Nấc thang cuộc đời

05 Tháng Ba 201503:33(Xem: 11318)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

LỜI GIỚI THIỆU

blankNấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng Tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.

Những kinh nghiệm quý báu của ngài trên bước đường truyền bá chánh pháp được đúc kết và ghi lại trong tác phẩm "Nấc Thang Cuộc Đời". Thật là hân hạnh cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam được tiếp nhận suối nguồn pháp lạc của Hòa Thượng qua tác phẩm dịch thuật của cô Huệ Phúc.

Cô Huệ Phúc hội đủ phước duyên, được Hòa thượng Tinh Vân giúp đỡ du học tại Học viện Phật Quang Sơn Đài Loan. Và dưới sự dìu dắt của Hòa thượng, cô đã phát nguyện dịch tác phẩm này để truyền bá tinh ba của Phật giáo trong thời hiện đại, góp phần xây dựng Phật giáo Việt Nam và phật giáo thế giới ngày càng vững mạnh và làm lợi ích cho nhiều người.

Chúng tôi giới thiệu tác phẩm "Nấc Thang Cuộc Đời"và mong rằng Tăng Ni, Phật tử hữu duyên sẽ có được những bài học bổ ích cho việc tu học khi đọc tác phẩm này.

"Mùa phật Thành Đạo, Phật lịch 2548 - 2005"
Hòa Thượng THÍCH TRÍ QUẢNG
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự trung ương
Kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam



Lược Truyện Đại Sư Tinh Vân
Master HSING YUN

Đại sư Tinh Vân sanh năm 1927, người tỉnh Giang Đô, huyện Giang Tô. 12 tuổi xuất gia với Đại sư Chí Khai tại Nam Kinh, chùa Thê Hà; thuộc dòng Lâm Tế truyền thừa đời thứ 48. Đã từng tham học nghiên cứu Phật pháp tại các tòng Lâm Thiền Tịnh Luật Học Viện: Kim Sơn, Tiêu Sơn, Thê Hà. Sau đó đã từng nhậm chức: Hiệu Trưởng trường Quốc Dân Bạch Tháp, chủ biên tập "Nguyệt San Nộ Thọ", Trụ trì chùa Hoa Tạng ở Nam Kinh.

1949 đến Đài Loan, chủ biên tạp chí "Nhân Sanh", nguyệt san "Phật Giáo Ngày Nay", tuần báo "Giác Thế".

1964 tại Nghi Lan, chùa Lôi Âm, thành lập hội niệm Phật, hội thanh niên, hội thiếu niên nhi đồng, xây đắp nền móng đoàn hoằng pháp cho mai sau.

1967 xây dựng "Phật Quang Sơn", lấy "Phật Giáo Nhân Gian" làm tông phong phát triển Phật giáo trên toàn thế giới. Cật lực phát động sự nghiệp hoằng dương chánh pháp theo bốn tông chỉ: Lấy Văn Hoá hoằng dương Chánh Pháp, lấy Giáo Dục đào tạo Nhân Tài; lấy Từ Thiện phúc lợi Xã Hội; Lấy Thiện Tịnh hợp tu tịnh hoá Nhân Tâm". Trước sau trên toàn thế giới năm châu đã xây dựng được hơn 100 phân viện đạo tràng trên toàn thế giới, trong số đó có những đạo tràng quy mô uy nghiêm, danh tiếng như: Tây Lai tự (Mỹ), Nam Thiên tự (Úc), Nam Hoa (Châu Phi) v.v… Đồng thời đã sáng lập được 9 viện triển lãm mỹ thuật; 26 thư viện, 12 nhà sách và xuất bản; bệnh viện lưu động, 16 cơ sở Phật Giáo Tòng Lâm Học Viện từ các cấp sơ, trung cao cho đến đại học đào tạo nhân tài. Ngoài ra, với tâm nguyện cống hiến phúc lợi xã hội giáo dục đã xây dựng các trường "Phổ Môn Trung Học", trường "Đại học Phật Quang, "Nam Hoa Quản lý học viện", cho đến trường "Đại học Tây Lai" ở Mỹ.

Các tác phẩm trước tác: Truyện Phật "Thích Ca Mâu Ni", "Tinh Vân Thiền ngữ", "Tinh Vân Bách Ngữ", Tinh Vân Đại Sư Diễn Giảng Tập", "Phật Giáo Tùng Thư" v..v...

1985 thực hiện chế độ Phật Quang Sơn “TRuyền Thừa Mạng Mạch”, Đại sư thối vị “Tông trưởng“. Từ đó trở đi không ngừng vân du trên khắp năm châu bốn bể hoằng pháp lợi sanh.

1999 sáng lập<Quốc tế Phật Quang Hội thế giới>, và được vinh dự đề cử làm Tổng Hội trưởng. Từ đó đến nay đã thành lập 173 quốc gia hiệp hội trên khắp ngũ đại châu, và đã được xem là tập đoàn nam nữ phật tử người Trung Quốc có tầm cỡ quốc tế, thực tiễn xúc tiến lý tưởng: “Phật Quang phổ chiếu tam thiên giới, Pháp thủy trường lưu ngũ đại châu.”

