17. Cái Dụ Về Cuộc Đời

06 Tháng Ba 201511:04(Xem: 6959)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

CÁI DỤ VỀ CUỘC ĐỜI

人生之喻

Mỗi người chúng ta từ khi cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi già lão,từ giã cuộc đời trở về với cát bụi. Đó là quá trình cuộc sống của một đời người.

Cuộc đời là gì nhỉ?

Có rất nhiều ví dụ để thuyết minh về cuộc đời. Dưới đây là một sốví du thuyết chứng:

1. Cuộc đời như một vũ đài.

Trên vũ đài đó có muôn hình muôn dạng sắc thái tuồng vai: hề, trung hiếu, yêu ma, thiện ác …đầy đủ các loại nhân vật hiệp lực diễn trọn hoạt cảnh vui buồn, hợp tan của cuộc sống đời người. Nhưng một khi sân khấu đã hạ màn kết thúc thì tất cả đều trở về với huyễn không.

2. Cuộc đời như một quán trọ.

Chúng ta tạm mượn cõi đời để trọ tấm thân qua vài mươi tuế nguyệt; đến khi phải rời khỏi quán trọ, thì tất cả mọi sở hưũ đều phải trả về cho quán trọ, cho đến một vật cũng không phải là của riêng mình.

3. Cuộc đời như huyễn mộng.

Mộng,có mộng tốt đẹp, có mộng xấu ác. Trong mộng thấy mình chu du liệt quốc; bay núi lượn biển,…;nhưng khi tỉnh giấc, thì ôi thôi, tất cả đó chỉ là mộng mị ảo huyễn.

4. Cuộc đời như tấm bèo trôi.

Tấm bèo phiêu bạt trên nước, trầm, tụ tán nổi không một điểm cố định chắc chắn. Cuộc đời nhân thế nào có khác chi những tấm bèo trôi kia; chúng ta không thể tự mình khống chế cuộc thế vô thường.

Các loại hình dụ tượng trưng trên là dụ cho cuộc sống vô thường. Ngoài ra còn có các loại hình dụ khác mà con người từ cổ chí kim thường lấy làm dụ như, đời người như hạt lộ châu sương mai nắng sớm; cuộc đời như làn điện chớp, cuộc đời như vật đổi sao dời, cuộc đời như đóa hoa tươi sớm nở tối tàn… Tất cả những ảnh dụ kia là thuyết minh cho thực chất cuộc đời nhân thế là huyễn hóa, là hư không, là vô thường. Những ảnh dụ trên nghe ra thì dường như cuộc sống nhân thế này là vô nghĩa, là bi quan; nhưng sự thật thì không hẳn như vậy. Cuộc sống nhân thế vô thường kia vẫn có những ảnh dụ tích cực đáng qúy như :

1. Cuộc đời như ánh thái dương, sớm mọc phương đông, tối tàn phương tây. Aùnh thái dương một khi xuất hiện, dương rộng vòng hào quang sưởi ấm nhân thế; rồi khi hoàng hôn buông màn, thái dương lòng tràn đầy niềm lưu luyến, từ từ lặn tắt; nhưng ánh thái dương lặn tắt đi không có nghĩa là mất hết niềm tin yêu hy vọng, bởi vì sáng sớm ngày mai, ánh thái dương sẽ lại từ phương đông trỗi dậy chiếu sáng khắp đại địa, đem nắng ấm tiếp tục sưởi ấm thế gian.

 2. Cuộc đời như bãi chiến trừơng.

Trên bãi chiến trường có thắng, có bại. Thất bại cố nhiên khiến cho người ủ ê, buồn tủi, nhưng khi lâm thời có niềm hy vọng chiến thắng xuất hiện, thì cuộc sống lý tưởng hạnh phúc của con người liền lập tức trở thành hiện thực.

3. Cuộc đời như lòng bể đại dương.

Biển cả bao la sóng vỗ rì rào, bao dung vạn hữu. Trên biển cả, ngày đêm thuyền bè qua lại không lưu dấu vết, chim cá bơi lặn không lưu tiếng. Biển cả đem lại cho con người cuộc sống phương tiện với tấm lòng bao dung, nhiệt tình hậu đãi. Cũng vậy đời người chúng ta là biển cả bao la, có thể nhậm vận cuộc sống thanh nhàn tự tại tùy duyên với vòng tay tràn đầy yêu thương, có đủ nghị lực và trí tuệ năng biến phương tiện quyền xảo.

4. Cuộc đời như dòng nước chảy.

Dòng nước trong mát lăn tăn dạt dào chảy xuyên núi vượt đồi, đem lại cho nhân thế cuộc sống tươi nhuận. Dòng thác ào ạt đổ, không những vì nhân gian vẽ ra bức tranh hùng tráng lưu danh muôn thủa. Màcòn vì cuộc sống lợi ích thế nhân phụng hiến nguồn nhiệt lượng tiềm năng vốn có của mình

Lại nữa, ảnh dụ của cuộc đời trên mặt tích cực hướng thượng còn có: Cuộc đời như bầu trời trong sáng, như bức tranh họa sơn thủy, như bản thơ ca, như câu đối chữ, như ngọn núi thái, như dòng sông lam. Tất cả nhũng ảnh dụ trên đều là những thiên văn chương giải thích rõ ý nghĩa cuộc đời.

Thật ra, cuộc đời giống như một chiếc bàn cờ. Cuộc sống của đời người, chúng ta có thể không hạ cờ, nhưng không thể kông đi theo vị trí và chức năng của bàn cờ. Khi con cờ chạy lạc vị trí thì cả ván cờ tất bị rơi vào thất thế, thua bại. Khi con cờ chạy đúng phương hướng thì lộ trình sẽ thuận lợi, dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Đời người chúng ta muốn thiết lập cuộc sống thắng lợi tốt đẹp như con cờ đại tướng kia, tất đòi hỏi phải có lý tưởng cao, có tầm mắt nhìn xa thấy rộng, tâm ý rộng lượng, bước chân vững chắc, không riêng tư, không tự ngã. Có được khí lực và nhiệt huyết như vậy mới có thể nhìn thấy được vị trí nhu nhuyến kỳ tuyệt của toàn bàn cờ, và mới có được năng lực vô úy, vô ngại đi suốt trọn ván cờ nhân thế. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6159)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5748)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6162)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5709)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6002)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7291)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5200)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.