Để Thi Cử Không Còn Là Nỗi Ám Ảnh

21 Tháng Mười Hai 201400:28(Xem: 4704)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015


Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh

blankBạch Thầy, trong số báo tháng 4 vừa rồi, con rất tâm đắc với những điều Thầy tư vấn cho chị Minh Anh (Vĩnh Phúc). Mùa hè này con trai con cũng thi vào đại học. Được biết Thầy là chuyên gia thường xuyên được Ban Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời tư  vấn trong các chương trình “Tiếp sức mùa thi” cho các bạn trẻ. Thầy có thể cho con trai con cũng như các bạn trẻ chuẩn bị bước vào những kì thi cam go những lời khuyên hữu ích để các bạn ấy (và cả những bậc cha mẹ như chúng con nữa) được tiếp thêm sức lực, ý chí, niềm tin vào mùa thi sắp tới được không ạ? Con trân trọng cảm ơn Thầy!

Hoàng Lan Hoa, TP. Hồ Chí Minh

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Để việc học và thi cử có kết quả tốt, trong thời gian  ôn thi, ngoài việc đón nhận tình thương, hỗ trợ tinh thần, chế độ ăn độ, các học sinh và sinh viên cần lưu  tâm về cách ôn tập bài vở, điều chỉnh tâm lý, giữ gìn sức khỏe và thư giãn tích cực, như dưới đây:

Ôn tập có phương pháp
Trong mùa thi, thói quen “học ngày không đủ tranh  thủ học đêm,” sẽ dẫn đến hậu quả phũ phàng là “Học  thì nhiều nhưng nhớ chẳng bao nhiêu!” Nguyên nhân tâm lý có thể là do người học bị ám lực tâm lý, dẫn đến lo lắng nhiều quá. Do quá lo lắng, nhiều học sinh và  sinh viên đã “cắm đầu cắm cổ” vào việc học, học “nhồi nhét”, học “ôm đồm”. Sự đè nén quá tải này sẽ dẫn đến  tình trạng “trống rỗng” kiến thức đã học được trong  bộ não. Năng lực trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng, sẽ không thể giúp người học đạt kết quả trong thi cử.  

Trọng tâm của việc ôn tập là làm thế nào để nhớ  chính xác và nhớ dai nội dung môn học. Nhồi nhét quá nhiều thông tin vào não trong những ngày trước khi thi sẽ dẫn đến tình trạng khối óc bị bão hòa, không  thể nhớ thêm được nữa. Đối với các môn thuộc khoa  học nhân văn và xã hội, người học cần tóm tắt và nhớ  ý chính, không nên học thuộc lòng từng câu chữ và tất  cả chi tiết. Đối với các môn thuộc khoa học tự nhiên,  cần thuộc và hiểu các công thức, định lý để có thể giải  đáp các bài tập. 

Dùng viết marker gạch dưới các ý quan trọng để dễ tập trung vào các ý chính trong bài. Khi xem bài, nhớ đọc bằng mắt và chú tâm để nắm vững các chuyên đề chính, các bài quan trọng, các ý tưởng then chốt. Dùng  kiến thức logic để phân tích, tổng hợp và hệ thống  toàn môn học, ôn lại những nội dung nỗi cáu nhớ nhất trước khi đi ngủ.

Tâm lý và sức khỏe mùa thi
Lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu tập trung là các  tâm lý tiêu cực mà người học nên tránh trong mùa ôn  thi. Càng lo lắng, việc thi cử càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi và quá tải. Như bạn đồng hành của lo lắng, sợ  hãi việc không nhớ nội dung học, không làm được bài  thi và không đậu trong các kỳ thi sẽ xuất hiện một cách tất yếu. Hai tâm lý tiêu cực này làm cho người học mất  dần sự tự tin, rơi vào mặc cảm tự ti, đánh mất sự tập  trung cần thiết, đầu óc trở nên rỗng không. 

Người học đừng tự gây khó bản thân bằng cách đặt  ra tiêu chí quá cao, như phải đậu thủ khoa, đậu xuất  sắc trong kỳ thi. Kỳ vọng càng nhiều càng cao, về bản chất, là một áp lực tâm lý. Khi kết quả thi cử không  được như mong đợi, nhiều học sinh đã bị rơi vào buồn  chán, tuyệt vọng và trầm cảm. Hãy học đều đặn, ôn thi có phương pháp, người học chắc chắn đạt được kết  quả tốt trong kỳ thi. Sau khi đã nỗ lực học, ôn và thi bằng tâm huyết và phương pháp, kết quả thi cử thế nào  thì hãy hoan hỷ như thế. Bất mãn chính mình trong  tình huống này chỉ biến kết quả không như mong đợi thành một áp lực và khổ đau giây chuyền, vốn là điều  không nên.
Thức quá khuya liên tục để “luyện” thi không phải là  thói quen tốt. Thức quá khuya, ngủ quá ít sẽ làm cho  người học giảm trí nhớ, mơ màng trong ban ngày, lẫn lộn bài vỡ, cấm râu ông nọ vào cằm bà kia. Ngủ trước  10 giờ tối, dậy vào lúc 4 giờ sáng để học và ôn thi tốt  hơn là ngồi nhồi nhét thâu đêm.