Đối với sự nghiệp phát triển Phật giáo về chế độ hóa, hiện đại hóa, nhân gian hóa, quốc tế hóa có thể nói ngài đã thành tựu rất nhiều kỳ công vĩ đại.

Lời Ngõ Của Dịch Giả

Trong cuộc sống thời đại văn minh khoa học đa năng phát triển cao tốc, khiến cho đời sống vật chất con người có phần thăng tiến tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó, thế giới muôn ngàn lạc thú danh lợi ấy không những khiến cho cuộc sống con người càng thêm tất bật theo cấp độ phát triển của thời đại, đồng thời không ngừng cám dỗ con người mạo hiểm truy tìm cái dục lạc thèm muốn. Do đó chúng ta nếu không cẩn thận, tỉnh giác sẽ bị nó làm hoa mắt, dẫn đến ý loạn tâm mê mà sa hầm cạm bẫy.

Cái gọi là giữa "mê và ngộ", nó vốn hiện hữu ngay trong mọi sinh hoạt của mỗi con người trong từng sát na thời khắc. Trong cùng một sự kiện có lúc người trong cuộc thì mê, mà người ngoài cuộc lại phân minh thông suốt. Vì vậy, trong cuộc sống nhân gian hỗ tương đối đãi, những lời sách giáo của các bậc thánh hiền là tiếng chuông cảnh tỉnh khi chúng ta bị vô minh bao trùm, mờ mịt lầm lũi đi trong đường đọa lạc; là ngọn đuốc thiêng soi sáng cho chúng ta những khi tắt lửa tối đèn. Từ những lời sách giáo súc tích đó sẽ tăng lực cho mình trong sự quyết trạch giữa" lấy và bỏ". Đồng thời những lời sách giáo súc tích đó còn là công án cho chúng ta trầm tư thể hội về những kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống nội lực và ngoại duyên trần cảnh. Thật ra thì giữa mê và ngộ, thiên đường hạnh phúc hay địa ngục khổ đau đều chỉ nằm trong khoảng cách giữa một niệm khởi sanh diệt. Một khi ý thức khởi sanh một niệm mê mờ thì cảnh giới qua cái nhìn theo niệm đó mà hình thành cảnh giới sống gió thảm mưa sầu; còn khi tâm thức khởi sanh một niệm sống thức tỉnh giác ngộ thì tầm nhìn cảnh giới, qủa là nhật nguyệt treo cao không, không những có năng lực rạng soi vàn muôn vật, mà còn là năng lượng sưởi ấm cuộc sống đại địa. Do vậy, khế kinh có lời dạy rằng:” Phiền não tức bồ đề”, vàtrong Đàn kinh Lục tổ Huệ Năng hằng khuyến giáo chúng đệ tử: “Tự tánh mê, Phật là chúng sanh.

Tự tánh ngộ, chúng sanh là phật.
Tự tánh bình đẳng, chúng sanh là Phật.
Tự tánh tà ác, Phật là chúng sanh.


Điều khuyến giáo đó cho chúng ta thấy rõ giữa mê và ngộ của nấc thang cuộc đời chỉ nằm trong khoảng cách giữa một niệm khởi sanh diệt mà thôi!

"Giữa mê và ngộ" là bộ sách nhiều tập do ngài Tinh Vân đại sư viết ra từ chính sự thể chứng nội tâm. Thâu qua sự biểu đạt văn tự súc tích, trong sáng, bình dị đã mở ra cho người đọc con đường ứng thế vô úy, thắp lên cho người đọc ngọn hải đăng soi chiếu thấu triệt mọi chướng ngại vật cũng như tất cả những tình huống tốt xấu của đại dương cuộc sống, để từ đó người đọc có thể tự mình an định tâm trí nhận định và quyết trạch phương hướng mình tiến thối thích nghi, đem lại cuộc sống an bình lợi lạc viên dung thật tại. Đây là bộ sách được các nhà trí thức trên thế giới đánh giá là bộ sách "Học làm người" rất có giá trị để chúng ta tỉnh tư hoặc thiền tu thường nhật và đã được các nhà trí thức phiên dịch quốc tế dịch ra các văn ngữ như Anh ngữ, Đức ngữ, Pháp ngữ, Nhật ngữ, Hàn ngữ, Tây ban nha ngữ v.v…

