Dạy con truyền thông chân thật

03 Tháng Mười Hai 201409:51(Xem: 5751)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

 

Dạy con truyền thông chân thật

blankBé nhà tôi 10 tuổi, bé rất ngoan và dễ thương. Chỉ có điều bé thật thà quá, thật đến mức làm mếch lòng người khác. Ví dụ chú của bé mua tặng bé một món đồ chơi, khi chú hỏi “Con có thích không?” thằng bé không ngần ngại đáp “Con không thích, đồ chơi đó rởm lắm chú ạ”. Nhiều lần vợ chồng tôi đã nhắc bé nếu con không thích thì cũng đừng nói ra kẻo người khác buồn, nhưng cháu lại bảo chúng tôi “Như vậy là nói dối, bố mẹ vẫn dạy con không được nói dối cơ mà”. Chúng tôi phải làm sao đây? Làm thế nào để dạy cháu đâu là nói dối, đâu là nói khéo để không làm mếch lòng người khác?

Trương Tùng Lâm, Hà Nội

 

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Xem ra, lời dạy về lối sống “chân thật” từ anh chị đã có tác dụng “chân phương” đối với cách hành xử của bé. Đó là điều đáng mừng, thay vì là nỗi lo. Ở lứa tuổi thiếu nhi, quan trọng nhất vẫn là lòng chân thật, từ lời nói cho đến việc làm. Đức tính này sẽ giúp cho bé trở thành bậc “chân nhân” về sau.

Điều mà hai bạn lo ngại đối với cháu là làm thế nào để có sự tương nhượng của “lòng chân thật” đối với “sự ngoại giao” khéo léo để “không làm mếch lòng người khác”. Điều đó có thể thực hiện dễ dàng đối với một người đã trưởng thành, có sự cân nhắc giữa đắc và thất nhân tâm trong các quan hệ gia đình và xã hội. Nhưng đối với một bé vị thành niên quả là điều khó làm, nếu không nói là không thể làm được. Anh chị không phải quá lo lắng về việc bé chưa được khéo léo trong ngoại giao, nhất là trong chối từ hoặc tiếp nhận.

Đối với các cháu vị thành niên, ứng xử “yes hoặc no” hay “thích hoặc không” là một phản ứng hành vi khá phổ biến. Không có gì phải quá bận tâm. Khoảng 4 – 5 năm sau, khi cháu bắt đầu vào tuổi cặp kê, sự khéo léo, do tác động của sự phát triển ý thức xã hội, sẽ giúp cháu điều chỉnh dần những sự vụng về trong giao tế, nhất là khi cháu có được hai bậc cha mẹ lịch thiệp trong giao tế và quan tâm cháu như anh chị.

Đối với người lớn, không nói dối vẫn chưa đủ. Tiêu chí quan trọng trong truyền thông giữa các tương quan xã hội là phải biết nói những lời phù hợp với chân lý khách quan, thể hiện sự hòa hợp đoàn kết, giữ được phong cách văn hoa và văn hóa trong giao tế và mang lại giá trị và lợi ích. Thêm nữa, nên dạy cho trẻ cách giao tiếp và ứng xử lịch sự, đặc biệt là những điều “tế nhị”. Đối với trẻ thơ, hồn nhiên và chất phác vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần được khích lệ. Do đó, anh chị đừng quá lo lắng về tiêu chí làm thế nào để giáo dục cho cháu nắm bắt được nghệ thuật “đâu là nói dối, đâu là nói khéo” trong giao tế với mọi người nói chung và người thân nói riêng.

 
MỤC LỤC 
CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Chín 2015(Xem: 6431)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14637)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 6477)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7544)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 14323)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 14098)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 14708)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 5894)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 18522)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 5506)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.