáo nhưng chủ trương không can thiệp, không chen vào công việc nội bộ để cho Phật giáo giữ được thế hợp pháp. Về phần chúng tôi trong tư thế của người kháng chiến không Cộng sản, chúng tôi không chia xẻ lập trường Dân tộc của Phật giáo. Chủ quan mà nói: vì lí do ý thức hệ mà chúng tôi không trở thành Cộng sản. Nhưng chúng tôi cho rằng không nên vì lí do ý thức hệ mà cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ cứ kéo dài. Chúng tôi tình nguyện đứng về phía đảng Cộng sản trong cuộc chiến tranh đành Độc lập là bởi chúng tôi muốn cuộc chiến tranh đó kết thúc sớm được ngày nào hay ngày đó. Mà chiến tranh sớm kết thúc có nghĩa là hoà bình sớm được lập lại. Từ Hoà bình trong tình thế lúc bây giờ nhất thiết phải gắn liền sau từ Độc lập.

Do nhận thức nông cạn và nóng vội nên chúng tôi khi có cơ hội là muốn chen vào, muốn đẩy kéo phong trào Phật giáo về phía kháng chiến. Các nhà lãnh đạo phong trào Phật giáo biết rỏ điều đó nên thường rất thận trọng, cảnh giác để giữ vững thế đứng chính trị của mình: không bên này cũng chẳng bên kia.

Ngay từ đầu chính quyền Ngô Đình Diệm không muốn giải quyết vấn đề Phật giáo theo giải pháp điều đình thương thảo, nên BLĐPG chuyển dần tính chất và qui mô của cuộc đấu tranh này sang phương thức thứ hai: Đấu tranh Dân chủ với rất nhiều hình thái: kháng thư, tuyệt thực, bãi khoá, đình công bãi thị và đỉnh cao là tự thiêu. Cuộc đấu tranh mà ngay từ đầu và các giai đoạn diễn biến, BLĐPG cương quyết tiến hành phương pháp bất bạo động và hoà bình, nhưng máu vẫn đổ, người vẫn bị bắt bớ, tra tấn tù đày và giết chóc. Bởi phía chính quyền Ngô Đình Diệm thì trước sau cũng chỉ có bạo lực. Họ muốn chỉ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề một lần và dứt điểm.

Ở Huế, đại bản doanh của phong trào là chùa Từ Đàm, các chùa Linh Quang, Bảo Quốc là những cứ điểm vệ tinh. Các nhân vật lãnh đạo và lực lượng nòng cốt đều qui tụ ở trung tâm đầu não này. Tại Sàigòn các trung tâm đầu não là chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Théravada, Giác Minh, Từ Quang. Ở các tỉnh như Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, ĐàLạt..., các chùa Tỉnh Giáo Hội là đại bản doanh. Nhưng đấu tranh dân chủ thì mặt trận thực sự là đường phố, quãng trường và nhân dân mới là nguồn nhân vật lực cung ứng cho cuộc đấu tranh lâu dài.

Lúc đầu bạo lực Ngô Đình Diệm nhắm vào các cuộc mitting, biểu tình trên đường phố quãng trường. Tiếp đến chúng bao vây tấn công vào các trung tâm đầu não, ngăn chận các trục lộ giao thông, cắt đứt các liên lạc trong ngoài, áp dụng các thủ đoạn cúp điện nước, cô lập đầu não với quần chúng. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã điều động một lực lưọng đông đảo gồm công an mật vụ, cảnh sát dã chiến, quân cảnh, nhảy dù và nhiều đơn vị quân đội trang bị các vũ khí sát thương cá nhân, các phương tiện đàn áp như lựu đạn cay, lựu đạn hoá học, lựu đạn hoả mù, ma trắc, kẽm gai, xe tăng xe vận tải... vào các chiến dịch ngày càng tinh vi, hoàn hảo, trắng trợn và bạo tàn hơn, nhắm vào những con người chỉ có trang bị bởi duy nhất một niềm tin vào một dạng thể năng lực khác (với bạo động) ẩn tàng nhưng hùng hậu nơi mỗi con người: đó là tình yêu thương nhân loại được thể hiện qua việc tự bảo vệ mình, đấu tranh để giảm trừ, hoá giải bạo lực và các thứ ma chướng đã xâm chiếm ngự trị nơi một bộ phận nhân loại khác. Trong trường hợp này là tập đoàn Ngô Đình Diệm.

Có người ví tình trạng Phật giáo đồ bị bách hại bởi bạo lực Ngô Đình Diệm cũng giống như người Do Thái bị bách hại bởi bọn Nazi. Tôi chỉ chia xẻ một nửa sự so sánh này. Đó là tính chất, mức độ của bạo lực và sự đồng dạng đồng thể giữa bọn Nazi và tập đoàn Ngô Đình Diệm. Nửa kia tôi chưa ăn ý là: Cũng đều là nạn nhân của bạo lực nhưng người Do Thái thì thụ động chịu đựng bởi vì tự xét rằng tương quan lực lượng (bạo lực) chẳng ngang bằng. Còn đối với Phật giáo, thì đã chuẩn bị để chủ động đương đầu với bạo lực (Ngô Đình Diệm) bằng một sức mạnh khác: sức mạnh của Đạo pháp, của tinh thần Vô uý, của Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi thể hiện bằng tinh thần bất bạo động-Lấy tình yêu mà hoá giải hận thù.

Tôi không phải là Phật giáo đồ, tôi chưa hoàn toàn tin vào đạo lý “Dĩ đức báo oán” nhưng khi đọc báo biết tin và thấy ngài Thích Quảng Đức uy nghi ngồi trong lửa cháy ngày 11-6-1963, tôi đã vô cùng xúc động và ngưỡng mộ.

Thích Quảng Đức, Thích Quảng Đức, suốt mấy chục năm liền cái tên ấy vang vọng trong tâm trí tôi khi thì mạnh mẽ như một khúc quân hành, khi thì sâu lắng, nồng nàn như một lời tự sự, khi thì thanh thoát, dịu dàng như một ánh trăng. Dường như cái con người uy nghi ngồi trong lửa cháy đó đã hút hết vào trái tim vĩ đại và nhân hậu của mình tất cả cái nóng bức nghiệt ngã của trần gian, để lại cho tôi một khoảng trời trong xanh mát mẻ và tĩnh lặng.

Thích Quảng Đức, Thích Quảng Đức, cái tên như những dấu hỏi lớn từ khắp các chân lục hướng về Việt Nam, ngở ngàng và khâm phục. Có tình yêu, sự sống và cái chết nào mà lạ lẫm và hùng tráng đến như thế?

Thế, tuy nhiên sự kiện một thầy tu tự đốt mình tại ngả tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt của Sàigòn lại gây cho anh em chế độ Ngô Đình Diệm những cảm nhận trái khuấy. Hai ông Diệm Nhu thì nổi giận vì cảm thấy bị khiêu khích. Bà Nhu thì đánh hơi được mùi thịt nướng. Tổng giám mục Thục thì bảo chỉ là lửa rơm. Và họ càng cứng lòng tối dạ hoa chân múa tay điều động thêm binh mã uy hiếp và khép chặc vòng vây các trung tâm đầu não của Phật giáo. Mặc dầu theo lời đề nghị của phía chính quyền, Uỷ ban Liên phái đã cùng với Uỷ ban Liên bộ ngày đêm đàm phán để có được một thông cáo chung nhằm giải quyết vấn đề theo hướng hoà giải.

Nhưng thông cáo chung lại bị ém nhẹm. Ngô Đình Diệm thì một mặt tiếp tục lải nhải những từ ngữ vô nghĩa rổng tuếch: ái quốc, đoàn kết, huynh đệ, lương tri, thành tín.... Một măt ra lệnh đưa ra toà án quân sự xét xử “vụ phản loạn nhảy dù 11-11-60 “để răn đe những ai đứng về phía Phật giáo. Ngô Đình Nhu thì cùng với cảnh sát và Thanh niên Cộng hoà xuống đường đòi xét duyệt lại thông cáo chung “không công bố” Bà Ngô Đình Nhu thì hiệu triệu Phụ nữ Liên đới lên án “trò gây rối, phản loạn của bọn sư sãi “cùng lúc đó họ điều động các đơn vị nhảy dù, thuỷ quân lục chiến tăng cường thêm sức mạnh cho cảnh sát công an, mật vụ và cảnh sát dã chiến.

