Mắc xích cuộc đời

07 Tháng Bảy 201910:33(Xem: 3880)

MẮC XÍCH CUỘC ĐỜI


Khi cho đi thứ mình đang cần ,đấy mới là chân thật của sự bố thí !

Khổ nổi ! Cuộc đời là một vòng đuổi bắt trốn tìm như chiếc bóng dưới ánh nắng mặt trời. khi ta chạy theo nó, nó chạy ra xa, lúc ta quay lưng thì nó lại theo ta.

Người thích cho đi vật chất bởi họ ko cần, nên họ rất giàu có bởi nhân họ đã cho đi vật chất nhưng lại tìm cầu tình cảm bởi họ thấy thiếu thốn.

Nhưng Người cần tiền thì lại dư tình cảm, bởi họ quá nghèo thiếu vật chất (trong lòng ) nên họ chẳng đặt nặng tình cảm, bất cứ ai họ cũng bình thường tương

tác, do vậy chưa có ai là sở hữu tình cảm riêng tư của họ,mục đích theo đuổi của họ là tiền tài, danh vọng, thế nên về mặt tình cảm, họ là người của công chúng, biết bao người thiếu thốn tình cảm theo đuổi họ. Và khi như thế những người càng thiếu thốn tình cảm bao nhiêu thì càng lụy người thiếu vật chất ấy bấy nhiêu, bởi mỗi người đều đi tìm kiếm cái "riêng " của riêng họ. Và sau một hồi đuổi bắt vẫn không thể thỏa mãn vì dục vọng mỗi người ngày càng cao, đến khi mỏi mệt ai cũng muốn quay về, người cầu vật chất rồi cũng có ,nhưng cuối cùng lại thấy thiếu thốn tình cảm và lúc này người bên cạnh đã ra đi hay con tim

đã hóa màu tẻ nhạt.

Người tình cảm sau một hồi tìm cầu lại thấy mình trở nên tàn tạ, bắt đầu muốn chăm lo cho bản thân nhưng lại dưới hai bàn tay "trắng " bởi thời gian qua đã chẳng đầu tư sự nghiệp mà cứ dành thời gian lao theo tình cảm,mong cầu sự "thương hại vi tế " từ người ấy.

Cuối cùng một đời chỉ là vòng trốn tìm thỏa mãn dục vọng và kết quả chẳng ai có được thứ gì một cách "toàn vẹn" dục vọng bản thân ,LÚC NÀO CŨNG

THIẾU ,KHI THỨ NÀY KHI THỨ KHÁC !

May mắn thay cho những ai biết tự đi trên đôi chân của mình, đừng quá lao theo cái riêng tư, tìm cầu cái trong lòng, bởi oái ăm thay không phải của ta .... Đi

giữa hồng trần, chẳng qua là chúng ta cần nhau, người thừa người thiếu bổ sung cho nhau, thế thôi!

Đã có duyên với nhau thì nên biết tương trợ cùng nhau đi qua dòng đời. Hiểu rõ mục đích cuối cùng chẳng phải là yêu, cũng ko phải là tiền bạc vật chất, danh

vọng nên cả hai đều cùng nhau tương tác rất tốt, giúp nhau đến đoạn đường bắt buộc phải phân ly, một đoạn đường đã qua rất đẹp, để rồi ai cũng phải đi con

đường của riêng mình.

Ý nghĩa cuộc đời đối với con người ở thế gian chỉ thế thôi!

Tương trợ lẫn nhau từ gia đình ,xã hội....tất cả đều có duyên mới gặp, hãy sống vì nhau để ngày sau khi mình cần, RỒI MÌNH SẼ CẦN vẫn còn đó ...và sẽ giúp ta đi qua đoạn đường nào đấy nhẹ nhàng, không lúc này thì lúc khác.

Thế nên...Có - hãy biết trân trọng, tận dụng những thứ bên ngoài mà giúp nhau xây dựng thứ bên trong bạn à. Thứ bên trong là tự tại giữa khổ đau. Bất động giữa mọi thay đổi của cuộc đờiBởi cuộc đời, mọi thứ chẳng thể quân bình được, mỗi người mỗi hoàn cảnh, người thiếu thứ này thừa thứ kia, nên chỗ nào thừa thì muốn BỎ, thiếu lại muốn TÌM.

Do vậy, người này lại muốn thứ người kia đang thừa mà lại ko biết họ phải trả giá thế nào ,người kia lại muốn thứ đơn giản của người này mà cũng ko biết giá họ đã phải trả của quá khứ xa xưa.

Nhưng tiếc thay ! Nghiệp ai nấy mang, ko thể trao đổi được, chẳng thể thay đổi suy nghĩ cho nhau được!

Ví như hai người đi ngược lối, gặp đèn đỏ giữa đường, đấy là quy chuẩn để sắp xếp trật tự xã hội, một điều đương nhiên! Ai thuận tự nhiên thì sống an bình, chẳng thể thay đổi vị trí cho nhau để đường đi nhẹ nhàng được. Cuối cùng chỉ có mình làm chủ được mình, thế nên đừng nhìn vào xung quanh mà ghen tỵ hay tủi thân. Mỗi người đều có sự trả giá của riêng mình. Mọi thứ tương đối không thể quân bình, ta chỉ có thể quân bình tâm mình bằng cách sống đơn giản, bớt ham cầu thứ này sẽ bớt hệ lụy thứ kia, giảm dần tất cả dục vọng, bớt tìm cầu thì lúc nào cũng sẵn sàng cho đi trong sự không cần. Và dần dà cũng thấy ra : chẳng có gì thật sự cần thiết. Cần mà chẳng cần. 

Cần vì chúng sanh cần, không cần vì ta không cần.

Từ đó ta thấy câu nói của Napoleon, một câu nói thế gian nhưng ẩn chứa vô lượng pháp của chư Phật, bởi Phật pháp bất lìa thế gian giác. Ông nói : "Người chiến sĩ dũng cảm nhất là người sợ chết nhất ". Bởi họ trân trọng, cần mạng sống nhưng vẫn dám cho đi. 

*

Vĩ đại thật!

Không phải là không tưởng.

Không gì là không thể.

Vô Năng

*

Bởi mong cầu nên lòng sầu dạ thảm

Phố đông người, vô cảm mới cô đơn

"Biển" mênh môngngu nhân ngăn dòng chảy?

Lòng hữu hạn, kẻ trí dạo sen hồ ...

Vô Cầu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10289)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9671)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4935)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4764)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10838)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3429)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11951)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9790)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10451)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...