22. Giáo Dục Chính Mình

06 Tháng Ba 201513:22(Xem: 6586)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


GIÁO DỤC CHÍNH MÌNH
自我教育

 

 Cuộc sống của con người, khi tuổi thơ dại có cha mẹ giáo dục dạy dỗ; khi lớn lên đến tuổi đi học, tiếp nhận sự giáo dục dạy dỗ của các thầy cô giáo. Đến khi trưởng thành lại tiếp nhận sự giáo dục của xã hội. Trong các tầng cấp giáo dục đó, đều lấy sự giáo dục chính mình làm căn bản.

 Giáo dục là sự uốn nắn, sự sửa đổi tập khí khơng thuần mỹ của con người trở thành tốt đẹp, khiến cho đời sống nhân cách được nâng cao. Người ngu độn sống với cuộc sống nhọc nhằn, đau khổ không kinh nghiệm; còn người thông minh tài trí thì nhạy bén, biết rút tỉa kinh nghiệm của người khác để tạo nên trí tuệ cho chính mình. Người tầm thường như chúng ta có trải qua nếm mật nằm gai mới thấu hiểu được kinh nghiệm cuộc sống. Nếu chúng ta thời thời, khắc khắ chỉ biết nương dựa vào sự giáo dục chỉ bảo của người khác, mà không phát huy tiềm năng giáo dục chính mình, thì chẳng khác nào tương đồng với một bộ y phục nhiễm sắc từ ngoài mà có, không có vốn liếng gì riêng cho chính mình. Y phục nếu không có bản sắc gì riêng cho chính nó, thì màu sắc nhiễm nhuộm kia sẽ nhanh chóng bị các yếu tố ngoại giới làm tan biến sắc chất. Cũng vậy, nếu tự chính mình biết tư duy, phản quan tự kỷ, tự mình hoàn thiện giáo dục, sửa đổi các tập khí không tốt đẹp của chính mình trở thành trong sáng tốt đẹp, thì mới tương xứng với ý nghĩa giá trị bản chất chơn thật thiệïn my. Con người chúng ta, mỗi người đều vốn có bả thể chân thiện mỹ. Bản thể đó được hiển lộ khi chúng ta biết tự mình khéo vận dụng pháp giáo dục chính mình.

 Châu Xử trị đựơc ba cái hại trong cuộc sống là do ông ta khéo nắm bắt được pháp tự mình giáo dục lấy chình mình, và không ngừng chân thành ăn năn sửa đổi những những lỗi lầm xấu dở của chính mình mà trở thành vị anh hùng danh thơm tiếng tốt trong lịch sử. Trong lịch sử Phật giáo, Châu Lợi Bàn Đà Dà, tuy là người căn tánh ngu độn, nhưng do ông ta thành tâm khẩn ý vận hành pháp giáo dục chính mình một cách thấu đáotheo lời chỉ dạy của đức Phật: "Quét bụi trừ dơ."Cuối cùng, ông đã thành tựu được trình độ “minh tâm kiến tánh”, trở thành vị thánh đắc đạo a la hán quả.

Trong nghi thức Phật giáo, giáo dục chính mình gồm có các pháp: sám hối, thiền tập thiền quán, phản tỉnh tự nhận ra lỗi sai trái, tự mình đạt yêu cầu cải thiện lấy chính mình. Ngoài ra, cần phải tiến hành ba pháp học: Văn –tư- tu để giáo huấn; hoặc thông qua tham vấn thính giáo để giáo huấn; lại có lúc phải sử dụng đến pháp tư duy sâu sắc để hiểu rõ bản chất chơn thật của chính mình và sự vật để giáo huấn cải thiện. Trong pháp giáo dục chính mính, thậm chí có lúc một mình học không thông, đọc cũng không suốt, nhưng nếu phát tâm chỉ dạy giúp đỡ người khác thì tự nhiên sẽ cảm nhận được kết quả diệu kỳ của sự dạy và học hỗ tương trưởng thành. Nếu có khả năng vận hành pháp "dạy và học" đạt đến trình độ thể hội, thì đó chính là đã thành tựu được điểm đích của sự giáo dục chính mình.