Về phía Phật giáo, mấy ngày trước và sau khi ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, ở Huế cuộc đấu tranh lan toả ra các trường Đại học, Cao đẳng, Trung, tiểu học, các công tư sở. Sinh viên bỏ thi, giáo chức, công chức đình công, chợ búa không họp. Cuộc đấu tranh bước vào giai đoạn bất hợp tác.

Hoà thượng Thích Tịnh Khiết với sự phò tá của hai nhà sư Trí Quang và Thiện Minh rời Huế vào Sàigòn trực tiếp đương đầu với Dinh Độc Lập.

Mặc dầu Uỷ ban Liên phái đã được thành lập trong vòng nửa tháng sau cuộc đấu tranh phát khởi, nhưng nội bộ Phật giáo vẫn chưa thống nhất đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng khẩn trương của tình thế. Trung tâm đầu não của Phật giáo tại Sàigòn cần phải được bổ sung thêm những nhà lãnh đạo đã kinh qua rèn luyện và thực tế đấu tranh tại miền Trung. Những lãnh tụ này được đào tạo từ phong trào Chấn hưng, thực tập trong kháng chiến chống Pháp, lãnh đạo công cuộc chuẩn bị cho phong trào Dấn thân sau năm 1954. Những tên tuổi như Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang và rất nhiều vị khác nữa rất cần có mặt thường trực tại Sàigòn, thủ đô của miền Nam, một trung tâm báo chí đang thu hút sự tò mò, chú ý của giới truyền thông quốc tế. Truyền thông quốc tế và cả báo chí trong nước nữa là một lực lượng vô cùng lợi hại đối với các cuộc vận động xã hội chính trị trong thời đại mới.

Sự có mặt của các nhà sư Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang tại Sàigòn vào thời điểm đó còn tỏ ra cần thiết cho sự nối kết, phối hợp hành động giữa trung tâm đầu não Sàigòn và các địa phương, đặc biệt là miền Trung-Huế.

Năm ngày sau khi ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, 200 tăng ni biểu tình trước toà đại sứ Mỹ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Phật giáo trong cuộc đấu tranh đòi tự do tìn ngưỡng và bình đẳng tôn giáo.

Nhiều cuộc biểu tình tuyệt thực của Phật tử được tổ chức tại SàiGòn. Sinh viên, học sinh và cả giáo chức Sàigòn hưởng ứng lời kêu gọi của SVHS Huế tổ chức hội thảo, xuống đường, mitting, biểu tình, bỏ thi, bãi khoá.

Phong trào bất hợp tác cũng lan toả nhiều nơi ỏ SàiGòn và các tỉnh lân cận.

Nhân sĩ trí thức, đảng viên các đảng phái yểm trợ công cuộc đấu tranh của Phật giáo.

Một khối lượng lớn tài liệu được bí mật gởi từ SàiGòn đến cơ quan Liên hiệp quốc nhằm tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, vi phạm nhân quyền, và kêu gọi tổ chức quốc tế này ủng hộ công cuộc đấu tranh chính nghĩa của Phật giáo Việt Nam.

Lại có thêm bốn trường hợp tự thiêu vào nửa đầu tháng 8.

Cả miền Nam đồng loạt đồng tình chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

Cả thế giới rầm rộ lên án tố cáo chế độ Diệm.

Đêm 20-8 các chùa chiền, các cứ điểm đấu tranh, các Niệm Phật đường và nhiều nhà riêng của Phật Tử trên khắp các tỉnh thành miền Nam: Sàigòn, Huế, Đà Nãng, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết... đã bị bạo lực của chế độ Ngô Đình Diệm tấn công. Cuộc tấn công diễn ra vô cùng ác liệt. Tăng ni bị đánh đập, chùa chiền bị phá, bàn thờ và khí bảo bị xô ngã đập nát. Gần 2000 Tăng Ni, Phật tử trong đó có cả các nhà lãnh đạo cao nhất bị bắt giam. Thượng toạ Trí Quang từ một trại giam trốn thoát ra đựoc và đến tị nạn tại toà đại sứ Hoa Kỳ. Phong trào đấu tranh của Phật giáo mở rộng thành cuộc đấu tranh của tất cả mọi tầng lớp nhân dân.

Sinh viên, học sinh và trí thức là lực lượng đấu tranh chính sau cuộc hành quân “nước lũ” của chính quyền Ngô Đình Diệm hôm 20/8. Ngày 25/8 một cuộc biểu tình vĩ đại được tổ chức tại chợ Bến Thành-SàiGòn với hàng chục ngàn sinh viên học sinh. Đàn áp đẫm máu đã xảy ra. Nữ sinh Quách thị Trang bị bắn chết và hơn 1000 học sinh sinh viên bị bắt giam. Sinh viên, học sinh tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang tiếp tục đấu tranh bằng nhiều cuộc biểu tình. Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến SàiGòn để điều tra “sự kiện Phật giáo và tình trạng vi phạm nhân quyền của chính phủ Ngô Đình Diệm”. Có thêm hai tu sĩ Phật giáo tự thiêu trong những ngày cuối tháng 10.

Dở lại nhật ký thời Phật giáo Dấn thân, tôi băn khoăn tự hỏi: chẳng biết mấy dòng sau đây là của tôi hay của ngài Thích Thiện Mỹ, người đã tự thiêu hôm 27/10 tại trung tâm SàiGòn, bốn ngày trước khi nổ ra cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm:

.... “Này các ông các bà, còn có tội ác và sự dối trá nào lớn hơn mà các vị đã không làm để chỉ với mục đích là huỷ diệt chúng tôi-những người chẳng có gì khác ngoài niềm tin vào sự sống, tình thương và sự bình đẳng giữa chúng sinh. Không có gì ở trên, ở trước, ở sau sự sống ấy, ngoài nổi đau mà do mê muội, lầm lạc và ham muốn vô độ, chúng sinh-trong đó có chúng ta-đã cùng chuốc lấy, đẩy xô nhau vào con đường bi thương tăm tối.

“Đức Phật Thích Ca, thầy của chúng tôi, Người đã chỉ cho nhân loại một con đường khác và những phương pháp thích hợp để mỗi con người tự giải thoát ra khỏi nổi khổ mênh mông như biển.

Con đường ấy nằm giữa dân tộc và nhân loại.

Con đường ấy luôn rộng mở, không tự biến thành pháo đài, thành gươm giáo, thành bom đạn, để tiêu diệt bất cứ ai chưa dấn bước.

Không có chiến tranh, không có đầu rơi máu đổ, không có đau thương chia lìa, thù hận trên con đường Đức Phật đã chỉ.

“Này các ông các bà, tội ác mà quí vị đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, cho chúng tôi-những người đi con đường của Đức Phật-là vô cùng to lớn. Để chống lại tội ác đó, chúng tôi không thể: “Máu kêu trả máu-đầu kêu trả đầu” Bởi con đường Đức Phật đã dạy cho chúng tôi là: Từ bi, hỉ xã đến cả muôn loài, huống hồ gì, quí vị và chúng tôi đều là dân một nước là con một nhà. Trong cái tình cảnh chảng đặng đừng như hiện tại, chúng tôi chỉ còn biết đem sự sống của chính mình mà trang trải.

“Đức Phật, người thầy của chúng tôi, nói rằng: mầm hạt tốt lành hiện hữu trong hết thảy mọi dạng thể của sự sống. Con đường ngài đã chỉ và cách thế mà Phật giáo Việt Nam đã thể nghiệm, chúng tôi rất mong là nó sẽ góp phần giảm trừ những mê lầm ác nghiệp, tiêu tán và hoá giải mọi khổ nạn hận thù, góp phần đem lại Hoà bình, an lạc cho dân tộc và nhân loại...”

Hoa Thịnh Đốn, Toà Đại sứ Hoa Kỳ, cơ quan tình báo CIA tại SàiGòn sau một thời gian dài đã làm hết sức để Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền, thực thi dân chủ kiểu Mỹ, nhưng anh em nhà họ Ngô vẫn ngoan cố tử thủ trong pháo đài Trung cổ kín bưng như một nấm mồ, rệu rã và chông chênh như một lâu đài ruổng mục được xây trên cát.

