29. So Bì

06 Tháng Ba 201514:02(Xem: 6972)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


SO BÌ
(人比人)

 

 Người và người cứ mãi so đo rồi sanh tâm phẫn nộ, tức tối.

 "Nhân vô thập toàn mà! " Chúng ta không nên cùng người so bì, bởi vì cuộc sống thế gian này tất cả đều là tương đối,; mỗi người đều có cái sở đoản, sở trường riêng của mình, có ưu、có khuyết, không ai là toàn diện cả. Người mù cớ sao cười người câm; người câm cớ sao cười người điếc; rồi người điếc tại sao lại đi cười người đui...Nếu trong nhà tắt lửa tối đèn, ba người hợp lại chẳng phải là bảo đảm an toàn tánh mạng sao?

 Cuộc sống thế gian có biết bao hiện tượng chỉ do so bì mà khiến cho tâm con người thất điên bát đảo: người cỡi xe đạp nhìn thấy người nọ cỡi mô tô, khởi tâm so bì mặc cảm, thế rồi tìm mọi cách mua bằng được một chiếc môtô với mã lực mạnh hơn người kia. Nhưng khi người kia đổi mô tô, mua xe hơi thì anh chàng ấy lại sanh tâm ganh đua, tâm trí không ngừng vọng tưởng mình làm sao cũng có được chiếc xe hơi đời mới. Thế rồi không lâu, người kia lại đổi mua chiếc xe hơi khác moden, hào nhoáng hơn. Lúc đó anh chàng này mới hồi tâm tỉnh ngộ thở dài than rằng:so lại đo đi, chỉ là tăng thêm vô hạn lòng dục vọng,không những không đem lại một chút lợi lạc mà còn gây tạo biết bao là phiền toái, khổ não.

Có người ỏ nhà tranh, nhìn thấy người bên cạnh cất nhà ngói, lòng dấy lên dục vọng, mình cũng cất nhà ngói; thế rồi nhìn thấy ngưới khác xây cao lầu,lòng dục lại dấy độïng, mình cũng phải xây cao lầu như người nọ. Nhà nọ không ngừng phấn đấu và đã đạt được như ý, phòng nhà mấy căn đã xây xong; thế nhưng ở không bao lâu, cảm thấy mỗi ngày phải bận rộn quét dọn, sắp xếp…chẳng khác nào làm kẻ đầy tớ cho cao lầu, thật mệt mỏi.

Lại nữa, có nhà văn học nọ sau khi nhìn nhà triết học, tự thấy tướng văn của mình sao mà vụng dại đần độn không bằng người, vì cho rằng kiến giải từ triết lý văn nghĩa nội hàm của nhà triết học cao sâu, súc tích, rõ ràng hơn mình. Còn nhà triết học nhìn thấy sự phát triển của nền văn minh khoa học kỹ thuật ngày nay, lại cho rằng triết học gia như mình chỉ là luận giải suông triết lý, không thiết dụng kịp thời với đời sống xã hộiï phát đạt khoa kỹ ngày nay. Nhà khoa học gia ngày ngày vùi đầu giam thân trong phòng thực nghiệm, lại tận lòng hâm mộ cuộc sống điền viên, khát khao mình có được một cuộc sống thú nhàn hương quê.

Nham thạch không cần phải đem mình so bì với các tảng đá cẩm, đá vôi; hoa cỏ cũng không nên cùng tùng bách so bì cao thấp; khe suối càng không nên cùng hải dương tranh chấp rộng lớn; hàng bình dân cũng đừng nên cùng nhân vật chính trị so bì quyền lực, bởi vì mỗi mỗi một nhân vật, mỗi một sự vật đều có vị trí, tính chất mỗi chức năng riêng của nó; và mỗi một hiện tương đều có mặt tốt, mặt xấu, có được, chỗ mất của riêng nó; do vậy, cái tinh mỹ của nham thạch, hương thơm của hoa cỏ, róc rách của khe suối, sự thanh nhàn của người bình dân…đều không phải là ở chỗ đá to, tùng cao, hải dương rộng, chính trị quyền lực đáng so bì.

Thế nên chúng ta không nên lấy sự so đo bì lượng lẫn nhau làm mạch sống. Cô nàng kia mặc dù đẹp hơn mình; song xin chớ cao mạn, mà hãy nên cẩn trọng quán tưởng đến lời người xưa thường nói: "hồng nhan đa bạc mệnh". Anh ta mặc dù có địa vị giàu sang phú qúy hơn mình, nhưng biết bao người đã chết vì tiền tài, đã điêu đứng vì danh vọng, vì vậy bậc cổ đức thường nói "thuyền to thì sóng cả," "càng cao danh vọng càng nhiều gian nan"là vậy. Anh ta con cháu đông, bỗng lộc lại phong hậu hơn mình, thế nhưng anh ta ngày ngày không ít phiền não trầm nịch quấy nhiễu.

Từ đó suy ra lời người xưa kinh nghiệm: "Người ta cỡi ngựa, tôi cỡi lừa; xem ra trước mắt dường như mình thua kém, nhưng ngoái đầu, thì qủa là mình vẫn có chỗ hơn ngườ". Do vậy chúng ta không nên đem cái vốn có ngoại tướng thế gian để so bì, mà nên đối diện so bì với chính mình về tâm đạo đức, tâm từ bi, tâm khoan dung, tâm rộng kết nhân duyên bồ đề quyến thuộc…Đó mới là giá trị chính đáng để chúng ta so bì. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4316)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5138)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10292)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4754)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6124)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 8855)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6841)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6999)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4719)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12740)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.