30. Nhất Thời Và Một Đời

06 Tháng Ba 201514:04(Xem: 6751)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005

 
NHẤT THỜI VÀ MỘT ĐỜI
(一時與一世)

 

 Cuộc sống thế gian là một mạng điện đồ hình nối tiếp giữa nhất thời và một đời ---Đối trước một sự việc thiện mỹ, khiến trái tim ta nhất thời rung cảm; Nỗi rung cảm ấy sẽ dẫn đến lòng ta một đời hoài niệm, nhớ ơn và báo ơn. Cái danh dự vinh quang tuy là nhất thời, nhưng lại ảnh hưởng đến sự nghiệp một đời;ø thọ giới là nhất thời, nhưng trì giới là cả một đời; uy khuất tuy là nhất thời, nhưng thành tựu là một đời. Nhất thời và một đời, cái nào dài, cái nào ngắn? ---Thông thường người ta cho rằng, nhất thời là thời gian rất ngắn, còn một đời là thời gian rất dài. Thật ra, đứng trên chánh diện lại nhìn thì thời gian một sát na vốn đã bao hàm ba giai đoạn thời gian: thời gian trước< quá khứ>, thời gian giữa <hiện tại> và thời gian sau< vị lai.> Như vậy, tuy là nhất thời, nhưng cùng với một đời chẳng phải là đồng nhất sao?

Người tu hành tinh tấn dụng công, không sợ bất cứ một trở ngại khó khăn nào; sự cực khổ chỉ là nhất thời, nhưng sau khi thành đạo có được pháp lạc, đó mới là kết qủa vĩnh hằng. Phàm phu thế gian cứ mãi tranh cãi, đấm đá nhau tàn nhẫn chỉ vì không nhẫn được cái nhất thời sân hận mà tạo thành tai ương ảnh hưởng vô hạn phương diện; do không khống chế được cái nhất thời nộ khí xung thiên mà cuối cùng đã tạo nên cả một đời ân hận cũng không chữa lành được vết thương tâm. Do vậy cổ nhân thường nói:”Một lời nói có thể làm cho nước nhà hưng thạnh, sự nghiệp công thành danh toại, cũng một lời nói có thể khiến cho mất nước nhà tan, cơ nghiệp tiêu tán”. Có lúc một lời nói do không cẩn thận, thiếu suy nghĩ, khiến cho một sự việc bình thường trở nên phức tạp rắc rối, tổn thương người. Song, một lời nói có thể cứu được người chết đi sống lại. Từ đó có thể nói sự việc tốt xấu, thành bại, sống chết thông thường đều do xuất phát từ một lời nói mà thành. Một lời nói thiếu cân nhắc suy nghĩ, tuy là nhất thời, nhưng sẽ làm tổn hại đến cả một đời người. Vì vậy chúng ta đâu thể không cận thận đề phòng cái nhất thời loạn động xuất ngôn, hành sự.

Thanh niên thời nay, tuổi vừa chớm lớn, thường hay tỏ ra mình là hạng oai phong liệt dũng, chạy xe vượt tốc độ. Âm thanh vượt tốc kia chỉ là sự nhất thời, còn cái hậu qủa thương tàn đáng tiếc kia là cả một đời cưu mang.Thật đáng thương thay! chỉ vì một phút làm oai mà lưu lại cả một đời vết tích thương tàn hối hận. Học sinh chăm chỉ khai phát tiềm năng, tuy là nhất thời cực khổ, nhưng thành tựu kết qủa lại là ảnh hưởng cả một đời tương lai. Người hiểu biết "dưỡng tâm tích hậu" sẽ âm thầm tiếp nhận sự cực khổ nhất thời, để đổi lấy cuộc đời tương lai rực rỡ.

Nam nữ yêu nhau, làm lễ kết hôn làviệc nghi thức nhất thời, còn việc tương xúc sinh hoạt là cả một đời. Vì một đời cùng nhau chung sống nghĩa tình mỹ mãn, bỉ thử đôi bên không thể lãng quên đi cái nhất thời yêu đương hứa nhận lễ cưới. Có như vậy mới có thể bảo tồn được cuộc sống trăm năm hạnh phúc.

Dân chủ tuyển cử, chọn phiếu bầu thì một phiếu, tuyển chọn phiếu, bầu được ra vị công chức tài đức đại lao cho dân cho nước; là sự kiện có ảnh hưởng rất rộng lớn. Bởi vì việc tuyển cử bỏ phiếu bầu chỉ một lần, nhưng ảnh hưởng đến chính sách sinh hoạt của toàn dân trong hiện tại và tương lai là vô hạn.

 Nói "nhất thời"là sự biểu thị thời gian qua đi rất nhanh, rất ngắn; còn nói "một đời "là sự biểu thị thời gian dài, trường hằng của tương lai. Trên thế gian, chúng ta khi gặp phải sự việc khốn khó kham nhẫn, nếu chúng ta biết để ra một phút lắng tịnh tâm trí quán tưởng "đó chỉ là sự tình nhất thời, rất nhanh nó sẽ qua đi thôi,"lập tức tâm chúng ta sẽ trở nên thăng bằng an tĩnh, và sự khốn khó kia sẽ trở thành đơn giản nhẹ nhàng. Cứ như thế mà quán chiếu thì khi đối đầu với bất cứ nghịch cảnh đại nan giải, thống khổ như thế nào, chúng ta vẫn đủ năng lực đột phá, đủ năng lực khắc phục, vững bước tiến lên. Trên thế gian, khi đối diện với sự tình mưa thuận gió hòa, vui vẻ hạnh phúc, chúng ta cũng cần nên sống với tâm niệm thức tâm tỉnh giác: "niềm vui hạnh phúc hoan lạc đó cũng chỉ là nhất thời". Có được nhận thức chánh niệm như vậy, tức là chúng ta đã thành tựu được đức hỷ xả, không bị tham luyến vướng mắc trước mọi tình cảnh thuận nghịch buồn vui. Như vậy thử hỏi có sự việc gì là không thành công?

Thế nên khi làm bất cứ việc gì, nên tự mình nhắc nhở: Lợi ích cho người là một đời, nỗi khó nhọc kia chỉ là nhất thời. Không ngừng gieo trồng tâm niệm như vậy, tự nhiên sẽ huân tập cho chúng ta có được đức tánh kên tâm bền chí học tập cho đến khi thành công, không mệt mỏi.

Đời người chúng ta nhất thời gieo giống, hạt giống ấy sản sanh ra kết qủa sẽ ảnh hưởng đến cả một đời, thậm chí là ảnh hưởng đến sự họa phước an nguy trong nhiều đời nhiều kiếp. Do vậy để bảo tồn nhân tố tốt cho một đời cũng như nhiều đời, phàm là làm bất cứ việc gì chúng ta đâu thể không thận trọng ngôn hạnh cử chỉ của mình trong nhất thời nhân qủa!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6125)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5721)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6110)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5672)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5961)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7234)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5104)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.