Người Mỹ không còn đủ kiên nhẫn để chứng kiến cái “tiền đồn của Thế giới Tự do” mà họ đã tiêu phí quá nhiều tâm lực, tiền của để xây cất và tô vẻ nên một sớm một chiều đỗ nát, loang lở thối tha như một đống rác. Ho (người Mỹ) đã gật đầu và cung cấp phương tiện cho các tướng lãnh Việt Nam Cộng hoà (những người đã một thời cung cúc phục vụ Ngô Tổng thống) làm nên cuộc đảo chánh ngày 111-1963. Anh em Nhu Diệm đã bị giết nhục nhã trên chiếc xe tăng do người Mỹ cung cấp (để đánh thắng Cộng sản).

Mãi cho đến hôm nay còn có người bảo: chính Phật giáo là thủ phạm dẫn đến cái chết của ba anh em nhà họ Ngô và sự sụp đổ của nến đệ nhất Cộng hoà. Luận điểm này tương tự như luận điểm: chính nạn nhân là thủ phạm dẫn đến cái án tử hình của tên sát thủ.

Có điều chúng ta không thể chối cải được là: nhà sư Trí Quang và phong trào Phật giáo muốn đánh bại tập đoàn Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm, nhưng không phải bằng một cuộc đảo chính, bằng bạo động mà bằng đấu tranh dân chủ, dân quyền để thực hiện các nguyên lý của nền Cộng hoà. (nền Cộng Hoà khác với chế độ VNCH). 

Có những điểm rất gần giữa tư tưởng Phật giáo và tinh thần dân chủ hiện đại.

Có những điểm rất gần giữa lý thuyết nhân quả-nghiệp báo và các khái niệm về luật pháp trong thể chế Cộng hoà.
 

Phong Trào Phật Giáo Dấn thân giai đoạn 1964-1966:

Trong “tiểu truyện tự ghi” của hoà thượng Thích Trí Quang, chúng ta đọc được một câu sau đây:

“Nhưng ông Diệm đỗ rồi, đúng như tôi dự báo, vấn đề Phật giáo không phải kết thúc mà là bắt đầu”.

Như thế công cuộc đấu tranh với chế độ Ngô Đình Diệm đòi thực thi 5 nguyện vọng theo ý hoà thượng Thích Trí Quang chỉ mới là cuộc tập dược khi bắt đầu công cuộc Dấn thân.

Chúng ta đã biết ngày 1-11-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bi lật đỗ bởi các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của quân đội VNCH. Ngày 2-11 Hội đồng Quân nhân Cách mạng được thành lập, công bố tên tuổi, chức nhiệm của các thành viên, đề ra đường lối sách lược, vai trò nhiệm vụ của Hội đồng:

Giải tán quốc hội, tạm ngưng Hiến pháp 26-10-1956, giải tán các cơ quan quyền lực, các tổ chức chính trị, đoàn thể thuộc chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo và gia đình trị Ngô Đình Diệm, trừng trị các cá nhân đã gây tội ác, tịch thu tài sản của các nhân vật liên quan.

Xác định thể chế Cộng hoà, công nhận các quyền công dân cơ bản, xoá bỏ các sắc luật, định chế và văn bản pháp qui sai trái, lỗi thời, chấm dứt tình trạng kỳ thị tôn giáo, trao trả tự do và xét lại các bản án cho những người bị chế độ Diệm xét xử bất công.

Qui định quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng Quân nhân Cách mạng: HĐQNCM đảm trách cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Chủ tich HĐQNCM sẽ là Quốc trưởng. HĐQNCM chỉ định chính phủ lâm thời và thành lập Hội đồng Nhân sĩ. HĐQNCM sẽ trao trả quyền cai trị đất nước cho các cơ quan quyền lực dân cử, trở lại quân đội.

Lâm thời các minh định trên là tích cực, gây được niềm tin và hy vọng cho nhiều người.

Tuy nhiên thực tế của tình hình cắt cử, lựa chọn và sắp xếp nhân sự trong các cơ quan quyền lực dù là lâm thời cũng đã có vấn đề, lại là vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn:

Trong HĐQNCM có những nhân vật là con đẻ thứ thiệt của chế độ Diệm như Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu.

Người đứng đầu chính phủ lâm thời là Nguyễn Ngọc Thơ, một thư lại có thể Cộng tác với bất cứ chế độ nào. Nội các chính phủ có 15 bộ thì có đến 5 bộ trưởng là người của chế độ cũ, 5 vị khác là sĩ quan cao cấp.

Trong Hội đồng Nhân sĩ cũng có tình trạng nhân sự tương tự.

Đấu tranh để lật độ một chế độ độc tài là không dể, tuy nhiên nhiều người có thể làm được. Nhưng tìm cho ra một người hay một nhóm người có khả năng, bản lĩnh và phẩm chất để tạo dựng nên một nền dân chủ là một chuyện hoàn toàn khác. Nhìn rỏ hơn các nhân vật trong chính phủ lâm thời, trong Hội đồng Nhân sĩ, người có đôi chút hiểu biết chính trị sẽ dể dàng nhận ra rằng: chẳng có điều gì mới mẽ ở phía trước. Không những thế, mà chính các vị nắm quyền đề cử cất nhắc là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng không phải là người của tình thế. Ông Dương Văn Minh-người đứng đầu HĐQNCM chẳng hạn-có thể là một quân nhân lành nghề, biết việc, có thể ông là người đứng đắn, chân thật, nhưng chắc chắn ông không phải là người nắm bắt được thời cơ, xoay chuyển được cơ đồ. Việc ông Dương Văn Minh đề cử Nguyễn Ngọc Thơ vào chức vụ cầm đầu chính phủ Lâm thời phản ảnh trung thực con người ông và tiên báo rằng “Cách mạng” mới chỉ là lời nói trong lúc tinh thần hưng phấn.

Ông Diệm đổ, hơn bất cứ bộ phận quần chúng nào, Phật giáo đồ mừng vui bắt đầu công cuộc Dấn thân.

Nhận định của Ban Lãnh đạo Phật Giáo:

Biến cố 1-11-1963 mới chỉ gạt bỏ được anh em nhà họ Ngô chứ chưa lật đỗ được chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo. Liền sau biến cố ấy phong trào Phật giáo tiếp tục vận động, thôi thúc, áp lực và đấu tranh đòi các cơ quan quyền lực sau Diệm (Hội đồng Quân nhân, chính phủ Lâm thời do hội đồng này cử) trừng phạt xứng đáng các nhân vật thuộc chế độ cũ đã gây nhiều tội ác và loại khỏi các cấp chính quyền dư đảng Cần lao, xoá bỏ các luật lệ, các sắc lệnh phản động và lạc hậu, thực thi quyền tự do dân chủ, tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, đấu tranh chống chế độ độc tài quân phiệt và đấu tranh cho các mục tiêu cao hơn: Hoà bình, và quyền Tự quyết của nhân dân miền Nam.

Tất cả các cuộc đấu tranh của phong trào Phật giáo liên tiếp trong ba năm từ 1964 đến 1966 có thể tóm lược vào ba nội dung chính:

Thứ nhất tận diệt chế độ Cần lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm.

Thứ hai tố cáo các chính quyền quân phiệt đội lốt cách mạng âm mưu hồi phục chế độ cũ và lệ thuộc Mỹ từ Nguyễn Khánh đến Nguyễn văn Thiệu.

Thứ ba tìm kiếm và thành lập các cơ cấu công quyền thông qua bầu cử tự do dân chủ.

Phong trào đấu tranh Phật giáo trong giai đoạn này rỏ ràng đã vượt quá 5 nguyện vọng của tôn giáo, xã hội thời Ngô Đình Diệm. Sự chuyển biến này nói lên một sự thật là khát vọng dân tộc của các giới Phật giáo miền Trung cũng mãnh liệt như khát vọng tôn giáo. Sự đấn thân của các giới Phật giáo miền Trung nói riêng và Phật giáo miền Nam nói chung là sự phục hồi tinh thần Phật giáo Lý-Trần trước hoàn cảnh mới của đất nước. Đạo và Đời quyện chặc vào nhau như hai mặt của một bản thể..

Nhà sư Trí Quang, lãnh tụ sáng chói nhất của phong trào Phật giáo đã khẳn định: Trước khi trở thành Phật giáo đồ, tất cả Phật tử đều là người Việt Nam. Phát biểu này của sư Trí Quang cũng có thể diễn dịch theo một nội hàm thú vị hơn: trước khi đấu tranh cho Đạo pháp, Phật giáo đồ đã đấu tranh cho Dân tộc, vì Dân tộc.