Ở vùng Đức Châu nước Mỹ có một vị già lão tên Kiều Trị, 98 tuổi mới bắt đầu cặp sách đến trường học để thoả mãn nguyện vọng mà bà ta đã ấp ủ từ lâu; lậïp ra kỷ lục thế giớùi: "người học sinh tiểu học cao tuổi nhất thế giới. Bốn năm sau bà ta viết ra bộ tiểu thuyết dài. Thế là trên thế giới lại sản sanh được một nữ tác giả tiểu thuyết cao tuổi nhất. Vị nữ tác giả ấy, sanh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó, khi bốn tuổi đã phải xuống ruộng trồng bông gòn, không có cơ hội đi học; nhưng bà ta trong lúc xuống ruộng trồng bông gòn, nghe bà nội kể các câu chuyện, tự mình đã biết biến thành một loại hình thức học tập. Điều đó đã chứng minh rằng bà ta ngay từ nhỏ đã biết khéo vận dụng "tự mình giáo dục".

Ngày nay sự giáo dục, phần lớn đều là truy cầu học tập tri thức, học tập kỹ năng, học tập mưu lợi mà thiếu sót đi sự sanh hoạt giáo dục. Thế nên, có vị học đến hàng tiến sĩ mà vẫn không biết cách sống làm người. Tốt nghiệp đại học cũng không biết cách pha trà mời khách. Đó là sự thất bại trong ngành giáo dục. Phật giáo giảng dạy gánh nước bửa củi đều là Phật pháp, chính là chú trọng sinh hoạt giáo dục.

Lời mà người xưa nói rằng: "Tình người viên dung tức văn chương", hàm ý nói rằng, một tác phẩm được xem là áng văn chương, điều kiện tự nhiên đòi hỏi nội dung và hình thức của tác phẩm đó phải thể hiện được chân tướng nhân tình, sự lý viên dung. Do vậy, "giáo dục chính mình" là pháp học căn bản để hoàn thiện điểm đích cuộc sống nhân cách, đạo đức chân thiện mỹ mà đòi hỏi mỗi người chúng ta muốn thành tựu, thì không thể không vận hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 4204)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 10051)
Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình về câu chuyện thành công và hạnh phúc? Thành công trong hạnh phúc hay hạnh phúc trong thành công. Hy vọng những trải nghiệm của thầy được chia sẻ trong video clip dưới đây sẽ là nguồn cảm hứng cho chính bạn và trả lời những câu hỏi về chính con đường mình đang lựa chọn.
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 4743)
Để được sống trọn vẹn với tình yêu không hề đơn giản chút nào, có người đang sống bên nhau nhưng không có tình yêu thật sự. Nhưng chia tay trong tình yêu chưa hẳn là đã mất hết tất cả, mà trên đường mình đang đi còn rất dài các em ạ.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 6420)
Phật dạy “Ái Biệt Ly Khổ” tức yêu nhau mà phải chia ly thì đau khổ. Đau khổ là thường tình vì người ta tưởng rằng cái người mà ta đang yêu là “vật sở hữu” của mình. Nay “vật sở hữu” mất đi, ta nuối tiếc và ghen tuông, hận thù nếu “vật” ấy lọt vào tay kẻ khác. Thế nhưng, nói thật ra trên cõi đời này không có cái gì là “của mình”.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 7815)
Hằng ngày đọc báo, nghe đài hay sử dụng phương tiện truyền thông gì, chúng ta cũng nghe, biết đến những tin tức làm kinh hoàng người bình thường: Mẹ bỏ con ngoài sọt rác; cha đánh con đến chết; tạt acid/đốt cháy người tình/vợ/chồng; giết người không quen biết chỉ vì một cái nhìn, một câu nói… Tất cả khiến chúng ta, những người bình thường không khỏi tự hỏi điều gì đã xảy ra đối với tình thương yêu, lòng tử tế của con người đối với nhau.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 6358)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 6290)
Cùng với những người khác chung tay, góp sức hoàn thành những mục tiêu mà cuộc sống và công việc đặt ra, chúng ta đều nhận được nhiều lợi ích và giá trị tốt đẹp và có những cảm nhận bổ ích khác nhau. Hợp tác là một nhu cầu cần thiết trong công việc giúp chúng ta giải quyết công việc riêng cũng như công việc chung tốt hơn và hiệu quả hơn, đồng thời người biết hợp tác sẽ luôn nhận được sự hợp tác của người khác.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 7031)
'Sự Tha Thứ Là Món Quà Tặng' được viết và trình diễn đặc biệt cho cuộc viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khi ngài đến thăm Trường Đại Học Limerick, trường tổ chức kết hợp với Richard Moore, Hội Những Trẻ Em Trong Lằn Tên Mũi Đạn.
15 Tháng Năm 2015(Xem: 12348)
Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp và quý phái. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hằng ngày.