Đạo đức con người thời nay

12 Tháng Mười 201408:50(Xem: 4889)

ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI THỜI NAY

Nguyễn Mạnh Hùng

 

blank
Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt:
tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn

Sáng nay đến thăm một người bạn thân thiết và tâm giao. Bạn tôi là người nổi tiếng và rất tuyệt vời. Ấy vậy mà bạn kể cho tôi nghe một loạt những câu chuyện mà bạn cam kết rằng đúng một trăm phần trăm. Vì bạn đã trực tiếp chứng kiến.

Bạn kể rằng, có nhóm người được từ Hà Nội mời đi dự một chương trình ở một thành phố xa. Chương trình này kéo dài 3 ngày. Vậy mà họ đã kịp ăn nằm với nhau. Họ thống nhất với nhau rằng, tình một đêm này phải bí mật và khi chia tay phải coi nhau như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi lè lưỡi. Bạn tôi cười.

Bạn kể rằng, các cuộc tình ở công sở thời nay là như cơm bữa. Chuyện rất thường. Rằng chuyện có “bồ” trong cơ quan và ngoài cơ quan nhan nhản khắp nơi. Cơ quan bạn cũng vậy. Tôi nhắm mắt lại. Bạn cười khúc khích. Bảo rằng tôi ngố rừng…

Trưa nay tôi nghe chuyện môt người đàn ông đâm vợ mình đến chết và dùng nước phun cho chính con của mình đến ngạt. Tôi đọc lại tin, cấu vào tay mình vì cứ nghĩ mình mơ. Sao lại tàn ác giết vợ, giết con thế này cơ chứ. Tôi ngồi im như chết đến dăm phút.

Anh bạn tôi gửi đầu giờ chiều cho bức ảnh anh ấy chụp 1 cô gái lấy nước của vòi nước để uống mang ra rửa chân. Rửa chân cho chính mình. Rửa thêm chân cho con mình. Anh bảo tôi “May quá anh Hùng ạ, cô ấy vẫn chưa cho cháu tè vào vòi nước!” Tôi ngồi lặng người. 

Lai thêm một câu chuyện khi xuống tầng 1 chơi. Bác hành xóm bị bê mất chậu cây cảnh. Ra ngoài khu để rác thấy “kẻ gian” úp nay chậu cây cảnh xuống đất để… lấy đi cái chậu. Bác bảo, vẫn may, vì cây cảnh chỉ bị thương chứ không mất. Cây cảnh mới là quý vì là bạn của bác. Kẻ gian tham tiền, lấy đi chiếc chậu để bán. Tôi chạnh lòng.

blank
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo
phải treo biển bằng tiếng Việt
cảnh báo rằng camera đang hoạt động
và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Files photos

Tôi nhớ về những chuyến đi Nhật khi người ta có rau trồng được chỉ để trước nhà hay gần bến tàu, bến xe. Ai lấy rau thì để tiền lại. Cuối ngày người chủ qua để lấy tiền về.

Sáng nay đi thiền hành quanh công viên Nghĩa Đô, lúc về thấy anh đưa báo để tờ Vietnam News trước nhà ông Đại sứ Hàn Quốc. Tôi giật mình: không biết người ta có để yên cho hay có kẻ sẽ cuỗm ngay từ báo này. Không phải để đọc (vì mấy người biết tiếng Anh và muốn đọc) mà để gói xôi hay bán giấy vụn!

Tôi nhớ về các loài động vật. Chúng cũng giao phối nhưng giao phối theo mùa. Động vật có 2 bản năng là sinh tồn và sinh sản. Con người cũng vậy. Con người cũng là động vật nhưng là động vật cao cấp. Co người cũng là thú nhưng là thiện thú. Tuy nhiên, con người thời nay, liệu có giao phối quá độ, quá mức, vô kỷ luật và thậm chí, tôi nói quá, rằng vô văn hóa … hay không.

Tôi nhớ về tình cảm của những người bạn Nga, Úc, Mỹ, Thụy Điển, Nhật, Do Thái, Đan Mạch, Myanmar, Thái Lan, Campuchia,…  dành cho tôi trong những chuyến công tác, du lịch hay học tâp ở đó. Tôi nhớ rằng ở các nơi khác rất ít hàng rào, giây thép gai quanh nhà. Rất ít mảnh chai cắm trên tường. Nhà của họ không như nhà tù, khác xa những ngôi nhà của xứ mình. Họ cũng là người. Mà hình như họ chưa là Phật tử…

Tôi nhớ đến những ngôi trường Việt Nam khắp nơi treo khẩu hiêu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nên chăng thay bằng “Tiên dạy lễ, hậu dạy văn”. Bởi nhắc các con muốn học nhưng ai dạy. Và người dạy, tức các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ - người lớn chúng ta đã thực sự có lễ, có văn hay chưa.

Tôi suy nghỉ vẩn vơ về đạo đức thời nay, về đạo đức của người Việt. Tôi nghĩ rằng, nếu như chúng ta quay ngược đồng hồ lại thời Lý Trần thì đâu có những câu chuyện có thật như trên. Tôi mong rằng chỉ cần 20% dân số Việt Nam ta của 93 triệu dân thật sự là Phật tử, tức giữ trọn vẹn 5 giới thôi thì không có bài viết này.

Đạo đức có xuống cấp không và có cách nào để thay đổi. Tôi chỉ mong chúng ta nhắc nhau tu hành giữ giới. Biết rằng không dễ nên mới cần nhắc nhau, cần khuyến tấn nhau tu tập. Tôi càng thấy rằng tăng thân, rằng các đạo tràng cùng tu là rất quan trọng, là cần cấp bách thành lập.

Đạo đức ngày nay có vấn đề nhưng đạo đức ngày mai của 93 triệu dân Việt Nam chắc chắn tốt đẹp. Bởi các khóa tu đang diễn ra khắp nơi. Cá nhân tôi và các đồng nghiệp cùng các học trò đang rất tích cực mà. Ít ra, khóa thiền 1 ngày do tôi hướng dẫn chủ nhật vừa qua tại chùa Đình Quán, Thủ đô Hà Nội đã thay đổi nhiều trong số hơn 100 thiền sinh. Hay buổi nói chuyện của thầy Huyền Diệu tối qua làm rất nhiều bạn trẻ giật mình, nhất là khi phân tích về luật nhân quả. Rồi tối nay nữa, tôi và thầy Minh Niệm, tác giả của cuốn sách “Hiểu về trái tim” sẽ nói về cách “giao tiếp bằng trái tim”. Chắc chắn sẽ làm thay đổi nhiều người.

Ôi, mong lắm những khóa tu, những buổi pháp thoại và những chương trình chia sẻ về Phật Pháp. Con biết ơn Tam Bảo ngàn vạn lần.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6153)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5744)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6155)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5703)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5997)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7284)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5198)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.