Trong một dịp khác, sư Trí Quang còn đưa ra một khẳng định nữa: “Phật giáo mà như Phật giáo Việt Nam, Cộng sản mà như Cộng sản Việt Nam....”. Câu nói này vừa hàm ý so sánh vừa xác quyết một cách tự tín vào tình tự và ý thức dân tộc của những người Việt Nam Cộng sản hay Phật giáo và đồng thời cũng bày tỏ một nhận thức rằng không hề có một thứ Phật giáo hay Cộng sản chung chung vượt thời gian không gian, mà chỉ có những đạo Phật hay Cộng sản của từng đất nước của từng dân tộc và từng thời đoạn lịch sử.

Trước năm 1963, ba yếu tố làm nên chế độ Diệm là Mỹ, đạo Thiên Chúa và bộ máy cai trị quan liêu, võ biền. Anh em nhà họ Ngô lợi dụng ba yếu tố ây để thực hiện các mưu đồ chuyên chế độc đoán gia đình trị. Nhưng các anh em nhà họ Ngô đã lầm, người Mỹ vốn là ông chủ chứ không phải là phương tiện để họ lợi dụng. Các tướng lĩnh trong quân đội Sàigòn vừa là cai đội khố xanh khố đỏ cũ, là tôi tớ cho chế độ thực dân đế quốc, là chiến hữu, là thuộc cấp của anh em nhà họ Ngô chứ không phải là gia nô. Cuộc đảo chính 1-11-63 là sự gật đầu của ông chủ Mỹ bị qua mặt và phản bội, là sự đòi quyến lợi và sĩ diện của đám tướng tá ấy Cộng với sự phẩn nộ đến đỉnh điểm của Phật giáo đồ và nhân dân miền Nam. Trung thành với anh em Ngô Đình Diệm phải chăng chỉ còn lại một phần (không còn là toàn thể) mà là đa số thuộc giáo hội Thiên Chúa giáo và đám mật vụ gia nô.

Cuộc nổi dậy của Phật giáo đồ miền Trung rồi Phật giáo toàn miền Nam không chỉ đòi thực thi năm nguyện vọng mà còn để lật đỗ thể chế ấy.

Các lãnh tụ Phật giáo miền Trung đã nghĩ gì sau biến cố 1-11-1963?

Thứ nhất: Mỹ sai lầm khi ủng hộ cho một gia đình quan lại và Thiên Chúa giáo Trung cổ. Gia đình ấy chỉ được hậu thuẩn bơií một giáo hội ngoại lai, thiểu số và có một lịch sử đi ngược lại các quyền lợi tối cao của đất nước. Trong cái phần lớn còn lại của nhân dân miền Nam, đồng bào theo đạo Phật lại chiếm đa số.

Thứ hai: các tướng tá trong quân đội miền Nam, lúc bây giờ đa phần là những quân nhân thiếu ý thức dân tộc và thiếu hiểu biết chính trị, do vậy mà nên trở về với quân đội, trao quyền lãnh đạo và điều hành đất nước cho những cơ quan công quyền dân sự được hình thành thông qua các cuộc bầu cử tự do và dân chủ.

Thứ ba trong trường hợp có được những cuộc bầu cử tự do dân chủ như thế, miền Nam sẽ có những cơ quan quyền lực (quốc hội, chính phủ...) mà đa số các thành viên sẽ là người Phật giáo hoặc gần gũi với Phật giáo.

Tóm lại Phật giáo muốn tham dự vào việc điều hành chính trị tại miền Nam. Trong kháng chiến chống Pháp và cả trong pháng chiến chống Mỹ không chỉ là Phật giáo đồ mà cả rất nhiều tu sĩ đã tham gia tích cực hoặc yểm trợ kháng chiến.

Phật giáo luôn dương cao ngọn cờ Đạo pháp và Dân tộc. Do những trãi nghiệm trong kháng chiến và những thúc bách dồn nén từ chế độ Ngô Đình Diệm mà các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung đã tìm kiếm và dấn thân vào con đường riêng để Đạo pháp trường tồn cùng Dân tộc. Chính ý thức hệ Cộng sản và sách lược Thiên Chúa giáo độc tôn và toàn trị của chính quyền Ngô Đình Diệm là nguyên nhân xa, vừa là động cơ gần đưa đẩy Phật giáo đến sự chọn lựa ấy. Chắc chắn không dể dàng gì và cũng không tránh khỏi những mâu thuẩn, khác biệt và những dằn xé từ bên trong cơ cấu giáo hội và cả trong từng con người (tu sĩ hay Phật tử).

Tham gia kháng chiến đối với một tín đồ, tu sĩ của một tôn giáo lấy Từ bi Hỷ xã làm tôn chỉ hàng đầu của con đường hành đạo là một chonü lựa dũng cảm làm xúc động và kính trọng cho nhiều người không phải là Phật tử và đồng thời là gương tốt cho nhiều đồng đạo của họ. Khi tham gia kháng chiến, người tu sĩ tạm thời bỏ chùa, rời xa kinh kệ lên đường làm nghĩa vụ công dân. Tham gia kháng chiến trong trường hợp này không phải mở đường làm chính trị. Con đường của đạo Phật khó mà trùng hợp với con đường chính trị.

Tuy nhiên ở trong cái tình thế bức bách từ hai phía: Cộng sản và Quốc gia, Phật giáo miền Trung-Huế đã bị dồn thúc vào cuộc hành trình cứu đạo, cứu đời theo cách riêng của một “Phật giáo mà như Phật giáo Việt Nam”, như phát biểu của nhà sư Trí Quang, bởi họ tin vào sức mạnh, vào khả năng vào tinh thần dung hợp của đạo Phật, và đồng thời họ thể hiện ý thức trách nhiệm và tình tự dân tộc của người Phật tử trong tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế. Họ làm chính trị bằng tư tưởng Đại hùng, Đại lưc, Đại từ bi, bằng phương pháp bất bạo động với hy vọng hoá giải bạo lực tương tranh, sự xâu xé, đỗ vỡ dân tộc để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ huỷ hoại do nội chiến và góp phần đem lại hoà bình trên toàn thế giới.

Hồi ở trung tâm thẩm vấn Thừa Thiên tôi có gặp vị trù trì chùa Tra Am, trong câu chuyện tay đôi ông ấy bảo: “Mục đích của đạo Phật là giải thoát hết mọi đau khổ giữa cuộc đời, điều này không có nghĩa là người Phật tử từ chối mọi trách nhiệm trần thế, Hai trong bốn điều ân nghĩa mà người Phật tử phải thực hiện là ân nghĩa đối với cha mẹ và ân nghĩa với quốc gia dân tộc. Người Phật tử thực hiện niềm tin tôn giáo trên đất nước này, vào thời điểm này chứ không phải bất cứ nơi chốn nào và thời điểm nào khác. Chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng tổ quốc là truyền thống của người Phật tử Việt Nam. Tuy nhiên có một khác biệt rất căn bản giữa một người Phật tử yêu nước và một người bình thường yêu nước là người Phật tử thực hiện các nghĩa vụ trần thế mà không bám vào các giá trị trần thế. Các giá trị trần thế không là cứu cánh của giới tu hành đạo Phật. Rất nhiều vua quan tướng lãnh của hai triều Lý-Trần trở thành thiền sư sau khi thực hiện xong các nhiệm vụ quốc gia”.

Phong trào Phật giáo năm 1963 chỉ nhằm vào tập đoàn Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm chứ chưa nhắm trực diện vào Mỹ. Cuộc đấu tranh có nội dung dân chủ nhân quyền trong khuông khổ hiến pháp Viêt Nam Cộng hòa. Nó là sức mạnh áp lực nhằm sắp xếp lại và hợp lý hoá các mối quan hệ quyền lực và xã hội trong một chế độ chứ chưa phải là một sức mạnh khuynh đảo có tham vọng thay đổi cơ cấu bản chất của chế độ ấy.

Phong trào ấy sau 1963 vượt ra khỏi khuông khổ pháp lý Việt Nam Cộng hoà. Nó yêu cầu có một nền Cộng hoà lý tưởng, một nền Cộng hoà của dân, do dân và vì dân chứ không phải nền Cộng hoà kiểu Mỹ, do Mỹ, vì lợi ích Mỹ và lợi ích của một thiểu số phi dân tộc. Từ 1953 khi Mỹ bắt đầu muốn thay Pháp trong vai trò làm chủ Đông Dương nhằm ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản ở Đông nam Á, họ đã chọn một Ngô Đình Diệm và bộ phận quần chúng hậu thuẩn cho Diệm là giáo hội Thiên Chúa giáo (một sản phẩm ngoại lai, là con đẻ, vừa là công cụ của chủ nghĩa thực dân cũ) và đám quân nhân, viên chức thư lại do Pháp tuyển dụng, để lại. Sự lựa chọn này hoàn toàn vì mục đích từ xa của Mỹ.