Không sử dụng các thuốc an thần, thuốc ngủ, vì như  thế hoạt động của não sẽ bị ức chế, các dữ liệu không  thể nạp vào đầu. Khi nằm trên giường, chỉ nhớ đến hơi thở ra vào thật sâu và thư thái, buông bỏ mọi thứ sang  một bên, ngay cả những gì vừa được ôn xong. Hít thở  thật sâu và nhẹ nhàng để máu được tươi nhuận, nơron thần kinh được kích thích, quá trình trao đổi chất  trong cơ thể được tốt. Đây là cách xả stress trước giấc  ngủ, để giấc ngủ thật sâu, không bị ác mộng. Sáng dậy, tinh thần được sảng khoái, sức khỏe được phục hồi.

Thư giãn tích cực
Trước khi đi ngủ, người học nên tập thể dục nhẹ  trong vòng 15 phút để thư giản cơ bắp, vượt qua mệt  mỏi, không còn căng thẳng. Các động tác vận động toàn thân, chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, thể dục thẩm mỹ,  tập phất thủ hoặc yoga là những bài tập có khả năng  tái tạo sức khỏe tốt. Đảm bảo được sức khỏe trong suốt mùa ôn thi và thi cử, người học sẽ làm bài thi tốt  hơn và đỗ đạt cao.

Xả stress bằng xem phim, chơi game, đánh bài, cờ  tướng, cá độ, nhảy múa hip hop và “tán” với bạn bè  không phải là sự lựa chọn thông minh trong mùa ôn thi. Các giải trí này thuộc dạng “lợi bất cập hại” do vì  bạn trẻ khó có thể kiềm chế và làm chủ mình, do đó,  có thể bị sa đà và mất thời gian cho mục đích phụ, thay vì giữ gìn sức khỏe cho mục đích chính. Bị phân  tán quá tâm trí quá nhiều cho giải trí trong mùa thi là  không tốt. Tránh ăn uống tạp nham ngoài phố vì có thể bị trúng thực và tiêu chảy, vốn có thể làm cho thí  sinh không thể đủ sức để ôn thi và làm bài thi có hiệu  quả.

Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,  thuốc lá, thuốc lắc, cà phê,... chỉ làm cho thần kinh  căng thẳng thêm. Thư giãn đúng cách có khả năng làm cho máu huyết lưu thông, thần kinh êm dịu.
Xả hơi cho não bằng nhạc liệu pháp sẽ giúp tâm được  thư lắng. Nhớ đừng nghe nhạc buồn, nhạc rên rỉ, nhạc  thất tình, nhạc gào thét, nhạc rock, vì chỉ làm nhức đầu và căng thẳng thêm. Thực tập thiền để xả stress là  nghệ thuật tốt nhất để có mùa thi như ý.  

Thực tập “thiền đi” giúp ta phục hồi sức nhanh và thư giãn tốt. Đi một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, thư  thái, không bận tâm mục đích đến sau giờ ăn trưa và  ăn tối, để bao tử có thể làm việc tốt hơn, cung cấp năng lực cho não hoạt động tốt hơn. Vừa đi, vừa hít thở  không khí trong lành. Khi từng bước thảnh thơi, liên  tưởng miệng mình như một hoa sen đang nở, cười thư thái để lòng được an nhiên.

Có mặt ở trung tâm thi khoảng 30 phút, đi bách bộ  theo phong cách thiền nêu trên để làm quen với không  gian của trường thi. Xem phòng thi như nhà mình, xem giám thị như người thân, ta có thể giải phóng cảm  giác lo âu và sợ hãi không cần thiết. Đang trong phòng  thi, nhớ hít thở thật đều đặn. Đừng để cảm giác sợ hãi chi phối. Làm bài xong, nếu còn thời gian, đừng vội  nộp bài sớm. Hãy xem lại bài làm thật kỹ, nhờ đó có  thể phát hiện các sai sót nếu có. Tập trung với hơi thở thiền sẽ giúp thí sinh giải phóng được cảm giác hồi  hộp, lo lắng, căng thẳng. Nhờ hít thở thiền, ta giữ tâm  lý thoải mái, bình thản, an nhiên, nhờ đó làm bài thi đạt kết quả tốt hơn.

Khi được các các bậc phụ huynh quan tâm, hỗ trợ  và hướng dẫn các kỹ năng nêu trên, tôi tin rằng các  học sinh và sinh viên sẽ tự tin, học tốt, thi tốt và “vượt vũ môn” trong các kỳ thi một cách nhẹ nhàng và thư  thái.





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6070)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6069)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8543)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6550)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6816)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8651)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7728)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7869)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7662)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?