Phật Môn Bí Dược

07 Tháng Giêng 201609:10(Xem: 6820)



PHẬT MÔN BÍ DƯỢC
Toại Khanh sưu khảo

 

giai thoatNăm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.

Người xuất gia đúng nghĩa thường như mây ngàn hạc nội, tứ hải vi gia và đại giang nam bắc đều là những quán trọ. Bước đường trôi nổi xô giạt này thường có lắm hiểm nạn. Thôi thì độc chưởng, ám khí, đắng ngọt đủ cả, và lành ít dữ nhiều. Dặm trường không bạn, trăm sự tự liệu. Vì đó mà kẻ hành tẩu ít nhiều cũng phải có sẵn vài ba bí phương phòng thân. Nội dung của bài thuốc này dẫn xuất từ bài thiệu thứ hai của Phật điển Trung Bộ. 

Trước sau bài thuốc chỉ có bảy vị:

1) Tri Kiến Tuyết Liên: Có những tục lụy phải được chấm dứt bằng cái nhìn quán chiếu như thật. Sự hiện hữu của muôn loài chỉ là sự kết nối của năm uẩn vốn vô thường, khổ, không. Không hề có một con sông hay biển cả nào trong những giọt nước.

2) Hộ Căn Kỳ Sâm: Có những tục lụy phải được giải quyết từ sự phong bế các đại huyệt mà Phật gia gọi là Lục Căn không để bát phong thần chưởng của nhân gian xô động. Phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy.

3) Thọ Dụng Sâm Thương Thảo: Có khi tục lụy được giải quyết bằng sự sử dụng khôn ngoan vài thứ vật chất nhu yếu như thêm dầu vào đèn, tưới nước vào cây. Đời tu không sao phủ nhận triệt để mọi tiếp liệu, nhưng phải luôn ở mức Cần và Đủ.

4) Kham Độc Thần Sa: Đôi lúc tục lụy được dàn xếp chỉ bằng chút khả năng gồng mình chịu đựng của hành giả. Từ nắng gió mưa sương đến những trò đời nghiệt ngã đều phải được đón nhận bằng hai hàm răng cắn chặt. Bị đau nhưng không để khổ, bị thất nhưng không bại, nghèo nhưng không hèn, nhẫn mà không nhục.

5) Đào Tị Lăng Ba Thủy: Nhiều lúc tục lụy phải được chấm dứt bằng sự lẩn tránh. Không phải lúc nào sự đương đầu đối mặt cũng là thượng sách khi mà hành giả chưa đủ nội lực hoặc sự va chạm đó không thực sự cần thiết mà chỉ làm tiêu hao tâm huyết.

6) Khu Tà Tục Cốt Tán: Có những trường hợp tục lụy cần được chấm dứt bằng sự trực diện để nhổ cỏ tận gốc. Biết đó là ác niệm độc hại thì lập tức đối trừ không lần lửa.

7) Huân Tu Tráng Lực Đơn: Là trường hợp các tục lụy được giải quyết bằng việc tu tập các Giác Chi theo thế đối trọng. Thiện đến thì ác đi. Trong một không gian nội tâm không thể cùng lúc hiện hữu hai món tương khắc. Bởi xưa nay chánh tà bất lưỡng lập.

Thánh hiền ba đời vẫn tự tại trong đời bằng bảy phương thần dược đó. Phàm nhờ đây mà ra thánh và thánh cũng theo đó mà an lạc suốt buổi bình sinh.

Mong thiên hạ lại vui trong mùa đông về, như tôi vẫn ngày ngày an lạc. Vì suy cho cùng cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ Phật pháp và trong lòng những hành giả trên đường về Kusinara thì hôm qua hay hôm nay cũng là một ngày như mọi ngày mà thôi. Mong thay!

Toại Khanh sưu khảo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6160)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5749)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6165)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5711)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6003)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7292)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5202)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.