Với việc lật đỗ anh em Diệm trong biến cố 1-11-63 hoàn toàn không phải chỉ là áp lực của phong trào Phật giáo mà là áp lực chung của tình hình chính trị, quân sự, xã hội trên toàn miền Nam. Trong chính trường Mỹ đã có khuynh hướng thay Diệm sau thất bại thảm hại của quân Sáigòn tại Ấp Bắc. Việc Mỹ giả bộ làm lơ để cho các tướng lãnh trừ khử anh em Diệm-Nhu không có nghĩa là Mỹ từ bỏ sách lược xử dụng giáo hội, giáo dân Thiên Chúa giáo làm hậu thuẩn cho chế độ Việt Nam Cộng hoà với Diệm hay với bất kỳ con ngựa nào khác. Tư tưởng Âu Trung chủ nghĩa của thực dân Pháp đã được Mỹ mở rộng thành Tây Trung chủ nghĩa (nền văn minh TCG và các chính quyền xâm lược).

Cũng như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ rất ngờ, rất sợ, rất đa nghi tất cả các phong trào Dân tộc và Hoà bình. Mỹ không sợ Phật giáo như đã sợ Cộng sản nhưng Mỹ ngờ, ngại Phật giáo nằm trong qủi đạo Cộng sản. Tất cả mục tiêu và phương pháp vận động quần chúng của Phật giáo rất gần với mục tiêu và phương pháp của phong trào đô thị trong mặt trận chính trị tại miền Nam.

Đường lối và phương pháp đấu tranh của Phật giáo sau 1963 không những đe doạ các quyền lợi cố cựu của các phe nhóm quốc gia lấy việc chống Cộng làm lẻ sinh tồn mà đặc biệt mâu thuẩn với sách lược và quyền lợi Mỹ.

Ta thử so sánh các mục tiêu đấu tranh của phong trào Phật giáo giai đoạn 64-66 với các mục tiêu của Mỹ và các phe nhóm phụ thuộc tại miền Nam vào thời điểm ấy:

Phong trào Phật giáo 1963-1966

Đấu tranh đòi quét sạch dư đảng Cần lao (đảng Cần lao Thiên Chúa giáo là một trong chế độ Diệm)

Đấu tranh đòi tổ chức tổng tuyển cử, hình thành các cơ cấu công quyền qua bầu cử tự do (quốc hội-chính phủ), các tướng lãnh trao quyền quản lí đất nước cho chính quyền dân sự, trở về với quân đội.

Đấu tranh cho Hoà bình, quyền Tự quyết dân tộc.

Mỹ và phe nhóm phụ thuộc

Bảo lưu chế độ Diệm không Diệm (hậu thuẩn cho chế độ Thiệu vẫn là Cần lao Thiên Chúa giáo).

Hình thành chính quyền quân phiệt thông qua bầu cử vi hiến, bầu cử độc diễn.

Mỹ đỗ quân, chủ động, trực tiếp nắm quyền điều hành và mở rộng chiến tranh, quyết đánh bại Cộng sản bằng giải pháp quân sự.

Diễn tiến cuộc đấu tranh của phong trào Phật giáo ba năm sau Diệm đã chuyển dịch từ “các phe nhómViệt Nam Cộng hoà” (các phe nhóm tướng tá, đảng phái và Cần lao Thiên Chúa giáo) đến đối tượng chủ chốt là Mỹ. Thực tế này ở ngoài dự kiến của các nhà lãnh đạo phong trào. Suốt ba năm họ đã ném vào cuộc đấu tranh tất cả các sức mạnh được gây dưng, tập hợp huấn luyện qua công cuộc Chấn hưng mấy chục năm và đặc biệt là cuộc đấu tranh chống Diệm trong năm 1963. Tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, biểu tình, bãi khóa, bãi thị, tyệt thực, tự thiêu, tuyên truyền báo chí trong nước, vận động nước ngoài và tổ chức li khai... Tất cả nổ lực ấy có thể làm nghiêng ngã các phe phái Việt Nam Cộng hoà nếu không có Mỹ đứng đàng sau. Nhưng làm gì có một Việt Nam Cộng hoà mà không có Mỹ đứng đàng sau? Cũng như làm gì có một chính phủ Quốc gia của đức Quốc trưởng Bảo Đại mà không có thực dân Pháp viết kịch bản, dàn dựng, quản trò?

Thực tế là suốt ba năm (1964-1966) phong trào Phật giáo đã đụng đầu với đế quốc Mỹ.

Mà đụng đầu với đế quốc Mỹ thì Phật giáo không phải là lực lượng tương xứng ngang sức ngang tầm. Chính Mỹ và đám phụ thuộc đã đánh nát phong trào Phật giáo.

Phong trào Phật giáo bị đàn áp thô bạo, chẳng có mục tiêu nào trong ba mục tiêu chính của cuộc đấu tranh thành tựu. Chế độ Diệm không có Diệm vấn tồn tại ngang ngược. Chính quyền miềm Nam suốt ba năm liên tiếp vận động như một sân khấu bi hài. Bọn tướng tá và chính khách cơ hội thay nhau diễn trò như những con rối. Đế quốc Mỹ ào ạt đỗ quân, điều khiển chính trường bằng những cánh tay ma, làm chủ chiến trường với một đạo quân viễn chinh hùng hùng hổ hổ với hàng chục danh tướng, với trang thiết bị hiện đại có sức huỷ diệt ghê gớm, đẩy mạnh cường độ và mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam Bắc.

Trong cái bối cảnh xã hội miền Nam nham nhở đau đớn và nhục nhã do sự tràn ngập binh lính Mỹ và chư hầu ấy, đế quốc Mỹ đã tuyển chọn, đạo diễn và quãng cáo cho những vai diễn mới. Cũng là kiểu mẫu người hùng như đã làm mười năm trước với một Ngô Đình Diệm. Lần này thay vì một quan lại xuất thân, một gia đình đạo dòng và có vai vế trong giáo hội Thiên Chúa giáo, mà là một đám võ biền nguyên là cai đội khố xanh khố đỏ được thực dân Pháp tuyển mộ và huấn luyện, được nâng cấp và đào tạo trong các lò của Mỹ. Hậu thuẩn cho cái chính quyền quân phiệt ấy cũng là đám Cần lao Thiên Chúa giáo.

 Ở thời điểm mà đế quốc Mỹ muốn trình diễn sức mạnh của vũ khí, tiền bạc và nền văn minh Thiên Chúa giáo-Hoa Kỳ, bằng các mưu đồ thâm hiểm và các hành động chia rẻ, đàn áp, khủng bố dã man mà chúng đã chỉ điểm cho các người hùng Đệ nhi Cộng hoà, chúng đã gián tiếp nói với các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung rằng: chẳng có thành phần thứ ba thứ tư gì hết, chẳng có dân tộc và đạo pháp gì hết, chẳng có hoà bình, hoà giải hoà hợp và tự quyết dân tộc gì hết, chỉ có sức mạnh Mỹ và Thế giới Tự do, chỉ có chiến tranh và đánh bại Cộng sản, bất cứ thế lực cản ngăn nào cũng bị dẹp bỏ, san bằng. Trước mắt người Mỹ, phong trào Phật giáo chỉ là trở lực chứ không phải là đối thủ của chúng, và trở lực ấy đến cuối năm 1966 đã bị chúng san bằng.

