33. Tục Khí Và Đạo Khí

06 Tháng Ba 201515:11(Xem: 6698)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


TỤC KHÍ VÀ ĐẠO KHÍ
(俗氣與道氣)

 

Làm người tại sao cần phải học tập, cần phải đọc sách? Nếu chúng ta cho rằng mục đích học tập chỉ là để cầu cạnh cái công danh phú qúy, thì sự nghiệp học tập đó là thuộc hạng mục tiêu hạ đẳng. Mục đích chân chánh của sự đọc sách, sự học tập là cùng bậc thánh hiền học hỏi trau dồi kiến thức, trau dồi nhân cách đạo đức, cải đổi khí chất.

Bạn xem kìa, có người chỉ cần chúng ta đưa mắt nhìn qua là biết đó là người có học thức, có chiều sâu nội tâm, đạo phong oai nghiêm, khí chất đĩnh đac. Đó là do người đó biết tiêu hóa cái học chữ nghĩa thành tác dụng hiện thực dinh dưỡng kiến thức và khí chất. Tuy nhiên cũng có người được tính thuộc hạng có một chút trí thức, nhưng người này do không biết vận dụng tầm học vấn để tịnh hóa cái khí chất thô kệch của mình thành hiệâu qủa, cho nên từ chỗ biểu hiện tướng trạng , động tác, cho đến xuất ngôn thốt lời đều khiến cho mọi người nhận ra được anh ta là người tràn đầy khí chất phàm phu tục tử.

"Thủy Hử" là một bộ truyện tiểu thuyết nhân gian mà nhà nhà đều biết đến. Thông thường người dân bình ngữ những nhân vật được khắc họa trong truyện cực kỳ sinh động, thành công. Đúng vậy, trong bộ truyện Thủy Hử có 108 vị anh hùng hảo hán mà không cần phải đưa ra tên tuổi, chỉ cần đọc qua sự miêu tả nhân vật đó mặc loại y phục nào, tay cầm vũ khí gì, dáng đi ra sao, giọng nói chuyện như thế nào v.v…chúng ta liền biết được nhân vật đó là Lý Lu phất cờ đen , hay hành giả Vũ Tùng, hay Ngô Dung đa mưu trí, hoặc hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm.

Nếu là  "Tam Quốc Diễn Nghĩa"  bạn đọc đến đoạn 【thân cỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long nguyệt đao, miệng nói: Ta đến rồi!】thì không cần phải hỏi, cũng biết rõ rằng đó chính là Quan Vân Trường đã quang lâm. Nếu tả người tay cầm cây trượng có tám điểm cang mâu giống như hắc qủy la sát giáng lâm, oai phong lẫm liệt, đằng đằng sát khí, thì không cần phải nhìn bạn cũng biết đó nhất định là Trương Di Đức đã đến. Nếu là tay cầm quạt lông ngỗng ngồi trên xe bốn bánh, thân mặc áo lông ngỗng thì không cần phải thuyết minh bạn cũng biết đó làông ngọa long Chu Cát Lượng đã xuất trường.

   Đồng dạng như vậy, khi đề cập đến Tăng Tử của Nho giáo có Tử Tư, Nhan Hồi; Phật giáo có A Nan, Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, chúng ta một khi nghe đến tên của những vị này thì dường như trong tâm trí chúng ta liền hiển hiện ra dáng cách trầm tĩnh, phong thái thanh thoát, oai nghi đĩnh đạc của họ và lập tức nhận định đó là những vị những vị có đạo khí. Ngoài ra, những nhân vật có thân hình nhỏ bé, xấu xí như  Cao Lực sĩ, Lai Tuấn Thuần của triều đại Đường; Qùy Trung Hiền của triều đại Minh; Lý Liên Anh của triều đại Thanh, khi chúng ta nghe đến tên tuổi của những vị này liền cảm nhận được rằng đó là một đám tiểu nhân tục tử hèn hạ.

Chu Công, Khổng Tử, nhị vị thánh nhân đề xướng lễ nhạc mục đích là nhằm cổ vũ chúng ta tôi luyện < đạo khí> trong phong cách làm người, bởi vì nhân cách sống < đạo khí> chính là năng lực từ trường cảm hóa lòng nhân, đem lại cuộc sống trang nghiêm, hưng thạnh. Trong phong cách lãnh đạo, có một số đảng phái<hắc đạo> do không sống với chánh tâm nên không hiểu được tầm giá trị cao thượng của < đạo khí>, mà chỉ lấy cái phong thái <cường hào quyền bá > để làm uy thế nhiếp phục chúng dân; Cái uy thế, tư cách nhân phẩm của những con người đó cho dù lẫm liệt đến đâu cũng đều biến họ trở thành hàng <tục nhân>, khó tránh khỏi” ngàn năm bia miệng”rủa nguyền trách than.

Mạnh Tử dạy người dưỡng khí, Phật giáo dạy người dưỡng tâm. Bậc xuất chúng có đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, một khi cử tay cất bước đều thuận hợp với đạo lý pháp giới, xứng hợp với quy luật trời đất. Người như vậy, không cần phải phân minh cũng khiến cho mọi người cảm nhận được đó là người có khí chất đạo đức chánh trực, không những là người có học thức mà còn là người có trí tuệ. Ngược lại, hạng người khí chất tục tử , thì không cần phải mở miệng thốt lời, chỉ cần nhìn qua cách phục sức, ánh nhìn, động tác biểu đạt… của người đó, tự nhiên khiến cho người nhìn thấy dáng, hoặc nghe thấy tên liền cảm thấy chướng tai gai mắt, khó chấp nhận.

Qua hai nhân phẩm sai biệt rất xa của hai hạng người trên đã thuyết minh rõ rệt về đạo khí và tục khí. Trưởng dưỡng nhân phẩm cao thượng hay nhân phẩm thấp hèn là từ chỗ chúng ta tự mình nhận định và nỗ lực trao dồi. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6127)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5722)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6112)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5672)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5965)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7234)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5106)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.