Dear My love

28 Tháng Chín 201515:19(Xem: 5199)

Lời Ban Biên Tập:
hon nhanQuan điểm của Phật giáo về vấn đề hôn nhân rất là khai phóng. Trong Phật giáo, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo. Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình. Họ tự do trong việc sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai truyền thống hay hiện đại. Tuy nhiên, trong vấn đề hạn chế sinh sản, những việc cần nên thực hiện là để ngăn chặn sự xuất hiện của một chúng sanh mới bằng các phương cách không liên quan đến việc sát sanh và không tạo nghiệp bất thiện. Dưới đây là tâm tư của một bà mẹ có nên sinh thêm đứa con thứ 2 hay không?

Dear My love,

Hôm nay, nhận được 1 cuộc điện thoại từ người phụ nữ có 3 công chúa, khuyên rằng:

-  Không nên sinh thêm con, 1 đứa con cũng như 10 đứa con. (1 đứa con có khi còn vui hơn nhiều đứa con). Nhưng bạn tôi không nói vì sao vui hơn!
-  Sinh con mà không nuôi dưỡng, giáo dục, học hành đầy đủ thì quá bất ổn.
-  Với độ tuổi sinh con không phù hợp, con sẽ không khỏe mạnh nếu mẹ quá độ tuổi sinh con.

Nhận thấy 3 lời khuyên kia đúng!

Về phía người mẹ đã sinh một con,nhận thấy rằng : Nếu như có một đứa con chúng ta sẽ giáo dưỡng, học hành… tốt đẹp hơn.

Chúng ta có thời gian lo cho bản thân mình, chia sẽ hạnh phúc của mình đến những người còn đau khổ.

Nếu sinh thêm đứa con thứ hai trở lên, chúng ta không đủ thời gian, điều kiện giáo dưỡng con và con sẽ trở thành đại họa cho gia đình và cho xã hội.

Nếu chúng ta có 1 đứa con, chúng ta nghỉ nó sẽ buồn, sẽ cô đơn, nhưng hãy ngừng suy nghĩ như vậy. Hãy lấy sự buồn, sự cô đơn đó làm niềm vui trong cuộc sống.  Hãy giang tay giúp đỡ bao nhiêu người nghèo khổ, những đứa trẻ mồ côi và làm những việc thiện nguyện khác nếu có thể.

Nếu mình chết đi, già đi, con sẽ cô đơn chăng! nhưng làm gì để con không cô đơn. Trước hết cha mẹ phải xây dựng nền tảng từ tình yêu thương từ trong gia đình, anh, chị, em ruột, anh chị em họ, và tình láng giềng xung quanh ta. Cô, dì, chú, bác, cậu sẽ an ủi đứa con của mình khi nó thiếu vắng mình. Nhưng điều quan trọng cha mẹ phải cho con biết chấp nhận sự mất mát đó. Vạn vật đều vô thường và chúng ta không nằm ngoài quy luật đó.

Nếu 1 đứa con, con mình sẽ hư hỏng, sẽ ích kỷ chăng! Chúng ta phải làm thế nào để xóa tan định kiến này. Chúng ta phải cho con sự trãi ngiệm về tình thương yêu, Tình thương từ loại côn trùng nhỏ nhất. Con có thể xúc động trước tình thương muôn loài. Con có thể tự lo lắng, chăm sóc bản thân mình. Con không ỉ lại cha mẹ từ việc nhỏ nhất, cho con thấy được rằng con cần cha me và cha mẹ cần con.

Cha mẹ thường hay kỳ vọng vào sinh nhiều đứa con, để biết đâu được có đứa trở thành tỷ phú. Nhưng chúng ta thì không kỳ vọng điều này. Cái sợ duy nhất sinh thêm con là không đủ điều kiện để lo cho con nên Người. Cái ăn, cái mặc chúng ta có thể lo được, cái lo lớn nhất là sự giáo dưỡng con Người. Với sự phát triển vũ bão của toàn cầu, đạo đức con người đi xuống một cách trầm trọng, họ có thể giết nhau vì miếng cơm manh áo. Đơn cử nạn di dân các nước Châu Âu, xưa nay chúng ta cho rằng Châu Âu là nơi thịnh vượng, phồn vinh và có thể an lạc.  Nhưng chúng ta không còn cái suy nghĩ đó nữa, Thế giới đang bất ổn, Con ra đời vào thời điểm nay là một thử thách lớn cho chính con.