Sự kiện phong trào đấu tranh của Phật giáo năm 1964-1966 chỉ trong vòng dân tộc thôi cũng có nhiều cách nghĩ và cách đánh giá khác nhau, có khi khác nhau rất xa hoặc trái ngược. Đảng Cộng sản nhìn nhận và đánh giá theo một cách riêng, tôi sẽ trình bày vào một dịp khác. Anh em kháng chiến trong đô thị, mặc dầu được đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng cũng chưa hẳn thống nhất quan điểm về vấn đề này. Sau đây tôi khái quát quan điểm của cộng đồng Thiên Chúa giáo qua lăng kính của tôi. Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo có hai nhóm chênh lệch rất nhiều về khối lượng, xa cách nhiều về nhận định, và mâu thuẩn nhau về lập trường ứng xử:

Thứ nhất là đại bộ phận các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân Thiên Chúa giáo cho rằng Phật giáo mưu tính chiếm đoạt chính trường và Phật giáo hóa miền Nam. Trong viễn cảnh đó, Thiên Chúa giáo sẽ bị cô thế, bị kì thị và đàn áp. Số đông Thiên Chúa giáo này, đặc biệt là Thiên Chúa giáo Cần lao, Thiên Chúa giáo di cư, Thiên Chúa giáo Đại Việt, đã gậy gộc xuống đường biểu dương lực lượng hậu thuẩn chính quyền này, lật đỗ chế độ kia. Trong ba năm 1964-1966 tại miền Nam đã diễn ra hàng chục lần đảo chánh, chỉnh lí, bốn lần thay đổi chính quyền. Dương Văn Minh rồi chính phủ Phan Huy Quát bị lật đỗ vì có khuynh hướng thân Phật giáo-như nhận định của giới Thiên Chúa giáo. Tóm lại nhóm Thiên Chúa giáo này muốn phục hồi vị thế và quyền lợi tối ưu mà họ có được thời thuộc Pháp và thời Ngô đình Diệm.

Thứ hai là một thiểu số linh mục, tu sĩ, trí thức Thiên Chúa giáo tiến bộ cho rắng phong trào Phật giáo trước sau cũng chỉ áp lực đòi bình đẳng tôn giáo, chia phần thế lực chính trị, dành ghế tại quốc hội, chính quyền và các quyền lợi vật chất, tinh thần khác như có đất để xây chùa (cụ thể là Việt Nam quốc tự ở đường Trần quốc Toản), dựng trường (cụ thể là viện Đại Học Vạn Hạnh), thành lập các cơ sở từ thiện xã hội để thu hút sự tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Dù có nhận định không mấy tích cực như vậy nhưng chủ trương của người Thiên Chúa giáo tiến bộ là cải thiện các mối quan hệ với Phật giáo trên tinh thần đối thoại hoà hợp dân tộc. Tuy nhiên vào thời điểm này người Thiên Chúa giáo tiến bộ còn quá ít và tiếng nói của họ không tác động gì đến lập trường của Giáo hội. Nhận định của hai nhóm Thiên Chúa giáo chỉ phản ảnh một phần sự thật căn cứ trên những hiện tượng-những khói-còn lửa thật sự của phong trào Phật giáo là một vấn đề cần phải được suy gẫm, đánh giá thận trọng và sâu xa hơn.

Nếu nhìn những gì đã diễn ra trong ba năm 1964-1966, chúng tôi cũng không cần phải quá thận trọng rào trước đón sau để đưa ra nhận định dứt khoát rằng phong trào Phật giáo đã thất bại hoàn toàn và thảm hại. Bởi tất cả các mục tiêu đấu tranh chẳng mang lại một kết quả nào mà trái lại, chính trường và xã hội miền Nam ngày càng tồi tệ, nội bộ và sinh lực của Phật giáo lại càng tồi tệ hơn.

Tuy nhiên nếu nhìn giai đoạn 1964-1966 như một phần không thể tách rời của công cuộc Phục hưng Phật giáo bắt đầu từ thập niên ba mươi và đặc biệt là cuộc Dấn thân thành một phong trào đấu tranh trước mọi đe doạ và trở lực từ nhiều phía, nhất là từ tình trạng thoái hóa nội sinh, để tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo miền Trung-Huế nói riêng đã làm được một cuộc thoát xát ngoạn mục, một cuộc tự khẳn định thế đứng và vị trí của mình một cách tự tín và chửng chạc giữa lòng dân tộc.

Đỉnh cao của phong trào là cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng dẫn đến sự sụp đỗ của chính quyền Ngô đình Diệm. Ba năm tiếp theo (1964-1966) là sự thoái trào tất nhiên của sự đi qua đà trước những thành tựu qua nhanh, qua lớn theo sự đánh giá của các vị lãnh đạo Phật giáo. Các từ ý thức hệ, lực lượng là con dao hai lưỡi, là những cái bẩy: Ý thức hệ Cộng sản-phe Xã hội Chủ nghĩa, ý thức hệ Tư sản-phe Tư bản và Thế giới Tự do. Cả ý thức hệ cóp nhặt, vá víu Cần lao Nhân vị-phe Ngô Đình Diệm.... Ở giữa các sức ép tư tưởng, cơ cấu ngoại lai nặng nề tính chất bạo động ấy, các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung-Huế đã không muốn xếp hàng, không muốn liên kết và cũng không muốn nằm chờ đợi để bị tiêu diệt, nên đã nổ lực tìm cho Phật giáo, cho dân tộc một con đường, một giải pháp. Đó là con đường thứ ba, giải pháp hoà giải, hoà hợp, hoà bình, hình thành nên một lực lượng, để rồi cuối cùng cũng sa vào cái bẩy, cái mê hồn trận đầy quyến rủ của ý thức hệ-phe phái mà từ khởi thuỷ Phật giáo đã nhận định: đó là gốc nguồn của tình cảnh bi thảm của Việt Nam và thế giới.Ý thức hệ Phật Xã-phe Phật giáo ra đời trong bối cảnh như thế.

Tuy nhiên nếu nhìn Phật giáo như là một bộ phận sức mạnh của cả dân tộc trong quá trình đấu tranh chống xâm lược và sự nghiệp xây dựng đất nước thì phong trào Phật giáo từ thời kỳ Chấn hưng đến thời kỳ Dấn thân đã có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc dành độc lập, thống nhất tổ quốc, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.

Dù ý đồ và khát vọng của các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung-Huế như thế nào, dù đảng Cộng sản có quan điểm, sách lược và phương pháp ra sao đối với các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng thì sự xuất hiện của một phong trào quần chúng đấu trtanh hợp pháp lâu dài vì các mục tiêu tự do, dân chủ, nhân quyền, hoà bình, trung lập và quyền tự quyết dân tộc trong lòng các đô thị miền Nam-sào huyệt và chổ dựa của xâm lược Mỹ-là những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giải phóng đất nước cần phải được ghi nhận một cách công bằng và trân trọng.

Có thể nói phong trào Phật giáo chống chế độ Diệm năm 1963 là một biến cố chính trị to lớn đứng hàng thứ hai (biến cố đầu là cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân) làm chấn động dư luận trong nước và cả thế giới, làm rối loạn và rung chuyển hàng ngũ, dinh luỹ của đối phương. Biến cố này hoàn toàn bất lợi cho phía Mỹ và đồng thời tăng cường, hổ trợ thế và lực cho cuộc chiến tranh vì độc lập và thống nhất tổ quốc. Suốt nhiều năm liền, lực lượng kháng chiến ở đô thị và cả ở nông thôn có được người bạn đồng hành và là chỗ dựa không chê vào đâu được-đó là phong trào Phật giáo.

Tiếp cận một cuộc vận động một phong trào tôn giáo-nhất là Phật giáo Việt Nam mà chỉ chú trọng đến khía cạnh chính trị là xem như chưa phản ảnh được điều gì, lại có thể gây ngộ nhận, hoặc ít ra là hời hợt, thô thiển. Bởi cốt lỏi của một cuộc vận động, một phong trào tôn giáo chủ yếu vẫn là vấn đề tâm linh, văn hoá, tư tưởng và xã hội.

V. Kết luận

Để giảm trừ đôi phần sai chướng của mình, trước khi kết luận, tôi xin được một phút thưa rằng: Sự thành tựu của phong trào Phật giáo miền Trung-Huế từ Chấn hưng đến Dấn thân trong vòng năm mươi năm giữa của thế kỷ 20 là rất lớn, rất quan trọng đối với sự phát triển văn hoá, tư tưởng, văn nghệ và học thuật của miền Nam.

Cũng như hai thời đại Lý-Trần trong lich sử Việt Nam, văn hoá-tư tưởng-văn nghệ-học thuật miền Nam, mà vì một lí do nào đó thiếu vắng đi phần đóng góp của Phật giáo thì cái gia tài tinh thần, cái hồn của dân tộc sẽ nghèo nàn, ốm o và méo mó hơn:

Về mặt báo chí, những bông hoa đầu mùa như Viên âm, Liên Hoa, báo hiệu sự nở rộ của một mùa hoa bội thu với những tên tuổi như Giữ Thơm Quê Mẹ, Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Tư Tưởng, Vạn Hạnh.

