27. Thiên Đường Ở Đâu?

06 Tháng Ba 201513:58(Xem: 6793)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


 THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU?
天堂在那裡?

 

Thông thường nếu có người hỏi rằng :<Thiên đường ở nơi đâu?> Nếu chúng ta đối với cuộc sống nhân gian mà có được niềm tin yêu an trụ và yêu thương , thì bạn có thể trả lời:”Thiên đường tại nhân gian!” Nếu bạn cảm thấy trên thế gian lòng người hiểm ác, thị phi hỗn tạp, bạn chỉ cảm nhận được nguồn vui ấm áp, trìu mến của gia đình, thì bạn có thể trả lời rằng:”thiên đường tại gia đình”. Nếu bạn cảm thấy các phần tử trong gia đình lắm lời nhiều ý vô cùng phức tạp, rối rắm, ồn náo; chỉ khi nào có được không gian ngồi một mình mới có thể tìm thấy được sự yên tĩnh, tâm hồn thanh thản, thì bạn có thể trả lời: “ Thiên đường ở tại tâm hồn của chính mình!” Ngược lại nếu trong tâm hồn bạn tràn đầy nỗi căm hờn oán hận, giận đời, không một chút nào vừa ý hài lòng, thì qủa là thật đáng tiếc cho bạn; cuộc sống của bạn không có thiên đường, làm sao bạn có thể ngày qua ngày sống an trụ, sống ý nghĩa lợi ích?

Thiên đường ở nơi đâu?--- Thiên đường chỉ cách địa ngục một vách tường mà thôi!

Có một mẫu truyện thú vị kể rằng:” Thiên đường và địa ngục tương cách nhau một bức tường đã bị gió bão thổi ngã. Thiên đế và diêm la tương ước các phái kỹ sư , luật sư, và các nhà ngân hàng cùng nhau thành lập “hồi phục ủy viên hội”. Diêm la vương chờ đợi thiên đế biệt phái người, nhưng đã rất lâu vẫn không thấy người được biệt phái đến, cuối cùng nhẫn nại không nổi, bèn hướng thiên đế đề đạt lời cảnh cáo cuối cùng. Diêm vương muốn thiên đế chịu trách nhiệm hậu qủa, bởi vì thiên đường và địa ngục như vậy không có sự ngăn cách khu vực. . Thiên đế không ngần ngại nói:” Trong thiên đường của tôi thực tại tìm không ra số lượng nhân tài đó!”

Ngoài ra còn có câu chuyện khác kể rằng:----  Đũa ăn của người ở thiên đường và địa ngục đều dài ba tấc, nhưng chúng sanh trong địa ngục mỗi khi gắp thức ăn đưa vào miệng thì liền bị những người chung quanh tranh nhau cướp đoạt mất, do vậy bỉ thử luôn có sự oán giận tranh cãi lẫn nhau không dừng nghỉ; Người ở cảnh giới thiên đàng thì cũng dùng đũa dài ba tấc, nhưng họ không phải chỉ tự gắp thức ăn đưa vào miệng cho riêng mình, mà là bạn gắp cho tôi , tôi gắp cho bạn; do vậy bạn cảm ơn tôi, tôi cảm ơn bạn, bỉ thử vui vẻ hòa hợp .

Kỳ thật tâm của mỗi người chúng ta, ngày ngày đều chìm nổi lặn hụp trong mọi cảnh giới; từ cảnh giới thiên đường, cho đến cảnh giới địa ngục, thậm chí đến cả cảnh giới ngã quỷ, súc sanh cho đến cảnh giới Phật, Bồ tát v.v…trong mười pháp giới đó, chúng ta đi đi lại lại vô số lần. Chỉ cần chúng ta lấy từ tâm đối đãi người, chịu vì người khác phục vụ thì đương thời là cảnh giới  thiên đường; Nếu chỉ riêng mình tự lợi, trong tâm tràn đầy nghi kỵ tật đố thì đương thời là cảnh giới địa ngục, cảnh giới ngạ quỷ.                              

Cuộc sống trên thế gian đã được tính là thân trú cảnh thiên đường rồi , nếu không thể nhận thức được sự tốt đẹp đó thì thiên đường sẽ chuyển biến thành địa ngục . Nếu hiểu được lấy Phật pháp để xử lý cảnh tình khốn khó, chuyển hoá vận nguy, thì địa ngục cũng có thể biến thành cảnh giới thiên đường.

< Lục Tổ Đàn kinh > thuyết: “Ngày ngày thường làm việc lợi ích, thành đạo chẳng phải do bố thí tiền của; bồ đề chỉ hướng tâm tìm, cớ sao nhọc công hướng ngoại tìm cầu? Nghe pháp y theo đó mà tu hành. Thiên đường chỉ ở tại trước mặt”.

 Thiên đường ở tại nơi đâu?---- Thiên đường ở tại tâm của mỗi người chúng ta, chỉ cần bạn có chơn tâm, thiện tâm, trực tâm, và thành tâm tức đã và đang sống trong thiên đường hiện thực rồi! 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4394)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5202)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10411)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4821)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6184)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8971)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7306)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7487)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4738)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12792)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.