- Tin Tức Và Hình Ảnh

22 Tháng Hai 201200:00(Xem: 4425)

HỘI THẢO KHOA HỌC: 

HÒA THƯỢNG TỐ LIÊN (1903-1977) 
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo 

TIN TỨC VÀ HÌNH ẢNH

Sáng ngày 30/3/2007, tại chùa Quán Sứ - Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Hòa thượng Thích Tố Liên trong sự nghiệp xây dựng Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới”. Tới chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký HĐCM, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS, Hòa thượng Thích Thanh Bính, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp. Về phía quan khách có ông Nguyễn Thế Doanh – quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính Phủ. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo chư tôn đức trong Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Phật giáo Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và thập phương thiện tín. 

Trước khi buổi Hội thảo chính thức khai mạc, Chư tôn đức, các vị quan khách và Phật tử đã lên chính điện chùa Quán Sứ lễ Phật và tưởng niệm Hòa thượng Thích Tố Liên.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ phát biểu khai mạc, nêu một số nét về Hòa thượng Tố Liên và khẳng định Hội thảo này là dịp để “Ôn cũ để biết mới, uống nước nhớ nguồn.” 

Tiếp theo, Hòa thượng Thích Thanh Tứ phát biểu, nêu rõ Hòa thượng Tố Liên “Là một trong những nhân vật Phật giáo xuất sắc nhất của nước ta trong thế kỷ 20”. Hòa thượng Thích Thanh Tứ nhấn mạnh “Hòa thượng Tố Liên kiên trì đạo mạch và hành hoạt Phật sự ngay trong vùng tạm chiếm, âm thầm cống hiến trí tuệ và sức lực cho đạo đức dân tộc trong muôn vàn khó khăn trở ngại.” Hòa thượng kết luận thế hệ Tăng Ni Phật tử hôm nay luôn “Ghi ơn công đức của Ngài và chư Tổ, chư tôn túc đã đóng góp nhằm duy trì đạo pháp và sự trường tồn của Dân tộc. Phật giáo Việt Nam hôm nay sẽ tiếp bước các bậc tiền bối, nguyện một lòng phụng sự Dân tộc và Đạo Pháp”.

Trong tham luận của mình, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp đã kể lại những việc cụ thể mà Hòa thượng đã thấy và đã biết về Hòa thượng Tố Liên, điểm qua sự nghiệp của Hòa thượng trong các mặt giáo dục, từ thiện xã hội, báo chí Phật giáo, phát triển các tổ chức Phật giáo và Phật giáo quốc tế.

Tiếp theo, 12 bài tham luận của chư tôn đức và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã được trình bày xoay quanh 5 chủ đề: Hành trạng của Hòa thượng Tố Liên và Tổ đình chùa Hương; Hòa thượng Tố Liên với giáo dục Tăng ni; Hòa thượng Tố Liên với Phật giáo quốc tế; Hòa thượng Tố Liên với Tổng hội Phật giáo Việt Nam và đồng đạo; Hòa thượng Tố Liên với cách mạng dân tộc dân chủ.

Phát biểu tổng kết, Thượng tọa Thích Gia Quang nhắc lại hành trạng và công lao của Hòa thượng Tố Liên, tán thán công đức đóng góp và tham gia Hội thảo của các nhà khoa học, Phật tử thập phương, nhấn mạnh Hội thảo đã thể hiện tình cảm của thế hội hôm nay đối với Hòa thượng Tố Liên, là dịp ôn cố tri tân, tiếp bước trên con đường Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Được biết, Hội thảo do Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tổ đình Hương Tích và Tạp chí Văn hóa Phật giáo đồng tổ chức. 

Dưới đây là Phóng sự ảnh về Ngày Hội Thảo 

blank
Tam vị hòa thượng chứng minh đang ngồi trong phòng khách: Hòa thượng 
Thích Phổ Tuệ, Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký HĐCM, Hòa thượng Thích 
Thanh Bính và Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS
blank
Chư tôn đức lễ Phật tại chính điện chùa Quán Sứ 
và tưởng niệm Hòa thượng Thích Tố Liên
blank
Chư tôn đức dời chính điện chùa Quán Sứ để quang lâm phòng hội thảo
blank
Chư tôn đức dời chính điện chùa Quán Sứ để quang lâm phòng hội thảo
blank
Hàng thứ nhất (từ trái qua phải): Hòa thượng Thích Thanh Bính, Hòa thượng 
Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, 
Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký HĐCM và Hòa thượng Thích Đức Nghiệp.
Hàng thứ nhì: (từ trái qua phải): Đại đức Tiến sĩ Thích Đức Thiện, TS Nguyễn 
Quốc Tuấn, Thượng tọa Thích Gia Quang, Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu và
Đại đức Thích Minh Hiền.
blank
blank
blank
Đại đức Tiến sĩ Thích Đức Thiện, Chánh Văn phòng Phân viện Nghiên cứu 
Phật học Việt Nam dẫn chương trình khai mạc Hội thảo
blank
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng 
Chứng minh phát biểu khai mạc Hội thảo
blank
Hòa thượng Thích Đức Nghiệp phát biểu
blank
Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Đổng Bổn trình bày tham luận: "Thử tìm mô hình phát 
triển Phật giáo Việt Nam từ bối cảnh lịch sử thời Hòa thượng Tố Liên
blank
Đại đức Thích Minh Hiền trình bày tham luận: "Hòa thượng Tố Liên - 
Bậc long tượng của non nước Hương Sơn"
blank
Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu
blank
Chụp hình lưu niệm tại sân chùa Quán Sứ

Những người thực hiện: Xuân Loan (Nhiếp ảnh), Trọng Hoàng (Đưa tin), Lê Minh Nghĩa (Phóng sự), Phạm Tuấn (Hỗ trợ), Sơn Trà, Phi Long (Kỹ thuật)

BBT
(Phật Tử Việt Nam)

03-30-2007 0425 PM



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10907)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10295)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9679)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9276)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4940)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4767)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10853)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3429)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11959)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9794)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.