Về mặt xuất bản, bắt đầu từ Phật học Tùng Thư, những cơ sở nổi tiếng như Lá Bối, An Tiêm, Vạn Hạnh đã một thời cung cấp cho người đọc rộng rãi của miền Nam những ấn phẩm đẹp, trang nhã về hình thức, sâu sắc phong phú về nội dung từ các sáng tác văn nghệ, các dịch phẩm đến các công trình nghiên cứu có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực: tôn giáo, tư tưởng, triết học, văn học, giáo dục, lịch sử và văn hoá tổng quát.

Về mặt giáo dục, ngoài hệ thống hàng trăm trường trung tiểu học Bồ Đề, trường đại học Vạn Hạnh là một cơ sở giáo dục đào tạo-mặc dầu sinh sau đẻ muộn so với các cơ sơ íđại học khác-đã nhanh chóng tạo dựng được một vị trí rất được nể trọng trong làng Đại học miền Nam, bởi nó có một đường hướng, một nội dung, phương pháp đặc thù, nó qui tụ được nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả có thẩm quyền nên nó đã thu hút được nhiều ngàn sinh viên mỗi niên khoá. Nó tạo được niềm tin, sự nể trọng của phụ huynh và xã hội.

Có được những thành tựu to lớn và cao quí ấy, Giáo hội và Phật giáo đồ đã đỗ ra nhiều công sức. Nó là hoa trái của hai phong trào Phật giáo Chấn hưng và Dấn thân. Trong quá trình chuyển động, hình thành, phát triển để tự khẳng định mình và tham dự một cách tự tín mạnh mẽ vào dòng sinh mệnh chung của đất nước, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều con người mà tên tuổi sẽ tồn tại lâu dài trong lịch sử Phật giáo và dân tộc: Lê Đình Thám, Thích Mật Thể, Thích Trí Độ, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Võ Đình Cường,Trụ Vũ, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thác,Tuệ sĩ, Phạm Thiên Thư , Cao Huy Thuần và rất nhiều vị khác nữa.

Xin trở lại với phần kết. Trong quá trình tiếp cận với phong trào Chấn hưng và Dấn thân của Phật giáo miền Trung-Huế tôi tập chú nhiều hơn hai vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Vấn đề thống nhất Phật giáo. Vấn đề này được đặt ra một cách khẩn thiết trong suốt thời kỳ vận động Chấn hưng. Đến năm 1943, Phật giáo vẫn còn ở trong tình trạng chẳng lấy gì sáng sủa... “cảnh chùa trong nước trở thành cảnh gia đình riêng, không còn tính cách đoàn thể của một tôn giáo nữa...” (Thích Mật Thể-VN Phật Giáo sử lược). Vậy đó, đến năm 1951, do những vận động tự thân của Phật giáo Cộng thêm những xúc tác là những chuyển biến tình hình trong nước (Cách Mạng Tháng 8 và sự ra đời của nhà nướcVNDCCH 1945) và quốc tế (hội nghị Phật giáo Thế giới diễn ra ở Colombo 1950) sáu tập đoàn Tăng già và Phật học của ba kỳ đã họp đại hội ở chùa Từ Đàm Huế để thành lập nên một Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Phật giáo đồ cả nước đặc biệt Phật giáo đồ miền Trung-Huế đã hân hoan chào đón sự kiện: “... Phật giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam từ đây...” Niềm vui tiếp nối niềm vui, năm 1952, tổng hội Tăng già toàn quốc cũng đã họp đại hội ở chùa Quán Sứ Hà Nội.

Thế, tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, cho nên niềm vui, nổi hân hoan thống nhất chưa được bao lâu thì Phật giáo đồ cùng với nhân dân cả nước chia xẻ nổi đau chia cách. Sau 1954, Phật giáo miền Bắc, ngoại trừ một bộ phận vì lí do ý thức hệ mà di cư vào Nam, đa phần ở lại đã hoà tan vào cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa và kháng chiến chống Mỹ. Ở miền Nam từ Quãng Trị vào tận Cà Mau mặc dù có một ban trị sự Tổng hội Phật giáo Việt Nam có văn phòng ở Huế, nhưng ba bộ phận: Phật giáo miền Trung, Phật giáo miền Nam, Phật giáo di cư vẫn chưa hợp nhất làm một, vì lí do chính trị một phần, một phâìn nữa vì sự khác biệt tông phái? Trước tình hình chính quyền Cần Lao Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm đàn áp, và đe doạ tiêu diệt, Phật giáo miền Trung-Huế đã củng cố, phát triển hệ thống giáo hội khu vực bốn cấp từ Quãng Trị đến Thuận Hải, Tây Nguyên, cấy thêm được nhiều “chùa Huế “ở SàiGòn và các tỉnh Nam bộ. Phật giáo miền Trung-Huế cũng đã nổ lực nối kết với Phật giáo di cư và Phật giáo Nam bộ nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu.

Đến khi xảy ra vụ cấm treo cờ Phật giáo và vụ giết hại các thiếu niên ở đài phát thanh Huế, dẫn đến việc Phật giáo miền Trung-Huế phát động cuộc đấu tranh thì Uỷ ban Liên phái bảo vệ Phật giáo mới được tập hợp và chung lưng đòi chính quyền Diệm thực thi 5 nguyện vọng.

Diệm đổ, Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại hội thống nhất lần thứ hai (lần thứ nhất 1951), thành lập nên Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (đầu năm 1964). Hai năm sau (đầu năm 1966) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lại đổ vỡ làm hai: Một ở Việt Nam Quốc Tự và một ở Ấn Quang.

Phật giáo Ấn Quang, thành phần nòng cốt vẫn là thành phần Phật giáo miền Trung-Huế Cộng thêm với một bộ phận Phật giáo Nam bộ.

Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự là Phật giáo di cư.

Chính trị là yếu tố tạo nên sự đổ vở này.

Từ cuộc hợp tan của Phật giáo Việt Nam, tôi có mấy nhận định:

Một là: Hai tông phái Bắc Nam du nhập vào Việt Nam ở hai khu vực khác nhau (Bác Tông ở miền Bắc và miêìn Trung, Nam Tông ở miền Nam) vào hai thời kỳ khác nhau, chưa có những nổ lực và điều kiện đủ để hội nhập chứ không có sự đổ vở giưa hai tông phái.

Hai là: Do tình hình đất nước bị xâm lược, chia cắt và chiến tranh nên Phật giáo cũng như Dân tộc bị đánh phá từ bên ngoài và bên trong gây ra tình trạng đổ vỡ, phân liệt. Một khi nước nhà độc lập, thống nhất, vết thương dân tộc được hàn gắn, sự hoà giải, hoà hợp Dân tộc [giữa đại đa số nhân dân và nhà nước, giữa các bộ phận quần chúng (tôn giáo, đảng phái...)] được thực hiện đầy đủ thì Phật giáo (Bắc tông) sẽ có nhiều cơ duyên để hợp nhất.

Ba là: Phật giáo sẽ hợp nhất trong một giáo hội như thế nào đây? Một Giáo hội có quyền lực tuyệt đối, đại diện cho một năng lực tuỵêt đối (Chúa trời) như giáo hội Thiên Chúa giáo? Hay một giáo hội tổ chức chặc chẻ như một guồng máy với những nguyên tắc và điều lệ cứng rắn của một nhà nước hay đảng phái chuyên chính? Đạo Phật là đạo của Tự do, tự giác và giác tha, nên giáo hội của nó nhất thiết phải được kiến tạo theo những nguyên lí, tổ chức và luật lệ thích hợp.

Thứ hai: Phật giáo Việt Nam trong đời sống của dân tộc. Phật giáo miền Trung-Huế là một bộ phận của Phật giáo Việt Nam đang trên quá trình dổi mới và hợp nhất. Đổi mới và hợp nhất các tông phái, các địa phương, các nhận thức về dân tộc và thế giới. Tương quan giữa Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam là tương quan giữa một phần với toàn thể, giữa cái nhỏ và cái lớn hơn đã tiếp nhận, dung chứa và nuôi dưỡng nó. Và tất nhiên, nếu thiếu nó thì dân tộc sẽ mất đi một phần cơ thể, sự sống của chính mình. Sự thật này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua lịch sử. Sự thật này tiếp tục được thử thách và kiểm nghiệm để Phật giáo đồng hành cùng Dân tộc đi về phía trước-phía của an lạc và nhân loại.