Sau khi tốt nghiệp chương trình Đại học Phật học, khóa3 tại học viện Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh, với tâm nguyện tầm học nghiên cứu sâu về "Đại thừa Phật giáo qua hán tạng, nguyện mong được học hỏi công hạnh đào sâu mạch giếng nước trong bổ mát để giúp ích cho chính bản thân mình và người của chư Phật bồ tát,Tổ đức thánh hiền. Hậu học con đã có thắng duyên được Giáo Hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ sang du học tại Đài Loan Học Viện Phật Quang Sơn. Sáu năm nơi đất khách quê người, bánh xe thời gian cứ quay cuồng theo tốc độ sanh diệt của muôn pháp, mỗi giây phút trôi qua là một biến hoại không ngừng, phải không ngừng đối mặt với biết bao khổ nạn thách thức giữa cuộc sống sinh hoạt bất đồng ngôn ngữ, dị biệt văn hóa tập quán, thi cử bề bộn, luận văn, luận án thúc bách….nói chung là đã đa duyên hội ngộ trong kiếp nhân sinh này, dù rằng bản thân đang sống trong cảnh giới thiền viện, nhưng làm sao tránh khỏi những phút giây khách trần xôn xao xáo trộn, thất điên bát đảo. Có những lúc tôi bị ngã quỵ dường như không đủ sức lực để đứng vững tiếp tục hoàn thành sứ mạng như đã cùng thầy tổ hứa nguyện. Một ngày nọ thấy tôi thần sắc bơ phờ, khổ não, một người bạn đồng tu đã đem tặng tôi quyển "Giữa mê và ngộ" và nói :‘’Hãy đọc đi nhé, quyển sách này sẽ giúp em tìm ra được điều mà em đang cần ”. Tôi không tin tưởng lắm, nhưng vì tôn trọng tấm lòng tốt của vị học trưởng ấy, nên tôi nỗ lực đọc. Qủa thật, sau khi đọc Giữa"mê và ngộ" qua những đoản văn” Aùnh trăng khải thị, Nấc thang cuộc đời, Đương nhiên thôi….” Tôi như người vừa thoát ra khỏi cơn mê sốt, người nhẹ hẳn đi, tâm trí tỉnh táo, tĩnh lặng phản tỉnh nhìn ra được nguyên nhân của cái thất điên bát đảo của chính mình mà quay đầu chuyển thân tức liền lên đến bờ. Cuộc sống giá trị đáng quý của đời người chính là đây. Từ đó, lòng tôi luôn luôn mong muốn đem những điều bổ ích thiết thực mà tôi đã thọ dụng được từ bộ bộ sách quý "giữa mê và ngộ" này để chia sẻ niềm vui, và truyền đạt những cái “bảo” ấy đến cùng tất cả đồng bào Việt Nam thân thương đang sống trên khắp mọi miền đất nước, vì "Giữa mê và ngộ" là những bài viết chính từ sự thể chứng nội tâm trên những bước hành trình “bi trí hạnh nguyện” tu học và hoằng pháp độ sanh”Phật quang phổ chiêáu tam thiên giới, Pháp thủy trường lưu ngũ đại châu” của Đại sư Tinh Vân(Master:Hsinh Yun) mà bản thân tôi được phước báo ngày ngày tiếp cận thấy nghe đã tạo nên lực từ trường thu hút, rung cảm, cổ vũ tôi phát huy tiềm năng, thành tựu ước nguyện; tôi đã mạnh dạn gạt bỏ đi cái mặc cảm "bất tài vô năng" và dõng mãnh phát nguyện dịch bộ sách "Giữa mêvà ngộ" này với tựa đề “Nấc thang cuộc đời” từ Trung văn ra Việt văn với niềm tin yêu và hy vọng được cùng tất cả bạn đọc rộng kết thiện duyên pháp lữ, cùng nhau nối tiếp các bậc thầy tổ, các bậc thiện hữu tri thức thắp sáng lên ngọn đuốc chánh pháp soi sáng cho chính mình và soi sáng cho người trên mọi nẽo đường đời ở từng mỗi nấc thang, hiệp lực đồng tâm xây dựng cho đời cuộc sống ấm no tươi đẹp trong hiện tại và tương lai, ngõ hầu báo đáp tứ trọng thâm ân.

Đây là tập sách dịch đầu tay nên văn cú, nghĩa lý có phần yếu kém, lỗi lầm, hoặc không được trôi chảy trong sáng lắm, hậu học con thành tâm đê đầu kính xin chư Tôn thạc đức và tất cả bạn đọc thiện hữu tri thức xa gần từ bi chỉ giáo. Những ý kiến chỉ giáo đó chính là nguồn cổ vũ động viên quý giá cho con được tiếp tục phát huy năng lực trong công tác phiên dịch những tập văn chánh pháp kế tiếp đóng góp vào sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc. Hậu học con chân thành cảm tạ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và Học Viện Phật Quang Sơn đã dưỡng dục con giới thân huệ mạng, soi đường dẫn bước cho con trên đường tu học và phụng sự. Đặc biệt xin dâng lời cảm tạ chân thành đến Hòa Thượng trưởng Ban hoằng pháp thượng Thích Trí hạ Quảng và giáo sư Vũ Hoành, vị giáo sư Tiến sĩ trường Đại học Hà Nội đã không ngại tuổi già sức yếu, phật sự đa đoan đã nhiệt tâm tận tình giúp con nhuận bút và viết bài tựa. Đồng thời cũng xin chân thành cảm tạ các cơ quan chính quyền nhà nước Viết Nam và tất cả thiện hữu tri thức xa gần đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho hậu học con được xuất ngoại du học và hỗ trợ cho tập sách này được phép xuất bản lưu hành.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát


Môn sanh: Huệ Phúc 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6123)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5721)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6110)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5672)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5958)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7232)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5102)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.