Chúng ta sẽ lo cho con có một cái nhìn tốt, phải đảm bảo cho con có nền tảng Chân Thiện Mỹ. Con phải hơn cha mẹ nó về nhận thức sự tiến bộ và văn minh, Con phải phát triển lên đạt chuẩn  mà Đức Phật đã định hướng cho xã hội loài người đó là Trí, Định, Tuệ. Khi con có Trí, Định Tuệ rồi thì đó chính là  con đường để con đi bình lặng và an toàn nhất.

Vì vậy, chúng ta quyết định không sinh thêm những đứa con, sinh con ở cái tuổi này là một vấn đề rất rủi ro. Liệu có đảm bảo rằng chúng ta sẽ sinh được 1 đứa trẻ bình thường không?  Nếu sinh ra con không bình thường chúng ta rất đau khổ, con rất đau khổ. Đau khổ này sẽ theo chúng ta đến khi chấm dứt kiếp sống này.

Với một xã hội bất ổn về đạo đức về nhận thức, lối sống và không đảm bảo sự phát triển toàn diện của con trẻ. Một khi xã hội không đảm bảo thì chúng ta không có cái gì để đảm bảo sự an lành, che chở cho con chúng ta.

Trên đây là những suy nghĩ miên man của một bà mẹ có nên sinh thêm đứa con thứ 2 hay không?! và bà mẹ đó đã tự giải phóng cho bản thân mình bằng cái suy nghĩ trên.

Mai Hoài Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6927)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4648)
Đây là bài viết ngắn, gói gém những vấn đề về Phật Pháp. Bài viết đả được viết và thận trọng sửa đi, chỉnh lại, với 1 ý nguyện duy nhất là, làm sao để nhận ra LỜI DẠY CHÂN THỰC của Như Lai, qua 2600 năm, đả đuợc bao phủ bằng những lớp hào quang vô cùng kiên cố...
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5211)
Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), có thể bởi vì ngày hôm nay là Lễ Tạ Ơn - và tôi cũng nghĩ rằng Đạo Phật đã dạy chúng ta hai lý do rất tốt đẹp để cảm ơn, và cả hai lý do cảm ơn nầy đều có nhiều ý nghĩa cho tất cả mọi người.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7587)
Chủ đề Hôn nhân - Gia đình, chúng tôi rất quan tâm, vì muốn khai thác những lời dạy của Đức Phật nhằm giúp cho anh chị em áp dụng trong gia đình, sống có hạnh phúc và an lạc. Đồng thời chứng minh cho thấy đức Phật Thích Ca cũng có nhiều giáo lý giảng dạy cho thanh niên thiếu nữ thời đó phƣơng pháp sống có hạnh phúc khi mới lập gia đình.
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4900)
Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4668)
Khi những người trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau, mới đầu chỉ là tình bạn thân thiết rồi dần dà phát sinh tình cảm, từ đó tham ái bắt đầu có mặt dẫn đến yêu thương, hò hẹn và cuối cùng là kết tình chồng vợ.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4871)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người. Theo quan niệm của một số người xa xưa, ai cũng có một số mạng cố định; số sung sướng thì suốt đời được sung sướng; số khổ đau thì suốt đời phải khổ đau; số cao sang hay thân phận thấp hèn đều có sự sắp đặt nhất định của nó.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10733)
Phật giáo quan niệm thế nào về tình yêu và hôn nhân, về vấn đề ly dị? Làm sao chúng ta có thể sử dụng giáo lý của Đức Phật để đối mặt với những trạng thái tâm lý bất ổn nơi con cái và bản thân chúng ta khi ly dị xảy ra?
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9989)
Tôi không thích thú nhận mình có tính hay ghen tức. Nhưng cái cảm giác trong người tôi thì không thể lầm lẫn được. Bụng thì co thắt, và miệng thì mím chặt, hai bên sườn thì căng thẳng, và tim thì đau nhói.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 6343)
Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.