Là đạo của từ bi, bằng cách riêng của mình, Phật giáo Việt Nam tiếp tục đấu tranh để giảm trừ các ác nghiệp, chuyển hoá các ma chướng, phổ cập cái thiện, đem yêu thương dến bất cứ nơi nào, người nào có thể được.

Là đạo của trí tuệ, bằng cách riêng của mình, Phật giáo Việt Nam tiếp tục giới thiệu và cung cấp cho mọi xó xỉnh đời thường các phương pháp tư duy, các khả năng tiếp cận, nắm bắt sự thật và hiênû thể sư thật.

Là đạo của lòng dũng cảm, của tinh thần vô uý, bằng cách riêng của mình, Phật giáo Việt Nam cùng với đồng bào mình đấu tranh chống lại sân si và ngu tối, chống lại các tham muốn thèm khát quá độ của cải, địa vị và danh vọng để cùng nhau thoát khỏi lổ đen của lợi quyền.

Để thực hành các công việc của mình, Phật giáo Việt Nam đứng ở vị trí nào giữa đất nước và dân tộc?

Đã hàng ngàn năm đồng bào theo đạo Phật không tự thấy mình, cũng không bị xem, là “kẻ lạ “trong lòng đất nước. Nhưng Giáo Hội Phật Giáo lại là sự kiện mới mẽ, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã ra đời trong một tình thế và bối cảnh đăc biệt. Đó là Đạo pháp suy đồi trong một đất nước bị xâm lược, “Tây dương tả đạo hoành hành” dưới sự dạy dỗ sai khiến của các Thừa sai và sau này là giáo hội Thiên Chúa giáo có quyền lực tuyệt đối và toàn diện. Thời kỳ đầu Giáo hội (An Nam Phật Học Hội) có nhiệm vụ Chấn hưng (1932). Thời kỳ thứ hai Giáo hội (Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại miền Trung-Huế) đưa quần chúng xuống đường đương đầu với bạo lực bạo quyền Ngô Đình Diệm và đám quân phiệt sau Diệm (thời kỳ Dấn thân 1963-1966, 1975). Thời kỳ thứ ba Giáo hội(Phật giáo Việt Nam Thống nhất-từ sau 1975 đến bây giờ) có nhiệm vụ qui tập quần chúng Cộng tác với chế dộ Cộng sản. Thành thật mà nói chưa có một giáo hội nào của cả ba thời kỳ là đại diện chính thức của tuyệt đại quần chúng Phật giáo đồ Việt Nam cả.

Sự đỗ vỡ, mâu thuẫn dân tộc bởi xâm lược, chiến tranh và cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa cũng là sự đỗ vỡ mâu thuẩn của Phật giáo. Nói vậy thôi, chứ, sự hình thành các cơ cấu Giáo hội Từ An Nam Phật Học Hội đến Tổng Hội Phật Giáo Trung Việt (mà tôi gọi là miền Trung-Huế) , đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là cả một tiến trình. Tiến trình này khởi đi từ kinh đô cũ của triều Nguyễn (Huế), lan rộng khắp miền Trung, miền Nam, rồi cả nước liền một giãi từ biên giới phía Bắc đến đất mũi phương Nam. Đây là sự mâu thuẩn đỗ vỡ có tiến lên chứ không hề là sự cấu kết, đề huề đi xuống và huỷ diệt. Từ Vô thường của đạo Phật không hề chỉ là một khái niệm tiêu cực.

Độc lập-Thống nhất là một quá trình hàng trăm năm công sức của cả dân tộc trong đó cóï hy sinh, mất mát, đổ vở chia lìa. Khâu vá, hàn gắn, hoà hợp, hoà giải lại là một quá trình khác. Đã có đến 30 năm. Có phải quá dài, hơi dài hay là tất yếu? Ở giữa hai thời kỳ còn có cả một cuộc cách mạng!

Nhưng hoà hợp, hoà giải là câu chuyện có thật. Hận thù-ảo tưởng rồi cũng qua đi. Địch ta rồi cũng đã xích lại. Hữu thần-Vô thần, Tư sản-Cần lao, Bán nước-Yêu nước, Phản động-Cách mạng rốt cùng chỉ còn là câu chuyên lich sử... Do đó mà Giáo hội Quốc doanh hay Giáo hội Quốc lũi cũng chỉ là hai mặt của một bản thể. Phật giáo chỉ hợp nhầt trong một đất nước, một dân tộc thống nhất và hoà bình. Hay trái lại Đất nước Dân tộc có Thống nhất có Hoà bình-Phật giáo mới hợp nhất.

Vấn đề là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đứng ở đâu, hành xử như thế nào trước bối cảnh mới của đất nước và thế giới?

Có người bảo: hỏi mà làm gì, mấy chục năm làm sao nay cứ vậy mà làm. Mặt Trận mời ta cứ đi, vổ tay hay biểu quyết đâu có cần nghĩ ngợi. Đại hội Đảng gọi ta cứ tới chào. Khai mạc hay kết thúc là chuyện trên trời. Thôi cứ chịu khó một năm đôi ba bận. Thời gian còn lại việc ta ta làm, chùa ta ta tu, Phật ta ta thờ, kinh ta ta tụng, mỏ ta ta gỏ, chuông ta ta đánh...

Có người khác lại bảo: Đã là Cộng sản là đương nhiên không có tôn giáo, có tôn giáo rồi thì đàn áp tiêu diệt. Muốn tồn tại thì chỉ có chống mà thôi. Chống một mình không lại thì cứ la làng cho thế giới người ta can thiệp. Thế giới ngày nay đâu có như thế giới ngày xưa mà mọi chuyện xảy ra như trong cái hủ. Nơi này đưa tay vẩy gọi, nơi kia bắn tiếng đồng tình. Chưa hô đã có người ứng, chưa rên đã có khối kẻ la làng...

Hai người phát biểu trên tôi đều có quen biết, chúng tôi có gặp nhau đâu đó trong các phong trào đấu tranh đô thị. Họ đã xã thân vì Đạo pháp và Dân tộc. Nhưng rồi cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa đã chia rẻ họ. Người này đi với Cộng sản, người kia chống đảng Cộng sản tới cùng.

Tôi quí mến và kính trọng họ nhưng sự lựa chọn thái độ ứng xử của họ tôi không đồng tình. Theo tôi tôn giáo và chính trị là hai lãnh vực, hai vai trò khác nhau, không nên nhập nhằn lẫn lộn cái nọ với cái kia. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, chúng ta có thể “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nhưng trong Hoà bình, Độc lập, chính trị và tôn giáo nên rạch ròi. Tôi không chia xẻ thái độ và cách thế hành xử của cả hai:

Vị này xử dụng Tôn giáo làm bình hoa trang trí cho một chế độ.

Vị kia nhân danh Tôn giáo kêu gọi ngoại nhân can thiệp vào nội tình đất nước.

Tôi là người kháng chiến không Cộng sản. Bởi về mặt nhận thức tôi chọn lựa thể chế Dân Chủ Cộng hoà. Chế độ Dân chủ Cộng hoà là chế độ của dân, vì dân và do dân. Của dân, vì dân và do dân chứ nhất thiết không phải của, vì, và do bất cứ quốc gia, thế lực quốc tế nào khác, cho dù là Mỹ, là Tây hay Tàu.

Tinh thần của đạo Phật rất gần với lý tưởng Tự do-Dân chủ-Cộng hoà.

Đạo Phật và Phật giáo Việt Nam, còn có nhiều điều lạ mà chế độ Dân chủ Cộng hoà và nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại không có. Tôi cảm nhận như vậy.

Đối với đảng Cộng sản Việt Nam, dường như các vị ấy đã bắt đầu nhận ra rằng lãnh đạo một đất nước của những công dân tự do thì tự hào và hạnh phúc hơn là cai trị những con người bán nô lệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 2019(Xem: 3830)
13 Tháng Mười 2016(Xem: 5892)
22 Tháng Ba 2016(Xem: 5371)
Tổng quan Nghiên cứu về hòa bình cả ở cấp độ lý thuyết lẫn thực tế đã được tăng cường do tầm quan trọng đương thời của nó. Việc tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy hòa bình và hòa hợp đóng vai trò then chốt trong xã hội toàn cầu do bạo lực và các xung đột do con người gây ra ngày một gia tăng. Do vậy mà có cả các nghiên cứu về hòa bình ở các khía cạnh khác nhau như chính trị và tôn giáo, và ở các cấp độ khác nhau như quốc gia và khu vực.